Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Tìm hiểu bệnh bỏng rạ ảnh hưởng đến sức khỏe thế nào và cách điều trị

Cập nhật: 22/11/2022 09:50 | Người đăng: Nguyễn Hằng

Bệnh bỏng rạ hay còn gọi là bệnh thủy đậu, do nhiễm virus Varicella Zoster. Bệnh này có thể gây nên một vài biến chứng nếu không được xử lý kịp thời như nhiễm trùng da, viêm não, nhiễm trùng huyết, nguy hiểm hơn có nguy cơ tử vong cao. Do vậy việc tìm hiểu về bệnh bỏng rạ giúp bệnh nhân có cách xử lý kịp thời.

1. Dấu hiệu của bệnh bỏng rạ

Bệnh bỏng rạ có thể gặp ở mọi lứa tuổi từ trẻ nhỏ đến người trưởng thành, bệnh có khả năng phát triển mạnh hơn ở những người có hệ miễn dịch yếu và chưa hoàn thiện như bệnh bỏng rạ ở trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và người cao tuổi.

Bệnh bỏng rạ và cách điều trị

Biểu hiện bệnh bỏng rạ là nhức đầu, mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng. Ngoài ra trên da còn xuất hiện những nốt ban đỏ ở vùng đầu rồi lan ra toàn thân. Bên cạnh đó virus gây bệnh phỏng rạ còn có thể xuất hiện nhiều bên trong hầu họng và mụn nước ở khắp cơ thể.

Ban đầu, những mụn nước xuất hiện ở mặt, chi và lan ra toàn thân trong vòng 12 – 24 giờ. Những mụn nước này có đường kính 1 – 3cm, chứa dịch màu trong, rất giống với biểu hiện của bệnh chân tay miệng. Với những trường hợp bệnh nhân bị nặng thì những mụn nước này sẽ xuất hiện dày đặc, to hơn. Khi bị nhiễm trùng, mụn sẽ có màu đục và chứa mủ.

Thời gian lây bệnh khoảng 1 – 2 ngày trước khi phát ban. Thời gian ủ bệnh là 5 ngày trước khi xuất hiện những mụn nước đầu tiên. Trong giai đoạn này, bệnh vẫn có khả năng lây nhiễm qua việc tiếp xúc trực tiếp với dịch của nốt phỏng, dịch tiết từ mũi họng và qua đường hô hấp. Nhiều người nghĩ rằng, khi mụn nước khô thì đã khỏi hẳn nhưng thực tế thì ở thời kỳ này bệnh vẫn có khả năng lây lan trong vòng 3 tuần kể từ khi mụn khô.

Tham khảo thêm:

2. Bệnh bỏng rạ có nguy hiểm không?

Theo thầy cô Trường Cao Đẳng Y Dược TPHCM, bệnh bỏng rạ khá lành tính nhưng nếu không được điều trị và chăm sóc kịp thời thì bệnh lại rất dễ nhiễm trùng tại vùng da bị mọc mụn. Bên cạnh đó, người bệnh có thể gặp một vài biến chứng như tức ngực, tím tái, khó thở và nặng nề hơn là nhiễm trùng huyết, viêm phổi, rối loạn tâm thần , co giật và dẫn đến tử vong.

Bệnh bỏng rạ ở phụ nữ mang thai gây ảnh hưởng nặng nề đến thai nhi. Do vậy mà trước khi có ý định mang thai thì bạn cần phải đi tiêm phòng bỏng rạ và một số bệnh khác.

Cụ thể nếu như bạn bị mắc bệnh bỏng rạ khi thai ở tuổi 13 – 20 tuần có nguy cơ gây dị tật cho thai nhi hoặc sảy thai…Có đến 30% trẻ sơ sinh lây truyền bệnh bỏng rạ từ mẹ có nguy cơ tử vong.

Những ai chưa tiêm phòng vắc xin đều có thể bị nhiễm virus bỏng rạ. Với bệnh bỏng rạ ở người lớn thông thường sẽ nặng hơn so với trẻ em. Tuy nhiên sau khi bị mắc bệnh bỏng rạ, người bệnh có khả năng miễn dịch lâu dài, rất ít khi bị mắc bệnh lần thứ 2.

3. Cách điều trị bệnh bỏng rạ như thế nào an toàn, đúng cách

Với những thông tin vừa được cung cấp, chắc hẳn bạn sẽ tò mò về bệnh bỏng rạ và cách điều trị đúng không? Bệnh bỏng rạ hoàn toàn có thể được điều trị tại nhà nếu như bạn sử dụng đúng cách.

3.1. Chữa bệnh bỏng rạ nhẹ

Với những bệnh nhân bị bệnh bỏng rạ chỉ mới xuất hiện những nốt đỏ mọc rải rác ở những vị trí xung quanh cơ thể. Trẻ nhỏ thì có biểu hiện sốt nhẹ, ho chảy nước mũi mà vẫn ăn uống được bình thường thì hãy áp dụng các bài thuốc sau đây:

  • Bài thuốc 1: Sử dụng 8g hoàng đằng, 12g vỏ đậu xanh, 10g lá tre, 8g rễ cây sậy, 12g ngân hoa, 12g sinh địa, 12g cam thảo dây. Rửa sạch nguyên liệu và sắc thành nước uống trong vòng 1 ngày.
  • Bài thuốc 2: Sử dụng 16g lá tre,8g cam thảo đất, 12g lá dâu, 6g bạc hà,10g rễ cây sậy, 10g ngân hoa. Đem tất cả các nguyên liệu rửa sạch và sắc thành nước uống trong vòng 1 ngày.

3.2. Chữa bệnh bỏng rạ ở thể nặng

Tiêm phòng là cách phòng ngừa bệnh tốt

Với người mắc bệnh bỏng rạ ở thể nặng sẽ xuất hiện dày đặc chấm mọc, có màu nước đục như mủ. Xung quanh những nốt bỏng rạ thường có màu đỏ thẫm. Người bệnh có dấu hiệu sốt cao, mặt đỏ, môi hồng, khát nước, lưỡi đỏ và có sự xuất hiện những nốt bỏng rạ trong niêm mạc miệng. Bài thuốc dưới đây bạn có thể áp dụng:

Sử dụng 8g liên kiều, 12g sinh đại, 16g bồ công anh, 12g kim ngân, 8g xích thược và 8g chi tử. Đem sắc thành nước uống hàng ngày uống điều trị bỏng rạ. Trong trường hợp bệnh nhân bị đau họng thì có thể thêm 8g sơn đậu căn và 4g gia xạ can. Hoặc nếu bị miệng khô và khát nước cho thêm mạch môn, hoa phấn, sa sâm mỗi loại từ 8 – 12g đem sắc cùng.

Người nhà cần lưu ý: Nếu như người bệnh có triệu chứng sốt cao, ho nhiều, khó thở, co giật, không ý thức thì nhanh chóng đưa đến bệnh viện kiểm tra để có phương pháp xử lý kịp thời.

4. Những lưu ý khi điều trị bệnh bỏng rạ

  • Vệ sinh sạch sẽ cơ thể bằng cách làm sạch da, và những nốt bỏng rạ để tránh bội nhiễm
  • Người bệnh có thể tắm nhanh bằng nước ấm đun lá tía tô hoặc lá tre ở nơi kín gió
  • Người bệnh cần phải được kiêng gió theo đúng chỉ định của các bác sĩ.
  • Tránh gãi và làm vỡ những mụn nước, có thể dùng dung dịch Milian để ngăn ngừa bội nhiễm.
  • Với những mụn nước bị vỡ ra thì chỉ nên bôi loại thuốc xanh Metilen, không tự ý dùng kháng sinh khi chưa có chỉ định của các bác sĩ
  • Cách li người bệnh ở phòng riêng tránh lây nhiễm cho người khác
  • Trong quá trình điều trị cần bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Thông tin trên đây chắc hẳn sẽ giúp các bạn tìm hiểu về bệnh bỏng rạ và cách điều trị ở người lớn và trẻ nhỏ. Chúc các bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990