Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Trà bồ công anh có tác dụng gì? Một số lưu ý khi sử dụng thảo dược này

Cập nhật: 30/11/2020 12:57 | Người đăng: Lường Toán

Cây bồ công anh khá đẹp, thường để trang trí trong nhà. Tuy nhiên thì chúng lại có thể mang lại những lợi ích rất tuyệt vời cho cơ thể. Theo các chuyên gia thì hiện nay cây bồ công anh thường ứng dụng trong y học cổ truyền dưới dạng bào chế từ trà bồ công anh. Các bạn hãy cùng tham khảo trong bài viết dưới đây nhé. 

Cây bồ công anh có giá trị như thế nào?

Bạn dễ dàng tìm thấy được cây bồ công anh thường mọc dại ở khá nhiều vùng miền, nhất là các tỉnh miền núi phía Bắc. Cây bồ công anh thường mang vẻ đẹp hoang dại mạnh mẽ, khá đẹp đồng thời cũng mang lại khá nhiều lợi ích dành cho sức khỏe của con người. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm về tác dụng giải độc gan, thanh lọc cơ thể của loại thảo dược này.

Trà bồ công anh tuyệt vời với sức khỏe

Cây bồ công anh thuộc họ nhà Cúc, có tên khoa học là Lactuca, người ta thường gọi với một số tên khác như cây diếp trời, cây diếp hoang, cây mũi mác … Tuy nhiên thì phổ biến nhất vẫn là tên cây bồ công anh. 

Giá trị dinh dưỡng trong bồ công anh 

Bồ công anh được xem là một loại thực vật lành tính, thường được sử dụng trong một số thức ăn trong món salad bởi lá cây có chứa khá nhiều protein hơn rau bina (rau chân vịt). Một số nghiên cứu cho thấy, cây bồ công anh rất giàu sắt, canxi, magiê, kali, phốt pho cùng với một số loại vitamin khác.

Trong Đông y, cây thuốc bồ công anh còn có tác dụng giúp thanh nhiệt, giải độc và giúp làm lợi thấp thông lâm. Cây bồ công anh thường có tác dụng để thanh nhiệt giải độc trong Đông y với công dụng chính là kháng viêm và tiêu độc mà không gây tác dụng phụ. Do vậy mà Bồ công anh ngày này được bào chế thành nhiều dạng được xem là thuốc kháng sinh thực vậ như trà bồ công anh, thuốc, thực phẩm chức năng...

>>Tham khảo thêm: Say cà phê phải làm sao? Cách uống cà phê lành mạnh

Trà bồ công anh có tác dụng gì?

Nói đến công dụng của trà bồ công anh, thì người ta thường nhắc đến một số loại đồ uống bao gồm: sử dụng lá hoặc rễ cây bồ công anh để sao vàng lên. Cả hai nguyên liệu này đều được xem là khá an toàn nếu được trồng nơi đảm bảo, do vậy bạn có thể sử dụng với  nhiều mục đích khác nhau ở dưới đây:

Bồ công anh giúp tăng lượng nước tiểu

Nếu như bạn xuất hiện tình trạng đầy hơi, thì có thể sử dụng trà bồ công anh với tác dụng chính là lợi tiểu đồng thời giúp làm tăng lượng nước tiểu. Các chuyên gia cho biết, bạn nên dùng khoảng hai chén trà làm từ lá bồ công anh hàng ngày thì sẽ giúp làm tăng lượng nước tiểu đáng kể.

Giúp gan khỏe hơn

Trong y học cổ truyền ngày nay thì các bác sĩ thường sử dụng Rễ bồ công anh trong một số loại thuốc bổ gan cực kỳ tốt. Ngoài ra thì chúng có thể làm tăng dòng chảy của mật khá tốt.

Một số nghiên cứu về tác dụng của bồ công anh lên hoạt động của gan heiejn nay vẫn chưa có kết luận cuối cùng. Dù vậy thì cũng đã có nghiên cứu chứng minh về liệu pháp thiên nhiên cho rằng trà rễ bồ công anh có tác dụng làm giúp giải độc gan, hỗ trợ điều trị những vấn đề về da và mắt sẽ giúp làm giảm những triệu chứng của bệnh gan.

Trà bồ công anh có thể dùng thay cà phê tự nhiên

Hiện nay có khá nhiều chế phẩm được bào chế từ rễ bồ công anh tại các hiệu thuốc tại địa phương. Dù vậy thì bạn cũng có thể tự  thu hoạch và chế biến loại nguyên liệu bồ công anh khô sạch cho riêng mình. Hãy chọn giống cây được trồng nơi đảm bảo, không thuốc trừ sâu, không thuốc diệt cỏ sau đó hãy rang lên cho nó có màu nâu đậm. Tiếp theo bạn hãy cho vào một bình ngâm trong nước nóng hãm trà cho ngấm và bạn có thể thưởng thức nó khá tốt.

Dùng trà bồ công anh để giảm cân

Tác dụng của trà bồ công anh chưa dừng lại ở trên. Có một số nghiên cứu tại Hàn Quốc cho biết trà bồ công anh hoạt động giảm cân khá tương tự như một số loại thuốc giảm cân Orlistat. Cụ thể các hoạt chất trong trà thường hoạt động bằng cách ức chế Lipaza, đây được xem là một loại enzyme được giải phóng trong quá trình tiêu hóa chất béo. Bên cạnh đó thì một số thử nghiệm về tác dụng từ chiết xuất bồ công anh trên chuột còn cho thấy kết quả tương tự. Bởi vậy những nhà nghiên cứu còn đang tìm hiểu thêm về tác dụng chống béo phì có thể có của bồ công anh.

Tác dụng của bồ công anh với các bệnh về tiêu hóa

Nhiều người vẫn còn hoài nghi về uống trà bồ công anh có tốt không? Hiện nay vẫn chưa có c kiểm chứng chính xác về công dụng trà bồ công anh được làm từ rễ. Tuy nhiên thì không thể phủ nhận được những tác động tích cực đến hệ thống tiêu hóa của bạn. Trong một vài nghiên cứu cho biết, loại cây này dùng để cải thiện sự thèm ăn, làm dịu một số bệnh về tiêu hóa, đồng thời có thể làm giảm táo bón.

Bồ công anh làm chất chống ung thư trong tương lai

Chắc hẳn nhiều người đã được nghe về công dụng của cây bồ công anh đối với bệnh ung thư. Cụ thể, người ta thường sử dụng rễ bồ công anh như một chất chống ung thư hứa hẹn sẽ mang đến kết quả bất ngờ trong tương lai. Cụ thể các hoạt chất của chúng có thể giết chết những tế bào ung thư ác tính mà không gây ảnh hưởng đến những tế bào khỏe mạnh trong cơ thể. Kết quả nghiên cứu này cũng tương tự đối với các tế bào ung thư tuyến tụy. Đây là nguyên liệu khá tiềm năng trong công trình nghiên cứu y học hiện nay.

Tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu

Các dược sĩ Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch cho biết, cây bồ công anh có thể sử dụng chung với uva ursi ( cây thường xanh dây leo) với mục đích để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu. Người ta cho rằng, sự kết hợp này sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ bởi các hợp chất chống vi khuẩn trong uva ursi có khả năng làm tăng số lần đi tiểu nếu như bạn kết hợp với bồ công anh.

Cách chế biến cây bồ công anh như thế nào?

Hoa bồ công anh vàng làm thuốc

Nắm được trà bồ công anh tác dụng thì chắc hẳn nhiều người thắc mắc về cách chế biến và sử dụng loại thảo dược này như thế nào. Theo các chuyên gia thì loại cây này có thể được sử dụng khá dễ dàng, tuy nhiên phải chắc chắn rằng cây bồ công anh này không xử lý bằng hóa chất trước đó. Tốt nhất bạn nên thu hoạch cây khi còn non sẽ đảm bảo chất dinh dưỡng đồng thời phải rửa sạch và chuẩn bị sẵn nguyên liệu. Trước tiên cho nguyên liệu vào bình và đổ nước nóng vào. Khoảng 5-10 phút là bạn có thể sử dụng ngay. Cây này có thể dùng để hãm trà, ngâm hoặc rang xay sẽ tốt cho cơ thể!

Chỉ định sử dụng cây bồ công anh

Cây bồ công anh mang lại rất nhiều tác dụng tuyệt vời trong việc điều trị bệnh và giúp nâng cao sức khỏe. Theo các chuyên gia thì trà bồ công anh có thể được sử dụng với những đối tượng sau:

  • Người mắc bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư đường tiêu hóa.
  • Người mắc bệnh gout
  • Người xuất hiện những vấn đề về mật, gan.
  • Người mắc bệnh dạ dày, hay gặp vấn đề về đường tiêu hóa.
  • Người bị mụn hay bị côn trùng cắn 
  • Phụ nữ sau sinh muốn kích sữa về.
  • Giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể.

Một số lưu ý khi dùng bồ công anh

Tác dụng phụ của cây bồ công anh

Đa số các trường hợp dùng cây bồ công anh thường khá an toàn và hiệu quả tuyệt vời. Tuy nhiên thì bạn không nên chủ quan bởi chúng có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình sử dụng. Người bệnh nên thận trọng báo cho bác sĩ về bất kỳ triệu chứng bất thường nào.

Chống chỉ định dùng bồ công anh

  • Người bị huyết áp cao hay bị suy tim xung huyết.
  • Người gặp phải hội chứng rối loạn tiêu hóa như tắc nghẽn ống dẫn mật, tiêu chảy, tắc ruột.
  • Người bị mẫn cảm với  các thành phần cây bồ công anh.
  • Phụ nữ có thai hay trẻ em dưới 12 tuổi không nên sử dụng

Có thể thấy trà bồ công anh mang lại rất nhiều công dụng tuyệt vời với sức khỏe. Tuy nhiên thì bạn cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được chỉ định sử dụng an toàn và hợp lý. Chúc bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
gcp-la-gi GCP là gì? 13 nguyên tắc tiêu chuẩn GCP trong ngành Dược Ngành Dược đang sử dụng các công nghệ tiên tiến nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cũng như tối ưu hóa quản lý dược phẩm, các quy định GCP do... gpp-la-gi GPP là gì? Tiêu chuẩn GPP trong ngành Dược như thế nào? GPP là từ thường hay được nhắc đến trong ngành Y dược, là tiểu chuẩn quan trọng mà nhà thuốc cần tuân theo khi muốn đưa nhà thuốc vào hoạt động.... chuc-danh-nghe-nghiep-y-te Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp y tế cần điều kiện gì? Bộ Y tế vừa ban hành quy định mới về tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Y, Dược, Dân số. Cùng tìm... glp-la-gi GLP là gì? Vai trò của GLP trong ngành Dược GLP là một trong các tiêu chuẩn quan trọng mà bất kỳ nhà sản xuất hay doanh nghiệp thuốc đều cần tuân thủ. Vậy thực chất GLP là gì? Vai trò của... nganh-to-chuc-va-quan-ly-y-te Ngành Tổ chức và Quản lý Y tế là gì? Ra trường làm gì? Trong bối cảnh hiện nay ngành Y tế đang phát triển nhanh chóng tạo ra rất nhiều cơ hội việc làm. Vậy ngành Tổ chức và Quản lý y tế là gì? Ra... mach-nhanh-la-bieu-hien-cua-benh-gi-co-nguy-hiem-khong Mạch nhanh là biểu hiện của bệnh gì? Có nguy hiểm không? Mạch nhanh chính là tình trạng mạch đập bất thường gây ra tình trạng đánh trống ngực, hồi hộp trong vào vài giây hoặc thậm chí là vài phút. Mạnh...
Xem thêm >>



0899 955 990