Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Say cà phê phải làm sao? Cách uống cà phê lành mạnh

Cập nhật: 28/11/2020 15:44 | Người đăng: Lường Toán

Say cà phê là tình trạng không hề khó gặp trong cuộc sống. Điều này ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống, công việc và sức khỏe của mỗi người. Vậy say cà phê phải làm sao? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong chuyên mục bài viết dưới đây nhé.

Say cà phê là gì?

Theo các chuyên gia thì đa số mọi người mỗi ngày có thể dung nạp đến 400mg caffeine mỗi ngày mà vẫn an toàn tương đương với khoảng 4 cốc cà phê. Dù vậy thì không phải ai cũng an toàn khi sử dụng với chất cafein, nhất là với những người nhạy cảm thì có thể xuất hiện một vài triệu chứng thường gọi là “say cà phê”. 

Say cà phê phải làm sao?

Say cà phê có 2 dạng:

Người không dung nạp caffein thì nếu ăn uống thực phẩm có chứa caffeine sẽ xuất hiện những triệu chứng: đau bụng, tim đập loạn nhịp, khó ngủ, lo lắng, cáu kỉnh, đau đầu, khó ngủ,... Tình trạng này xảy ra do sự nhạy cảm với cà phê, chúng sẽ thường biến mất nếu như bạn ngưng sử dụng các loại đồ ăn thức uống có chứa cafein.

Người bị dị ứng cafein: Đối tượng này khi sử dụng với các đồ uống hay thực phẩm chứa cafein sẽ xuất hiện những triệu chứng từ nhẹ đến nặng bao gồm: buồn nôn hoặc nôn, phát ban, sưng môi và lưỡi, ho khan, nhịp tim yếu, ngứa ngáy môi và lưỡi, khó nuốt, hụt hơi hoặc khó thở, đau bụng, tiêu chảy, da tái hoặc giảm huyết áp đột ngột, chóng mặt hoặc mất ý thức.

Người bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng quá mẫn, đồng thời có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị.

>>Tham khảo thêm: Ginkgo Biloba là thuốc gì? Cách dùng và liều dùng thuốc Ginkgo Biloba như thế nào?

Nguyên nhân khiến bạn bị say cà phê

Caffeine có thể gây ảnh hưởng đến mỗi người theo cách khác nhau. Với một người tiêu thụ caffein thì hoạt chất này sẽ được hấp thu vào trong máu qua đường ruột. Còn với những người dị ứng cafein, thì hệ thống miễn dịch sẽ phản ứng với cafein khi vào cơ thể như phản ứng với các mầm bệnh như vi khuẩn và virus. Theo đó thì hệ miễn dịch sẽ giải phóng các hợp chất bảo vệ, như histamine nhằm giúp cô lập và tiêu diệt caffeine khi chúng xâm nhập. Từ đó gây ra những triệu chứng dị ứng bất thường.

Say cà phê uống gì cho tỉnh? Các chuyên gia cho biết, các bạn có thể uống nhiều nước lọc. Bởi cafein sẽ được ngấm vào máu rất nhanh đồng thời khá dễ hòa tan trong nước đồng thời được bài tiết qua nước tiểu. Như vậy bị say cà phê uống nhiều nước sẽ giúp pha loãng đồng thời bài tiết nhanh chất độc này.

Làm gì khi bị say cà phê?

Theo thời gian thì sẽ giảm dần triệu chứng say cà phê khi bạn nạp vào cơ thể. Dù vậy thì quá trình tiêu hóa caffeine thường diễn ra khá lâu do vậy bạn cần phải nắm được say cà phê phải làm sao. Dưới đây là một số cách để bạn được áp dụng:

Uống nhiều nước lọc

Nước lọc sẽ giúp bạn hòa loãng lượng caffeine nhanh chóng, do vậy mà chúng được xem là cách chữa say cà phê cực kỳ hiệu quả. Do vậy bạn có thể áp dụng để làm giảm cảm giác khó chịu do cà phê gây ra nhé.

Vận động nhẹ để chữa say cà phê

Tập thể dục cũng là một cách để giúp bạn tăng tốc độ trao đổi chất trong cơ thể, do vậy mà bạn loại bỏ caffeine nhanh chóng hơn. Đồng thời bạn có thể tập thể dục nhẹ nhàng nhằm giúp cơ thể giải phóng sự bồn chồn, hồi hộp khi bị say loại thức uống này.

Bổ sung kẽm và magie cho cho cơ thể

Một số món ăn chứa kẽm và magie như chuối sẽ có tác dụng làm giảm nhẹ một số triệu chứng bị say cà phê. Do vậy bạn hãy cân nhắc ăn một quả chuối khi bị say cà phê nhé.

Với các cách giải mã bị say cà phê bị làm sao ở trên thì bạn có thể nghỉ ngơi đồng thời phải thở đều để làm giảm nhẹ những triệu chứng như hồi hộp hay tim đập nhanh. Ngoài ra, bạn cần phải tập thói quen uống cà phê lành mạnh nhằm giúp làm tránh một số tác dụng phụ ngoài mong muốn.

Bí quyết uống cà phê lành mạnh

Để ngăn ngừa những triệu chứng khó chịu đồng thời giúp bảo vệ sức khỏe khỏi những tác dụng phụ của caffeine, thì trước tiên bạn hãy áp dụng một số cách uống cà phê dưới đây tốt cho sức khỏe sau:

Cách chữa say cà phê đơn giản

Uống cà phê điều độ 

Đa số tình trạng say cà phê là do bạn nạp quá nhiều lượng cafein vào cơ thể so với khả năng tiêu hóa của cơ thể. Do vậy nhằm giúp bạn tránh khỏi tình trạng này, thì tốt nhất bạn hãy giới hạn lượng cà phê cũng như giảm độ đậm đặc của cà phê uống mỗi ngày.

Chỉ uống cà phê sau bữa ăn

Nhiều người có thói quen thưởng thức cà phê buổi sáng khi chưa ăn gì nhưng dược sĩ Cao đẳng Y Dược HCM cho biết, thói quen này là nguyên nhân khiến cho bạn dễ bị say hơn đồng thời có thể gây ra những tác động tiêu cực lên sức khỏe. Do vậy bạn hãy lưu ý là cần phải ăn no trước khi uống cà phê. Đặc biệt là lưu ý không nên uống cà phê sau bữa tối bởi chúng có thể khiến bạn mất ngủ vào ban đêm. 

Không uống cà phê cùng với thuốc

Các chuyên gia bác sĩ khuyến cáo, Caffeine có thể tương tác với một số loại thuốc làm ảnh hưởng đến hiệu quả thuốc. Đồng thời có thể gây ra say cà phê hay thậm chí là ngộ độc. Do vậy nếu như bạn đang sử dụng loại thuốc nào chữa bệnh thì hãy kiêng cà phê, dù là thảo dược, thực phẩm chức năng, thuốc bổ. Đồng thời, nếu bạn gặp khó khăn khi phải cai cà phê, thì hãy dùng thuốc cách thời gian dùng cà phê ít nhất 2 tiếng để mang lại sự an toàn và hiệu quả nhất.

Không uống cà phê với rượu bia

Ngoài ra, việc sử dụng cà phê chung với rượu bia được xem là không khoa học. Bởi thực tế các chất này khi uống chung với nhau sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là với hệ tim mạch. Do vậy người bệnh cần phải tránh rượu bia nếu đã uống cà phê nhé.

Chọn cà phê nguyên chất

Thường những sản phẩm cà phê ngoài thị trường qua chế biến sẽ pha thêm với đậu, bắp rang hay một số các phụ phẩm khác. Dù vậy thì bạn nên chọn cà phê nguyên chất mặc dù chúng có vị hơi nhạt hơn nhưng mang lại những ích cho sức khỏe rất nhiều.

Cà phê được xem là một loại thức uống có thể gây nghiện đồng thời có sức quyến rũ khó cưỡng. Dù vậy thì bạn rất khó tránh khỏi tình trạng bị say cà phê gây ra tình trạng hồi hộp, bồn chồn hay phấn kích quá đà. Do vậy bạn nên hạn chế sử dụng đồng thời áp dụng các cách chữa say cà phê mà chúng tôi tổng hợp trên đây nhé.  

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990