Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Trà hoa cúc có tác dụng gì? Một số lưu ý khi dùng trà hoa cúc

Cập nhật: 26/10/2020 14:53 | Người đăng: Lường Toán

Trà hoa Cúc được biết đến là thức uống ưa chuộng được nhiều người yêu thích, Chúng có tác dụng phòng ngừa bệnh tật đồng thời giúp giải tỏa căng thẳng cực kỳ hiệu quả. Dù vậy thì khi sử dụng bạn cần nắm được hết công dụng và cách dùng hợp lý. Hãy cùng tìm hiểu thông tin trong chuyên mục bài viết dưới đây nhé. 

Giới thiệu trà hoa Cúc

Trà thảo mộc bông Cúc được ưa chuộng dùng vào mùa hè như một loại nước giải khát. Đây là một loại thức uống thanh tao, thi vị trong văn hóa uống trà của người Việt. 

Trà hoa cúc có công dụng cực kỳ tốt cho sức khỏe

>>Tham khảo thêm: Hàu biển có tác dụng gì? Cách chế biến hàu biển mang lại giá trị dinh dưỡng cao

Trà hoa Cúc được chiết xuất từ các thảo mộc khô với thành phần chính là hoa Cúc. Đây là nguyên liệu mang tại công dụng thanh nhiệt, giải độc cực kỳ tốt cho con người. 

Không chỉ vậy, trà hoa cúc còn bổ sung nguồn dưỡng chất quý giá, bao gồm hoạt chất Flavonoid giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa ung thư đồng thời rất tốt cho hệ thần kinh. Bởi hoa cúc bổ sung nguồn năng lượng bao gồm chất béo, chất protein, chất xơ, vitamin A,C,E,K và các chất như :Carbohydrate, axit Folic, Riboflavin 0,004 mg, protein, Magie, Sắt, Kẽm. Đồng, Canxi… rất tốt cho cơ thể

Bên cạnh đó, bạn sẽ được bổ sung thêm khoáng chất và vitamin rất tốt cho cơ thể, nhất là hàm lượng vitamin A và chất xơ… Không chỉ vậy, chúng còn rất tốt cho hệ tim mạch bởi nó không chứa chất béo hay các cholesterol gây hại. 

Công dụng của trà hoa Cúc với sức khỏe

Trong Đông Y hay Tây Y thì không hề xa lạ với phương thuốc chữa bệnh từ trà thảo mộc. Chúng ta cùng tìm hiểu về công dụng của trà hoa cúc dưới đây nhé:

Cải thiện giấc ngủ ngon hơn

Đối với mỗi người thì giấc ngủ có vai trò rất quan trọng giúp cải thiện tinh thần và giảm thiểu mệt mỏi mà không thể tập trung làm việc. Trong đó, Trà thảo mộc hoa Cúc chứa nhiều thành phần tốt cho an thần, cải thiện giấc ngủ sâu hơn, từ đó hỗ trợ điều trị chứng rối loạn giấc ngủ. Với nguyên liệu tự nhiên thì trà hoa cúc trị mất ngủ không gây ra những tác dụng phụ mà cực kỳ tốt cho cơ thể.

Tốt cho hệ tiêu hóa

Tình trạng rối loạn hệ tiêu hóa có thể xảy ra ở bất kỳ ai hay ở độ tuổi nào. Người bệnh sẽ thấy khó chịu ở hệ tiêu hóa bao gồm triệu chứng chán ăn, ăn không ngon, đầy bụng, ợ hơi… Không chỉ vậy, hoạt chất Chamomile có tác dụng làm giảm co thắt cơ quan tiêu hóa. Từ đó giúp hỗ trợ kích thích tiêu hóa để thức ăn dễ dàng hấp thụ hơn.

Dược sĩ Cao đẳng Y Dược Hồ Chí Minh khuyến cáo, trà hoa cúc rất tốt cho người mắc hội chứng ruột kích thích do một số nguyên nhân như lo lắng, căng thẳng hay người đi ngoài nhiều lần. Những hoạt chất có trong trà sẽ giúp xoa dịu lớp niêm mạc ruột, dạ dày, từ đó giúp hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn. Nếu như bạn bổ sung trà hoa cúc thường xuyên sẽ giúp tăng cường hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn, và giúp ngăn ngừa sự tát phát của các bệnh về đường tiêu hóa.

Tốt cho hệ tim mạch

Trong trà hoa Cúc bổ sung với chất Flavonoid với hàm lượng cực kỳ dồi dào. Chúng sẽ đi vào hệ tuần hoàn, từ đó loại bỏ lượng cholesterol dư thừa, giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và nguy cơ mắc bệnh mỡ máu.

Không chỉ vậy, những người làm việc căng thẳng thì hàng ngày có thể dùng trà thảo mộc này bởi chúng có tính oxi hóa cao, mang lại tác dụng chống sưng viêm. Từ đó giúp ngăn ngừa sự phát triển các ổ viêm, đồng thời điều hòa hệ tuần hoàn nhịp nhàng. Đó là yếu tố giúp bạn sở hữu một trái tim và cơ thể khỏe mạnh để học tập và làm việc. 

Giảm căng thẳng

Trà hoa cúc có tác dụng gì? Chắc chắn bạn sẽ không quá bất ngờ khi loại thảo mộc này giúp bạn thư giãn sau những giờ làm việc hay học tập căng thẳng. Loại trà này có tính ôn đồng thời mang lại vị thanh mát giúp cải thiện tinh thần sảng khoái hơn. Từ đó giúp cải thiện hệ thần kinh trung ương nhờ những hoạt chất quý giá có trong trà. 

Do vậy mà hoa Cúc mang lại nhiều công dụng tốt cho hệ thần kinh và não bộ, giúp điều hòa cảm xúc tiết ra từ trung khu thần kinh. 

Thanh nhiệt giải độc gan

Trà hoa cúc giải độc gan, thanh nhiệt cơ thể rất tốt. Do vậy mà chúng giúp giảm thiểu mụn mụn nhọt, cải thiện tình trạng chán ăn hay những triệu chứng khác. Tuy nhiên thì không phải ai cũng biết trà hoa cúc giúp thanh lọc cơ thể, loại bỏ độc tố trong gan? Bạn có thể kết hợp với một số thảo mộc khác như Bồ Công Anh, hoa Kim Ngân có lợi cho gan, cải thiện những vấn đề về sức khỏe.

Chống lão hóa

Hoa Cúc chứa chất oxy hóa cao đồng thời có tính ôn do vậy rất tốt cho làn da của chị em, làm chậm quá trình lão hóa. Theo đó thì hoạt chất chống oxy hóa này sẽ giúp sản sinh các tế bào mới trên da, làn da bạn sẽ trở lên căng mịn hơn, thu nhỏ lỗ chân lông trả lại cho bạn làn da đẹp. Hạn chế sự xuất hiện của mụn, nám hay tàn nhang.

Cân bằng đường huyết

Trà hoa cúc giảm cân chắc chắn không phải ai cũng biết. Loại thảo mộc này giúp cải thiện tinh thần, cân bằng lượng đường huyết trong cơ thể. Do vậy mà các hoạt chất trong cơ thể sẽ được hoạt động tốt hơn. Do vậy mà cân nặng của bạn cũng sẽ được đảm bảo.

Với người bệnh tiểu đường được các chuyên gia khuyến nghị nên dùng trà thảo mộc hoa Cúc, bởi chúng giúp cân bằng glucose và insulin trong máu hiệu quả. Còn với người thường có thể dùng đồ uống này để giữ có thể khỏe mạnh, có thể ngăn ngừa các biến chứng về tiểu đường gây ra. Đây là một thức uống rất thích hợp cho những người tiểu đường hay béo phì. 

Cách dùng trà hoa cúc mang lại hiệu quả tốt nhất

Cách dùng trà hoa Cúc như thế nào mang lại hiệu quả tốt nhất. Trong bài viết dưới đây, bạn hãy tìm hiểu về kinh nghiệm sử dụng trà thảo mộc hoa Cúc dưới đây.

Trà hoa cúc mang lại rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Một số ghi nhận cho biết có những người uống trà hoa cúc bị chóng mặt, buồn nôn hay bị đầy bụng. Đó không phải là tác dụng phụ của trà hoa cúc, nguyên nhân chính là do bạn chưa biết cách dùng trà hoa cúc hợp lý. 

Theo đó để trà hoa cúc phát huy được công dụng tốt nhất thì bạn cần biết cách dùng hợp lý và khoa học để cơ thể đảm bảo hấp thu dưỡng chất tốt nhất. Theo các chuyên gia thì việc dùng trà hoa cúc tốt cho sức khỏe nhất là khi dùng sau khi ăn khoảng 30 phút. Bạn có thể dùng chung loại trà này với bánh ngọt hay bữa ăn sáng nhẹ nhàng để cơ thể hấp thu trọn vẹn các chất dinh dưỡng tốt nhất.

Một ngày, bạn nên sử dụng trà bông Cúc 3 lần, từ đó giúp bạn có thể mang lại năng lượng rất lớn cho học tập, làm việc. Một ly trà vào buổi trưa để giúp cơ thể được thả lỏng và thư giãn. Hoặc bạn có thể dùng trà hoa cúc buổi tối để có được một giấc ngủ rất ngon.

Hướng dẫn cách pha trà hoa Cúc đảm bảo

Trà bông Cúc mang lại một hương vị dịu dàng, thanh tao rất dễ uống. Do vậy, bạn hãy biết cách pha trà đúng như sau:

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • 10g trà hoa Cúc
  • 10ml mật ong
  • Nước đun sôi.

Cách pha trà thảo mộc bông Cúc:

Không nên uống trà hoa cúc khi đói

Cách pha trà hoa Cúc khá đơn giản, nhưng bạn hãy tham khảo cách pha chuẩn vị dưới đây nhé:

  • Đun nước sôi sau đó cho vào phích hay bình giữ nhiệt. Cho một bông cúc và cốc rồi đổ vào cốc một lượng nước vừa đủ.
  • Lưu ý khi thêm nước cần đổ nhẹ nhàng từ từ. Nước sôi ở 70 – 80 độ là nhiệt độ thích hợp nhất để pha trà.

Tiếp theo hãy đậy nắp đợi khoảng 2 phút rồi cho thêm khoảng 10ml mật ong. Sau đó hãy đợi khoảng 5 phút để nguyên liệu trộn đều.

  • Cách thưởng thức trà chất lượng nhất là khi còn nóng. Hoặc có thể bảo quản ngăn mát tủ lạnh để có nước uống thích hợp cho mùa hè.
  • Phần bã trà có thể dùng đắp lên mặt với công dụng dưỡng da rất hiệu quả. 

Một số tác dụng không mong muốn của trà hoa Cúc

Trà hoa Cúc có tác dụng giải nhiệt và bổ dưỡng hiệu quả nhưng cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ ở một số người. Người bệnh lưu ý nếu thấy xuất hiện những triệu chứng dưới đây:

  • Trà hoa Cúc có thể gây ra hiện tượng kích ứng da, mẩn đỏ nếu như bạn có tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Đó là bởi hoạt chất alantolactone có trong hoa họ Cúc.
  • Cảm giác buồn nôn, khó tiêu: Tình trạng này xảy ra khi bạn dùng hoa trà hay khi đói. Bởi chúng có khả năng làm giảm đường huyết, do vậy nếu dùng khi đói là lúc lượng đường huyết thấp thì sẽ càng bị giảm hơn. Khiến cho người bệnh xuất hiện triệu chứng khó thở, sưng họng, thậm chí sốc phản vệ nếu dùng quá nhiều trà hoa Cúc khi đói. 
  • Triệu chứng bệnh hen suyễn nghiêm trọng hơn: Trong Hoa Cúc có chất một số chất kích thích cơn ho, nhất là người có sẵn bệnh hen suyễn. Hãy lưu ý khi ngửi hoặc dùng các loại trà có loài hoa cúc nhé
  • Tương tác với thuốc: Trà hoa cúc có khả năng tương tác với các loại thuốc chống đông máu Heparin, Clopidogrel… Chúng có thể làm giảm hiệu quả điều trị bệnh đồng thời tăng nguy cơ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. 

Thông tin tổng hợp về trà hoa cúc trên đây hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990