Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Tổng quan về thuốc Metronidazol: Công dụng, liều dùng thuốc hiệu quả

Cập nhật: 14/12/2020 14:59 | Người đăng: Lường Toán

Trong số những loại thuốc điều trị nhiễm khuẩn thì thuốc Metronidazol khá phổ biến ở các trường hợp nhiễm trùng. Cũng như những loại thuốc kháng sinh khác, khi sử dụng thuốc Metronidazol, bạn cần phải nắm được những thông tin liên quan. Các bạn hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Thuốc Metronidazol là gì?

Metronidazol nằm trong nhóm kháng sinh nitromidazoles, thường được chỉ định để điều trị hiệu quả cho một số bệnh về nhiễm khuẩn, bệnh nhiễm trùng và protozoa.

Metronidazol điều trị nhiễm khuẩn an toàn và hiệu quả

Bên cạnh đó, thuốc Metronidazol còn có tác dụng ngăn chặn sự phát triển với sự  tăng trưởng vi khuẩn cũng như động vật nguyên sinh trong cơ thể. Trên thị trường hiện nay có bán thuốc Metronidazol dưới dạng viên nén bao phim với hàm lượng 250mg, 500mg, 1000mg hoặc thuốc đặt trực tràng và dung dịch uống.

Mỗi dạng bào chế của thuốc Metronidazol phù hợp với những đối tượng khác nhau. Theo đó thì khi sử dụng bạn cần phải nắm được đầy đủ những thông tin để biết cách sử dụng an toàn và hiệu quả. 

>>Tham khảo thêm: Những điều cần biết về Calcium Corbiere: Công dụng và liều dùng an toàn

Công dụng của thuốc Metronidazol

Theo dược sĩ Cao đẳng Y Dược Hồ Chí Minh, thuốc Metronidazol mang lại công dụng hiệu quả trong việc điều trị những bệnh nhiễm trùng bao gồm:

  • Điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn hay do nhiễm khuẩn kỵ khí
  • Nhiễm lỵ amib đường ruột, hay nhiễm khuẩn trichomonas
  • Viêm đại tràng kết mạc giả
  • Nngười bị nhiễm Helicobacter pylori, Dientamoeba fragilis, Balantidium Coli
  • Viêm vùng chậu, viêm xương tủy
  • Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày
  • Nhiễm vi khuẩn Vaginosis
  • Bệnh nhân bị viêm phổi, viêm ruột thừa
  • Nhiễm khuẩn huyết, nhiễm trùng da hoặc mô mềm hay nhiễm trùng Giardiasis
  • Nhiễm trùng trong ổ bụng, nhiễm trùng khớp
  • Người bị viêm phúc mạc, nội tâm mạc
  • Phối hợp điều trị các bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục
  • Bên cạnh đó, thuốc Metronidazol còn được dùng để đề phòng nhiễm trùng trong thời gian phẫu thuật hay khi dự phòng một số bệnh lây qua đường tình dục.

Chỉ định dùng thuốc Metronidazol

Thuốc Metronidazol thường được chỉ định dùng cho một số trường hợp sau:

  • Những người bị nhiễm khuẩn Trichomonas vaginalis, Dientamoeba fragilis, Entamoeba histolytica thường gặp ở trẻ em, Giardia lamblia hay nhiễm khuẩn Dracunculus medinensis. Khi dùng Metronidazol điều trị Trichomonas, thì bạn cần phải kết hợp điều trị cho cả nam giới.
  • Điều trị cho người bị nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn kỵ khí nhạy cảm cụ thể là nhiễm khuẩn ổ bụng.
  • Những người bị nhiễm khuẩn phụ khoa, nhiễm khuẩn da hay cấu trúc da, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương hay người bị viêm màng trong tim. Bạn có thể phối hợp với thuốc neomycin, hay thuốc kanamycin với mục đích phòng ngừa khi phẫu thuật với bệnh nhân phẫu thuật đại trực tràng.
  • Điều trị cho người bị viêm lợi hoại tử loét cấp, một số nhiễm khuẩn răng khác, người bị viêm lợi quanh thân răng do vi khuẩn kị khí.
  • Bệnh Crohn thường hoạt động mạnh ở kết tràng, trực tràng.
  • Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày - tá tràng do Helicobacter pylori (phối hợp với 1 số thuốc khác).

Chống chỉ định dùng thuốc Metronidazol

  • Những người có tiền sử quá mẫn với metronidazol hoặc các hoạt chất nitro-imidazol khác.
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú không nên sử dụng. Đây là nhóm đối tượng cần phải cẩn trọng dùng thuốc bởi hoạt chất này có thể bài tiết qua nhau thai và sữa mẹ làm ảnh hưởng đến thai nhi và trẻ em đang bú mẹ.

Hướng dẫn cách dùng thuốc Metronidazol an toàn

Thuốc Metronidazol được bào chế viên nén được chỉ định uống với một cốc nước đầy, tốt nhất hãy dùng sau ăn để tránh ảnh hưởng đến dạ dày. Bạn có thể uống với sữa và tránh đồ uống chứa gas hay các chất kích thích bởi nó sẽ làm thay đổi hoạt động của thuốc Metronidazol. 

Liều lượng thuốc Metronidazol thường được các bác sĩ chỉ định dựa vào tình trạng bệnh lý, sức khỏe ở mỗi người. Ngoài ra còn tùy vào độ tuổi, bác sĩ chỉ định được liều lượng thuốc an toàn và mang lại hiệu quả điều trị bệnh dứt điểm.

Thuốc kháng sinh thường mang lại hiệu quả tốt nhất nếu như bạn thường giữ thuốc trong cơ thể ở mức ổn định. Bởi vậy, tốt nhất bạn hãy dùng thuốc đúng cách để phát huy được tác dụng của thuốc tốt nhất. 

Thuốc kháng sinh Metronidazol cần phải được sử dụng hết liệu trình điều trị, không được ngưng dùng thuốc quá sớm hay kéo dài thời gian sử dụng mà chưa được phép của bác sĩ. Trường hợp ngưng dùng thuốc sớm hơn thì sẽ là điều kiện để vi khuẩn phát triển mạnh hơn, dễ tái phát bệnh. Việc kéo dài thời gian thuốc vừa không làm tăng hiệu quả mà còn khiến cho cơ thể gặp nhiều vấn đề. Tốt nhất bạn hãy sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

Trong thời gian dùng Metronidazol điều trị bệnh mà xảy ra những vấn đề bất thường đối với sức khỏe hoặc xuất hiện tình trạng khác thì tốt nhất người bệnh hãy báo cho bác sĩ để được điều trị kịp thời. 

Hướng dẫn dùng thuốc metronidazol

Tùy từng tình trạng bệnh ở mỗi người sẽ được chỉ định việc dùng thuốc Metronidazol khác nhau. Bạn hãy tham khảo bên dưới đây:

  • Điều trị nhiễm vi khuẩn kỵ khí:

Với người lớn: uống: Mỗi ngày dùng 30 – 40 mg/kg thể trọng.

Với trẻ em: Mỗi ngày dùng 20 – 30mg/kg thể trong.

Thời gian điều trị trong 7 ngày.

  • Điều trị lỵ amíp:

Với người lớn: Mỗi ngày uống 6 – 8 viên, chia 4 lần.

Với trẻ em: Mỗi ngày uống 40 – 5- mg/kg thể trọng được chia 4 lần.

Thời gian điều trị từ 7 – 10 ngày với người bị amíp ở ruột và 5 ngày với amíp ở gan.

  • Điều trị nhiễm Trichomonas ở đường sinh dục (cả nam và nữ):

Mỗi ngày dùng 3 lần x 1 viên/ lần, với thời gian điều trị 7 – 10 ngày.

Với nữ giới, điều trị Metronidazol bằng cách đặt 1 viên vào âm đạo thời điểm buổi tối trước khi đi ngủ.

  • Điều trị nhiễm Giardia:

Mỗi ngày uống 4 lần x 2 viên, đợt điều trị 3 ngày.

  • Điều trị và phòng tái phát loét dạ dày – tá tràng:

Mỗi ngày dùng 3 lần x 1 viên, bạn có thể kết hợp với một số loại thuốc khác theo hướng dẫn của thầy thuốc.

  • Điều trị bệnh trứng cá đỏ và tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn:

Mỗi ngày uống 1 – 2 viên

Tác dụng phụ của thuốc metronidazol như thế nào?

Trong thời gian sử dụng thuốc Metronidazol, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ dưới đây:

  • Xuất hiện triệu chứng buồn nôn hoặc nôn, chán ăn, tiêu chảy, đau bụng hoặc xuất hiện vị kim loại khó chịu trong miệng.
  • Bệnh nhân bị suy giảm bạch cầu hoặc bị mất bạch cầu hạt
  • Xuất hiện các cơn động kinh, nhức đầu và bệnh đa dây thần kinh ngoại biên.
  • Bị ngứa, phát ban da và hồng ban đa dạng
  • Khiến nước tiểu sẫm màu

Xử lý khi gặp tác dụng phụ của thuốc Metronidazol

Nếu xuất hiện những tác dụng phụ do Metronidazol gây nên ở trên thì người bệnh phải có biện pháp xử lý kịp thời.

  • Nếu xuất hiện triệu chứng chóng mặt, mất điều hòa hay lú lẫn thì cần phải ngưng sử dụng thuốc.
  • Kiểm tra tình trạng bị rối loạn tạng máu bạch cầu hay điều trị liều cao và kéo dài.
  • Bạn hãy giảm liều khi dùng cho người suy gan nặng.
  • Thận trọng khi dùng thuốc Metronidazol với người bị bệnh ở hệ thần kinh trung ương do có độc tính với thần kinh và làm giảm bạch cầu, nhất là với người có tiền sử loạn tạng máu.
  • Báo cho bác sĩ nếu bệnh nhân có phản ứng kiểu disulfiram, nhất là khi dùng thuốc với rượu.

Tốt nhất người bệnh hãy báo cho bác sĩ về bất kỳ tác dụng phụ nào trong thời gian điều trị bằng thuốc Metronidazol để được xử lý kịp thời.

Sự tương tác của thuốc Metronidazol

  • Thuốc Metronidazol có thể làm tăng tác dụng của thuốc uống chống đông máu, nhất là warfarin, lưu ý không dùng cùng lúc
  • Metronidazol còn có tác dụng kiểu disulfiram, không nên kết hợp với thuốc Metronidazol nhằm hạn chế  tác dụng độc trên thần kinh như loạn thần, lú lẫn.
  • Nếu dùng chung metronidazol và phenobarbital có thể làm tăng sự chuyển hóa metronidazol do vậy metronidazol sẽ thải trừ nhanh hơn.
  • Dùng thuốc metronidazol với những người bệnh đang có nồng độ lithi trong máu cao (do đang dùng lithi) thì chúng sẽ làm nồng độ lithi huyết thanh tăng lên và gây độc cho cơ thể.
  • Thuốc Metronidazol còn có thể làm tăng tác dụng của vecuronium được xem là thuốc giãn cơ không khử cực.

Khả năng tương tác của thuốc Metronidazol

Hoạt chất của thuốc Metronidazol có thể tương tác với rượu bia

Nếu bạn dùng chung bất kỳ thuốc nào với Metronidazol thì chúng có thể tương tác với nhau, làm gia tăng thêm các tác dụng phụ trong thời gian sử dụng thuốc để làm ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe. Bởi vậy tốt nhất người bệnh hãy trao đổi trực tiếp với các bác sĩ/ dược sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.

Không chỉ vậy, bạn hãy báo cáo với các bác sĩ/ dược sĩ nếu như trong thời gian dùng thuốc xuất hiện bất kỳ tình trạng sức khỏe dưới đây:

  • Người mắc bệnh về mắt.
  • Bệnh về máu tủy xương.
  • Bệnh lý về não, người bị động kinh, 
  • Người bị bệnh phổi giai đoạn cuối, có tiền sử thần kinh ngoại biên.
  • Bị tưa miệng.
  • Người bị nhiễm nấm men âm đạo tốt nhất hãy thận trọng sử dụng để mang lại hiệu quả.
  • Mắc bệnh gan ở mức độ nặng.

Những lưu ý trước khi dùng thuốc Metronidazol

Trước khi điều trị bằng thuốc Metronidazol thì tốt nhất bạn phải có một số lưu ý dưới đây:

  • Báo cho bác sĩ trường hợp bạn bị dị ứng với một số các thành phần của thuốc Metronidazol hay với những loại thuốc khác.
  • Trường hợp người bệnh đang sử dụng các loại thuốc khác bao gồm thuốc được kê đơn, không được kê đơn, khoáng chất hay các Vitamin tốt cho cơ thể... Từ đó các bác sĩ sẽ xem xét về liều lượng chỉ định điều trị bệnh tương ứng.
  • Báo với bác sĩ nếu như bạn đang mắc bệnh về máu, bệnh gan, thận hoặc bệnh Crohn.
  • Trong thời gian điều trị bằng thuốc Metronidazol, bạn không nên uống rượu bia hay các chất kích thích sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động và hiệu quả. Đồng thời còn có thể tăng nguy cơ xảy ra tác dụng phụ bao gồm: nôn mửa, đau bụng, đổ mồ hôi, nhức đầu và bị đỏ mặt.

Trên đây là những thông tin về thuốc Metronidazol sẽ giúp bạn nắm được cách dùng, liều dùng an toàn và hiệu quả. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn sức khỏe! 

Thông tin hữu ích khác
gcp-la-gi GCP là gì? 13 nguyên tắc tiêu chuẩn GCP trong ngành Dược Ngành Dược đang sử dụng các công nghệ tiên tiến nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cũng như tối ưu hóa quản lý dược phẩm, các quy định GCP do... gpp-la-gi GPP là gì? Tiêu chuẩn GPP trong ngành Dược như thế nào? GPP là từ thường hay được nhắc đến trong ngành Y dược, là tiểu chuẩn quan trọng mà nhà thuốc cần tuân theo khi muốn đưa nhà thuốc vào hoạt động.... chuc-danh-nghe-nghiep-y-te Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp y tế cần điều kiện gì? Bộ Y tế vừa ban hành quy định mới về tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Y, Dược, Dân số. Cùng tìm... glp-la-gi GLP là gì? Vai trò của GLP trong ngành Dược GLP là một trong các tiêu chuẩn quan trọng mà bất kỳ nhà sản xuất hay doanh nghiệp thuốc đều cần tuân thủ. Vậy thực chất GLP là gì? Vai trò của... nganh-to-chuc-va-quan-ly-y-te Ngành Tổ chức và Quản lý Y tế là gì? Ra trường làm gì? Trong bối cảnh hiện nay ngành Y tế đang phát triển nhanh chóng tạo ra rất nhiều cơ hội việc làm. Vậy ngành Tổ chức và Quản lý y tế là gì? Ra... mach-nhanh-la-bieu-hien-cua-benh-gi-co-nguy-hiem-khong Mạch nhanh là biểu hiện của bệnh gì? Có nguy hiểm không? Mạch nhanh chính là tình trạng mạch đập bất thường gây ra tình trạng đánh trống ngực, hồi hộp trong vào vài giây hoặc thậm chí là vài phút. Mạnh...
Xem thêm >>



0899 955 990