Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Tinh dầu tràm trà trị mụn có tốt không? Một số tác dụng của thảo dược này

Cập nhật: 01/12/2020 12:57 | Người đăng: Lường Toán

Tinh dầu tràm trà được biết đến với khá nhiều công dụng thông thường như trị mụn và chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ phòng ngừa bệnh tật. Vậy tinh dầu tràm trà có tác dụng gì? Công dụng tinh dầu tràm trị mụn như thế nào? Các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Tinh dầu tràm trà là gì?

Tinh dầu tràm trà khá thông dụng trong việc chăm sóc sức khỏe, có thể dùng cho trẻ em. Sản phẩm này được chiết xuất chủ yếu từ cành và lá của cây Melaleuca alternifolia, có nguồn gốc từ Úc. Chúng được sử dụng rất phổ biến hiện nay, vừa để chăm sóc da, kháng khuẩn đồng thời có thể được áp dụng vào những sản phẩm chăm sóc da.

Tinh dầu tràm trà tốt cho cơ thể

Nhắc đến tinh dầu tràm trà thì chắc nhiều người liên tưởng đến tinh dầu tràm gió hay còn gọi là tinh dầu tràm. Tuy nhiên thì đây là hai sản phẩm hoàn toàn khác nhau trong đó thì tinh dầu tràm trà phổ biến hơn rất nhiều với công dụng để trị mụn. Trong khi đó thì, tinh dầu tràm gió lại phổ biến với công dụng hỗ trợ các bệnh hô hấp.

>>Tham khảo thêm: Trà bồ công anh có tác dụng gì? Một số lưu ý khi sử dụng thảo dược này

Thành phần của tinh dầu tràm trà

Một số nghiên cứu cho thấy, tinh dầu tràm trà chứa các thành phần chính bao gồm: hydrocacbon terpene, sesquiterpenes cùng vớimonoterpenes. Những hoạt chất này đều có đặc tính kháng virus, kháng khuẩn, và kháng nấm rất tốt.

Trên thực tế, thì tinh dầu này có chứa đến hơn 100 thành phần khác nhau, tuy nhiên thì hoạt chất như terpinen-4-ol và alpha-terpineol có chứa nồng độ cao nhất, đồng thời quan trọng nhất.

Các Hydrocacbon được tìm thấy trong tinh dầu tràm trà thường rất dễ bay hơi do vậy mà chúng rất dễ đi qua lỗ chân lông để thấm vào da. Bởi vậy mà bạn có thể sử dụng loại tinh dầu này để bôi lên ngoài da có tác dụng để tiêu diệt vi khuẩn, nấm đồng thời sẽ giúp làm dịu tình trạng viêm da.

Tinh dầu tràm trà có tác dụng gì?

Theo dược sĩ các Trường Cao đẳng Y Dược TP Hồ Chí Minh, tinh dầu tràm trà với nhiều công dụng dưới đây:

Tinh dầu tràm trà trị mụn

Nhắc đến tràm trà thì người ta nhớ ngay đến tinh dầu tràm trà trị mụn. Công dụng này nhờ vào khả năng chống viêm, kháng khuẩn và nhất là chúng có khả năng thấm sâu vào da bởi vậy mà tinh dầu này thường có tác dụng để ngăn ngừa mụn trứng cá, mụn mủ, làm dịu tình trạng viêm da. 

Hiện nay đã có một số nghiên cứu tại Úc cho biết tinh dầu tràm trà trong việc điều trị mụn trứng cá vừa và nhẹ. Điều này cho thấy thử nghiệm tinh dầu tràm trà trong vòng 12 tuần trên làn da mặt ít bị tổn thương hơn so với nhóm người chỉ sử dụng sữa rửa mặt thông thường. Đồng thời sản phẩm không gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng nào , hay xảy ra kích ứng với việc bong, khô da.

Tinh dầu tràm để ngăn ngừa gàu

Nhiều nghiên cứu cho thấy tinh dầu tràm trà nguyên chất chứa nhiều hoạt chất mang lại công dụng giảm tình trạng viêm da tiết bã nhờn tuyệt vời, đầy là nguyên nhân chủ yếu gây ra gàu.

Cụ thể trong một vài nghiên cứu về dầu gội có chứa khoảng 5% tinh dầu tràm trà và các dầu gội thông thường đối với những người bị gàu từ nhẹ đến trung bình. Thường thì sau 4 tuần, sẽ cho kết quả về nhóm sử dụng tinh dầu tràm trà thì chiếm đến 41% người đã giảm tình trạng gàu. Trong khi ở nhóm dầu thường thì chỉ có 11% thôi! Như vậy thì tinh dầu này cho thấy được tác dụng tốt với tình trạng gàu.

Làm dịu các kích thích da như: bỏng, vết thương, nhiễm trùng

Cũng nhờ vào đặc tính chống viêm, kháng khuẩn do vậy mà tinh dầu tràm trà còn được dùng để làm dịu những kích thích về da khi bị nhiễm trùng, bị bỏng và vết thương. Chúng được xem là một biện pháp khá an toàn, tự nhiên cho tình trạng kích thích da, như sau:

  • Làm giảm vết thương trên da, bạn có thể sử dụng tinh dầu tràm trà để làm giảm kích thước vết thương trên da
  • Bỏng nắng
  • Vết côn trùng cắn, muỗi đốt
  • Vết loét hay vết thương mãn tính

Ngăn chặn vi khuẩn, vi rút, nấm

Tinh dầu tràm trà với nhiều công dụng tuyệt vời

Một số nghiên cứu cho thấy tinh dầu tràm trà kháng khuẩn cực kỳ tốt, sẽ có tác dụng để ngăn chặn sự phát triển của một số loại vi khuẩn, bao gồm: Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa, Haemophilus influenzae, Streptococcus pyogenes và Streptococcus pneumoniae. Các loại vi khuẩn này có thể gây ra một số bệnh bao gồm: Bệnh đường hô hấp, viêm phổi, bệnh chốc  nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm trùng máu, hay bị viêm họng.

Chắc hẳn bạn sẽ khá bất ngờ khi loại tinh dầu này còn còn có khả năng kháng nấm Candida, do vậy sẽ giúp làm giảm tình trạng bị ngứa chân hay nấm móng. 5. Làm giảm tắc nghẽn đường hô hấp

Với các loại tinh dầu nói chung và tinh dầu tràm trà nói riêng thì chúng mang lại hiệu quả trong việc điều trị đồng thời còn làm giảm triệu chứng của một số bệnh đường hô hấp như tắc nghẽn do đờm hay nước mũi.

Có thể xem tinh dầu tràm trà như một vị “cứu tinh” hàng đầu cho các bệnh về hô hấp. Ngoài những công dụng trên thì tinh dầu tràm trà còn có khả năng để điều trị ghẻ, chấy cũng như làm hơi thở thơm mát.

Tránh gió, chống cảm lạnh

Bạn có thể sử dụng tinh dầu tràm trà giữ ấm cơ thể, nhất là với trẻ em. Bởi chúng khá phù hợp để tránh gió, chống cảm lạnh. Để phòng ngừa tình trạng bị cảm lạnh cho bé, thì bạn hãy cho tinh dầu tràm trà vào lòng bàn tay sau đó thoa đều vào lòng bàn chân, bàn tay, sau dái tai sau khi tắm xong… Đó đều là những vị trí dễ bị ứ đọng huyết độc, khí độc trên cơ thể. Tinh dầu tràm trà được xem là khá an toàn và không gây kích ứng mà ngược lại còn giúp cơ thể ấm hơn, lưu thông kinh mạch trong người để tăng cường khả năng chống chịu tốt hơn. Lưu ý không nên sử dụng nước có tinh dầu tràm trà để dính vào mắt bởi nó sẽ làm mắt bạn bị cay, rất khó chịu.

Những thông tin về tinh dầu tràm trà trên đây hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990