Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Tìm hiểu bệnh Parkinson là gì? có nguy hiểm không?

Cập nhật: 20/02/2020 11:05 | Người đăng: Lường Toán

Bệnh Parkinson là bệnh không hề hiếm gặp, chúng thường xảy ra ở người cao tuổi. Vậy bệnh Parkinson là gì? Có nguy hiểm không? Những câu hỏi liên quan về bệnh sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết trong chuyên mục bài viết hôm nay, các bạn đừng bỏ lỡ nhé.

Tìm hiểu bệnh Parkinson là gì?

Trong y học, bệnh Parkinson là bệnh xảy ra do sự thoái hóa của hệ thần kinh gây nên. Bệnh có những biểu hiện đặc trưng bằng những cử động chậm chạp, cứng đờ hay bị rối loạn về sự mất thăng bằng. Bệnh đa số xảy ra ở những người trên 55 tuổi, tuy nhiên bệnh cũng có thể xuất hiện ở những bệnh nhân trẻ tuổi.

Bệnh Parkinson là gì?

>>Tham khảo thêm: Bật mí cách dưỡng da mặt mịn màng hiệu quả

Bệnh Parkinson thường xảy ra do những tế bào não có khả năng sản sinh chất do-pa-min bị chết đi hàng loạt. Do-pa-min được biết đến là một chất dẫn truyền thần kinh, có tác dụng hóa học trong quá trình dẫn truyền tín hiệu những sợi thần kinh trong một số bộ phận nỡ não. Do-pa-min sẽ điều khiển những cử động của cơ thể chúng ta trở lên dễ dàng. Nếu thiếu những chất này cũng sẽ làm cho những cử động trong cơ thể bị chậm lại, hay còn gọi là chứng làm chậm vận động.

Một số nghiên cứu cho thấy bệnh Parkinson thường có diễn biến âm thầm, rất khó phát hiện ở giai đoạn đầu của bệnh. Chúng thường khởi phát từ những cơn run nhè nhẹ ở tay và được gọi là chứng liệt run. Khi bệnh có sự tiến triển nặng thì khiến cho người bệnh gặp khó khăn trong di chuyển, suy nghĩ, nói chuyện hay vận động. khiến cho họ cần người khác giúp đỡ hay bị suy giảm về chất lượng cuộc sống.

Triệu chứng bệnh Parkinson

Những triệu chứng bệnh Parkinson giai đoạn đầu có những dấu hiệu rất dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác. Do vậy người bệnh cần phải chú ý đến những triệu chứng như:

  • Thay đổi tính cách: Thường bộ não sẽ phải chịu trách nhiệm về những suy nghĩ, hành động, nhìn nhận hay phản ứng với các tình huống. Do vậy bất kỳ những thay đổi nào trong tính cách cũng là nguyên nhân sớm cảnh báo về bệnh Parkinson.
  • Phối hợp các động tác , hoạt động chậm chạp: Những dấu hiệu rõ rệt nhất của bệnh Parkinson thường ở giai đoạn đầu với bất kỳ những thay đổi như quay người, quay đầu, buộc dây giày hay cài khuy….thì đều được làm với tốc độ chậm, không rõ ràng.
  • Giảm cảm giác về mùi: Ở giai đoạn đầu thì bệnh Parkinson thường gây ảnh hưởng đến khứu giác của con người, khiến cho bệnh nhân không có khả năng phân biệt được mùi của thực phẩm. Tình trạng này ngày càng nặng nếu như không được điều trị kịp thời.
  • Có vấn đề về đường ruột: Thường xuất hiện những vấn để về tiêu hóa như táo bón ở người cao tuổi
  • Đau vai: Tình trạng đau vai kéo dài kể cả khi có sự can thiệp của y tế cũng như dùng thuốc mà không làm thuyên giảm được những triệu chứng của bệnh Parkinson.
  • Mệt mỏi: Những triệu chứng mệt mỏi thường xuyên kèm với những dấu hiệu sớm của bệnh Parkinson thường là nguy cơ cao gây bệnh parkinson

Người bệnh sẽ có một số những thay đổi về thói quen sinh hoạt hàng ngày như giọng nói, thay đổi chữ việt, hay tính khí thất thường

Một số biểu hiện khác dễ dàng gặp phải như run nhẹ khi bệnh tiến triển nặng, có vấn đề về di chuyển, rối loạn giấc ngủ, ngất xỉu, liệt cơ mặt hay mất sự cân bằng.

Bệnh Parkinson có nguy hiểm không?

Theo dược sĩ các trường Cao Đẳng Y Dược Sài Gòn, với bệnh Parkinson không chỉ dừng lại ở những triệu chứng, người bệnh có thể gặp phải những biến chứng khiến cho việc điều trị bệnh trở lên khó khăn hơn rất nhiều như:

Khó nuốt

Thống kê cho thấy có khoảng 50% người bệnh Parkinson gặp phải tình trạng khó nuốt. Bệnh thường xảy ra do sự rối loạn vận động các cơ hầu họng gây nên có thể khiến cho bệnh trở lên nặng nề hơn. Các chuyên gia bác sĩ cho biết những dấu hiệu ban đầu của khó nuốt là chảy nước dãi, là do sự giảm vận động cơ hầu họng gây ra sự tích tụ nước bọt trong miệng, bệnh nhân không kiểm soát đc. Chúng tích tụ trong miệng gây ra tình trạng tích đờm trong cổ họng.

Trầm cảm

Trầm cảm cũng là tình trạng buồn rầu, thất vọng hay có cảm giác trống rỗng trong thời gian dài. Người bệnh thường có những biểu hiện mệt mỏi, thiếu năng lượng, khó đi vào giấc ngủ hay ngủ quá nhiều, rối loạn giấc ngủ ban đêm, khó tập trung và mất cảm giác ngon miệng. Thống kê cho thấy có đến khoảng 40% người bệnh xuất hiện triệu chứng trầm cảm trước dấu hiệu rối loạn vận động bao gồm run tay chân, co giật, cứng đờ, chân không nhấc lên được…Những dấu hiệu bệnh trầm cảm cũng là triệu chứng của bệnh Parkinson như thiếu năng lượng, cảm giác mệt mỏi hay rối loạn giấc ngủ ban đêm.

Có thể nói trầm cảm cũng là một triệu chứng của bệnh Parkinson, đặc biệt là với những bệnh nhân trên 60 tuổi. Chúng khiến cho tình trạng rối loạn vận động ở bệnh nhân phát triển nhanh hơn, làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Làm suy giảm trí nhớ và tư duy

Sự phát triển của bệnh Parkinson khiến cho những tế bào thần kinh bị thoái hóa, suy giảm chức năng của não bộ và dẫn đến những biến chứng như suy giảm trí nhớ, ảo giác, mộng du, giảm nhận thức. thống kê cho thấy có khoảng 2/3 trường hợp bệnh nhân bị Parkinson bị giảm nhận thức và trí nhớ sau 10 năm mắc bệnh. Có khoảng 20% trường hợp bị giảm trí nhớ nặng và khoảng 50% người gặp vấn đề về khả năng suy luận. Kéo theo đó là khả năng ghi nhớ ký ức, lưu trữ, học hỏi, tư duy, sắp xếp và giải quyết vấn đề ở người bệnh cũng bắt đầu bị suy giảm. Bắt đầu là những khiếm khuyết về nhận thức, tăng dần triệu chứng nếu không được điều trị kịp thời dẫn đến sa sút trí tuệ và suy giảm nhận thức.

Mất ngủ

Tình trạng mất ngủ có thể gặp trong khoảng 60 – 98% bệnh nhân Parkinson ngay từ giai đoạn đầu. Rối loạn giấc ngủ có thể dẫn đến chứng run do rối loạn lo âu, mệt mỏi hay căng cơ bắp. Người bệnh có thể bị cùng lúc 2 chứng run cộng hưởng làm tăng khả năng rủi ro, tạo ra vòng xoáy bệnh lý khiến cho bệnh Parkinson ngày càng trầm trọng hơn. Do vậy mà việc phát hiện và điều trị chứng rối loạn  giấc ngủ cho người bệnh Parkinson là không thể thiếu.

Bị mất cảm giác

Người bệnh sẽ gặp phải những triệu chứng như mất cảm giác, hay đau, nặng hay yếu ở phần cơ thể mắc bệnh. Một số triệu chứng dị cảm bao gồm ngứa râm ra, đau nhói, cảm giác tê như kim chích hay nóng bóng. Tình trạng dị cảm thường không đau nhưng gây khó chịu cho người bệnh.

Một số vấn đề về đường tiết niệu

Những ảnh hưởng của đường tiết niệu có thể xảy ra với người bệnh Parkinson như tiểu són, tiểu đêm hay tiểu dầm hoặc có thể là bí tiểu. Gây ra những bất tiện trong sinh hoạt , ảnh hưởng đến người bệnh.

Táo bón

Nghiên cứu cho thấy bệnh Parkinson có thể làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh tự chủ khiến cho bàng quang và ruột làm việc kém hiệu quả, gây ra chứng chậm tiêu hóa dẫn đến các chất thải bị tồn đọng quá lâu trong đường ruột gây nên tình trạng táo bón. Người bệnh luôn có cảm giác no, ăn ít nhưng vẫn có thể no trong thời gian dài.

Bệnh Parkinson có chữa được không?

Bệnh Parkinson có được chữa khỏi không?

Vấn đề chữa bệnh Parkinson được rất nhiều người quan tâm. Bởi bệnh có thể gây trở ngại cho sinh hoạt hay công việc hàng ngày. Bệnh có sự tiến triển không ngừng nhưng nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì vẫn duy trì được cuộc sống cũng như công việc trong thời gian dài.

Hiện nay trong y học vẫn chưa có biện pháp chữa bệnh Parkinson và phòng ngừa dứt điểm. Tuy nhiên những loại thuốc điều trị hiện nay có thể làm giảm triệu chứng của bệnh rất tốt. Các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng thuốc và một số phương pháp như tập thể dục, vật lý trị liệu với chế độ ăn uống phù hợp. Một số bệnh nhân sẽ được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật như kích thích não sâu.

Điều trị Parkinson bằng thuốc

Hiện nay phương pháp chủ yếu điều trị bệnh Parkinson là dùng thuốc. Ở giai đoạn đầu thì thuốc mang lại hiệu quả rất tốt, thường là 4 – 5 năm khi khởi phát bệnh.

Tuy nhiên ở giai đoạn sau thì việc đáp ứng điều trị bệnh Parkinson bằng thuốc sẽ kém dần. Người bệnh sẽ có xu hướng điều trị tăng liều và có thể xuất hiện nhiều biến chứng sau khi dùng thuốc.

Phương pháp vật lý trị liệu

Ngoài điều trị Parkinson bằng thuốc thì phục hồi chức năng cũng đóng vai trò rất quan trọng giúp cho người bệnh nâng cao chất lượng cuộc sống và điều trị bệnh hiệu quả hơn. Những phương pháp này cần được thực hiện song song với thuốc để khắc phục được những tàn tật do bệnh gây nên.

Người bệnh nên đến trung tâm y tế tập luyện tại khoa phục hồi chức năng. Có thể tham gia các buổi hướng dẫn bài tập tại nhà mỗi ngày.

Điều trị bệnh Parkinson bằng phẫu thuật

Những bệnh nhân bị Parkinson được chỉ định phẫu thuật ở nước ta hiện nay chưa được phổ biến. Phương pháp này chỉ nên được sử dụng khi người bệnh không đáp ứng được thuốc. Theo đó người bệnh nên áp dụng phương pháp phẫu thuật sau:

  • Kích thích não sâu
  • Làm tổn thương: Phá hủy những cấu trúc nhỏ trong não để làm thay đổi những chức năng của nó
  • Phẫu thuật bằng tia gamma
  • Cấy ghép mô thần kinh: phương pháp này chưa được áp dụng rộng rãi.

Bệnh parkinson nên ăn gì?

Nên bổ sung dầu cá và các loại hạt

Axit béo Omega 3 là một nguồn dưỡng chất rất cần thiết để phát triển các mô trong cơ thể, nhất là não. Do vậy Omega 3 sẽ tác động vào cơ thể gây bệnh Parkinson chống viêm. Qua đó giúp cải thiện tình trạng trầm cảm đáng kể so với nhóm chứng.

Người bệnh Parkinson nên ăn nhiều cá hồi

Người bệnh nên tăng cường chất dinh dưỡng hàng ngày với lượng cá ít nhất 2 lần mỗi tuần hoặc có thể bổ sung dầu cá nếu như không ăn được cá. Tuy nhiên nên chọn cá hồi, cá thu, cá mòi, cá ngừ, cá trích vẫn luôn rất tốt cho cơ thể, trong đó cá hồi là sự lựa chọn tốt nhất bởi chúng có chứa nhiều axit béo Omega 3 để cải thiện giấc ngủ cho người bệnh.

Bổ sung thực phẩm giàu Dopamin tốt cho người bệnh Parkinson

Ngoài thực phẩm chức năng thì người mắc bệnh Parkinson có thể dùng những thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên để tổng hợp chất này. Một số loại đậu bao gồm đậu đỏ, đậu xanh bổ sung chất xơ để hạn chế tình trạng táo bón, cung cấp protein có tên tyrosine – là một nguồn dưỡng chất cần thiết để làm tăng nồng độ Dopamin cho não bộ. Từ đó giúp làm giảm tình trạng run tay chân, giữ thăng bằng và chậm vận động ở người bệnh.

Ngoài ra có thể ăn thêm những loại rau xanh, hoa quả, và thực phẩm giàu chất chống oxy hóa giúp cho não người bệnh phát triển tốt.

Những thông tin về bệnh Parkinson vừa được chúng tôi giải đáp trên đây hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo để cập nhật thông tin hữu ích hơn nhé. 

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990