Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Tỏi đen chữa bệnh gì? Những ai không nên dùng tỏi đen?

Cập nhật: 30/06/2019 11:47 | Người đăng: Lường Toán

Tỏi đen được biết đến là một loại thần dược chữa bệnh nhưng chắc hẳn ai cũng băn khoăn tỏi đen chữa bệnh gì? Sự thật về công dụng của nó sẽ được giải đáp trong chuyên mục bài viết dưới đây. Mời các bạn theo dõi nhé.

Tỏi đen “xuất thân” từ tỏi trắng, được nung nóng trong điều kiện nhiệt độ nghiêm ngặt ( từ 60 - 90 độ C) và độ ẩm từ 80 - 90 độ. Trải qua quá trình lên men từ 1 đến 2 tháng thì tỏi trắng sẽ chuyển sang thành tỏi đen, thành phần chất dinh dưỡng trong tỏi đen cũng cao hơn tỏi trắng gấp nhiều lần.

Trong một vài nghiên cứu cho thấy, tỏi đen có hàm lượng protein cao gấp 3 lần, lượng Vitamin B2 cao gấp 178 lần, Polyphenol tăng 5 lần,  DPPH tăng 14 lần, acid amin tăng lên 1,5 lần. 

Vậy tỏi đen chữa bệnh gì?

Tỏi đen chữa bệnh gì?

Tham khảo thêm:

Tỏi đen dùng để phòng chống bệnh ung thư

Trong tỏi đen có chứa rất nhiều Polyphenol - đây là một loại hợp chất có tác dụng phòng ngừa bệnh ung thư rất tốt. Theo một vài nghiên cứu cho thấy Polyphenol trong tỏi đen còn nhiều hơn trong quả nho. Một vài hợp chất thuốc Polyphenol khác như: Gallate, Catechin, Epicatechin Quercetin, Myricetin chứa hoạt chất chống ung thư ở một số loại quả như chè xanh, táo, nho, cam, việt quất...cũng có trong tỏi đen. Do vậy mà dùng tỏi đen có tác dụng rất tốt để phòng chống ung thư như ung thư da, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư ruột…Thông tin này chắc hẳn giúp bạn giải đáp uống rượu tỏi đen chữa bệnh gì?

Dùng tỏi đen để giảm cholesterol trong máu

Trong quá trình lên men, Amino acid Cysteine sẽ kết hợp với hợp chất S-Allylcysteine có tác dụng giảm cholesterol trong máu đồng thời phá hủy hết các gốc tự do trong huyết tương, do vậy mà nó giúp phòng chống và hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp rất hiệu quả.

Tỏi đen giúp chống oxy hóa

Trong tỏi đen có chứa rất nhiều Isoalliin, Cycloalliin, Glutathione giúp chống oxy hóa cao nhờ cơ chế đào thải những chất độc. Từ đó giúp giảm Cholesterol, Lipit trong máu, thúc đẩy tuần hoàn, hạ mỡ máu, kích thích lưu thông máu và giảm nhanh các cơn đau.

Bên cạnh khả năng chống oxy hóa tốt, tỏi còn giúp ngăn ngừa men gan tăng cao phù hợp với những người hay uống rượu bia. Thay vì uống rượu thông thường thì bạn có thể dùng rượu tỏi đen để tốt cho sức khỏe.

Tỏi đen giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường và hoại tử

Allyl Propyl Disulfua, Diallyl Oxit Disulfua, Flavonoid là những hợp chất có trong tỏi đen giúp loại bỏ những hoạt tính có hại trong quá trình sản xuất Insulin và Glycation - đây là hai nguyên nhân chính gây nên bệnh tiểu đường và hoại tử.

Tỏi đen có tác dụng phục hồi sức khỏe

Nhiều người thắc mắc ăn tỏi đen chữa bệnh gì? thì không thể không kể đến công dụng phục hồi sức khỏe. Cụ thể tỏi đen giúp phục hồi những tổn thương cơ bắp trong quá trình tập luyện, giúp chống mệt mỏi, cải thiện chức năng tiêu hóa, giấc ngủ và cải thiện chức năng tuyến tiền liệt.

Tỏi đen giúp tổng hợp protein

Với lượng acid amin cao gấp 1,5 lần trong tỏi đen thì đây là một thành phần quan trọng trong việc tổng hợp protein.

Những trường hợp không nên ăn tỏi đen

Tỏi đen có công dụng rất tốt nhưng không phải ai cũng dùng được. Mà nếu lạm dụng quá thì tỏi đen còn có thể gây hại cho sức khỏe. Do vậy hãy cùng lưu ý những trường hợp dưới đây nhé.

Người bị huyết áp thấp

Các chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân huyết áp thấp không nên dùng tỏi đen bởi nó sẽ gây nên nhiều biến chứng với sức khỏe.

Những trường hợp không nên dùng tỏi đen

Người bị mắc bệnh thận

Trong tỏi đen có vị cay và hăng do vậy mà đây là thực phẩm mà những bệnh nhân thận không nên dùng, nhất là người đang trong quá trình dùng thuốc bởi nó có thể phản ứng với thuốc gây nên những tác dụng phụ không mong muốn.

Người bị bệnh dạ dày

Nếu lạm dụng tỏi đen sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa do vậy những người đang mắc bệnh lý về dạ dày không nên dùng tỏi đen.

Người bị mắc bệnh về gan

Trong tỏi đen có chứa một số chất gây kích ứng ruột và dạ dày, ức chế hệ bài tiết đường ruột. Do vậy mà dùng nhiều tỏi đen sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây nên cảm giác buồn nôn. Người đang điều trị gan nếu ăn quá nhiều tỏi sẽ dẫn đến bệnh thiếu máu, suy giảm chức năng gan và không tốt cho sức khỏe.

Người bị mắc bệnh lý về mắt

Theo một vài nghiên cứu, dùng nhiều tỏi đen trong một thời gian dài thì có thể gây nên tổn thương về mắt và thị lực. Do vậy mà những người hay mắc chứng bệnh hoa mắt, chóng mặt, ù tai, thiếu máu thì càng không nên dùng tỏi đen.

Trên đây là những thông tin về tỏi đen chữa bệnh gì được các thầy cô Trường Cao Đẳng Y Dược HCM chia sẻ? Hi vọng quá bài viết này giúp các bạn có được kinh nghiệm hữu ích trong việc dùng tỏi đen trong cuộc sống. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhé.

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990