Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Tim đập nhanh có nguy hiểm không? Nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì?

Cập nhật: 02/07/2020 12:59 | Người đăng: Lường Toán

Hiện tượng tim đập nhanh có thể gặp ở bất kỳ ai, đó có thể là khi bạn đang hồi hộp hoặc cũng có thể do một số bệnh lý…Để hiểu rõ hơn về căn nguyên của tình trạng này thì người bệnh nên đi thăm khám. Dưới đây là những thông tin chi tiết để bạn đọc tham khảo, hãy cùng theo dõi nhé.

Thế nào là tim đập nhanh?

Nhịp tim ở mỗi người là khác nhau phụ thuộc vào độ tuổi, thể trạng và giới tính. Với người trưởng thành trong trạng thái nghỉ ngơi không vận động thì nhịp tim chuẩn sẽ dao động trong khoảng từ 60 – 100 nhịp/phút. Trường hợp nhịp tim nếu vượt quá 100 nhịp/phút thì được xem là nhịp tim nhanh.

Một số nghiên cứu nhịp tim trên những vận động viên chuyên nghiệp hay những người làm huấn luyện tập thể thao đều đặn thì nhịp tim trung bình trong khoảng từ 40 – 50 nhịp/phút. Đối với những người cao tuổi như trên 60 tuổi, nhịp tim chỉ dao động trong khoảng 60 – 80 nhịp/phút. Trường hợp nhịp tim đập trên 80 nhịp/phút thì người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng hồi hộp, khó thở, mệt, …Tình trạng này vẫn được đánh giá là tim đập nhanh do vậy cần phải được điều trị.

Tim đập nhanh có nguy hiểm không?

>>Xem thêm: Thuốc Salbutamol là thuốc gì? Cách dùng và liều dùng thuốc an toàn

Tim đập nhanh có nguy hiểm không?

  •         Tim đập nhanh nếu trong một số trường hợp như đang hoạt động, hồi hộp, tình trạng này diễn ra trong thời gian ngắn không đáng lo ngại. Bởi nó hầu hết chưa ảnh hưởng đến tim mạch.
  •         Tuy nhiên nếu tình trạng trên kéo dài sẽ rất nguy hiểm thậm chí gây suy tim nguyên nhân có thể do tim phải hoạt động quá sức. 
  •         Dù vậy một số trường hợp gặp phải tình trạng tim đập nhanh, báo hiệu nguy cơ mắc bệnh tim nghiêm trọng, cần phải được điều trị sớm. 

Dù triệu chứng tim đập nhanh xuất hiện ở khoảng thời gian nào nhưng nếu kéo dài thì người bệnh không nên chủ quan mà đi khám để được xác định nguyên nhân chính xác.

Những nguyên nhân tim đập nhanh phổ biến

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tim đập nhanh. Tùy mỗi trường hợp sẽ xuất hiện những nguyên nhân khác nhau dưới đây:

  • Phản ứng trạng thái mạnh mẽ, ví dụ như căng thẳng hay lo âu
  • Tập thể dục quá sức
  • Sử dụng chất kích thích như Caffeine, nicotin trong khói thuốc lá
  • Sốt
  • Xuất hiện sự thay đổi hormon trong thời kỳ thai kỳ, kinh nguyệt hoặc thời kỳ mãn kinh.
  • Một số loại thuốc cảm và ho có chứa chất kích thích pseudoephedrin khiến cho tim đập nhanh.
  • Dùng một số thuốc hen cũng có thể chứa chất kích thích.

Dù vậy đôi khi tình trạng tim đập nhanh có thể là những dấu hiệu khi bạn tiềm ẩn những dấu hiệu bệnh nghiêm trọng. Cụ thể như khi tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp) hay rối loạn nhịp tim. Tình trạng loạn nhịp tim có thể bao gồm những triệu chứng như nhịp tim nhanh, nhịp tim chậm hay có thể là nhịp bất thường khác (rung nhĩ).

Triệu chứng tim đập nhanh như thế nào?

Ngoài tình trạng tim đập nhanh dễ cảm nhận thì người bệnh có thể xuất hiện kèm theo những triệu chứng khác. Đó có thể là những triệu chứng nguy hiểm mà người bệnh cần đến cơ sở y tế khám và điều trị kịp thời:

  • Nhịp tim nhanh và đánh trống lồng ngực
  • Mạch nhanh
  • Nhịp tim rung lên
  • Xuất hiện tình trạng tim đập nhanh trong cổ họng cũng như trong lồng ngực
  • Tình trạng tim đập nhanh có thể xuất hiện ngay cả khi đang hoạt động hoặc đang nghỉ ngơi, ngồi, nằm…
  • Chóng mặt kèm theo tình trạng khó thở
  • Đau, tức ngực
  • Bất tỉnh

Theo đó thì người bệnh cần phải chú ý nhịp tim của mình thường xuyên. Nếu tình trạng này có những triệu chứng bất thường khác hoặc chúng diễn ra thường xuyên thì tốt nhất người bệnh nên đến khám với các bác sĩ chuyên khoa Tim mạch nhằm đánh giá tình trạng bệnh ở mỗi người. 

Tim đập nhanh là bệnh gì?

Nhiều người lo lắng khi xuất hiện tình trạng tim đập nhanh có sao không? Tim đập nhanh là bệnh gì? Theo dược sĩ các Trường Cao Đẳng Y Dược HCM, tùy vào triệu chứng và những nguyên nhân có thể xác định được bệnh lý mà bệnh nhân đang mắc phải:

Do nhịp nhanh xoang

Xảy ra khi nút xoang kích thích khiến cho quả tim đập nhanh trên 100 lần / phút. Đây được xem là một đáp ứng bình thường của quả tim khi cơ thể đòi hỏi nhu cầu lượng oxy tăng lên với những trường hợp đang gắng sức hoặc bị stress. Dù vậy nhịp nhanh xoang cũng có thể là báo hiệu những bệnh lý dưới đây:

  • Người bệnh bị nhiễm trùng và sốt
  • Thiếu máu, mất nước
  • Suy tim hay một số bệnh lý tim mạch khác
  • Bệnh cường giáp
  • Người ít hoạt động thể lực
  • Người thường xuyên dùng các chất kích thích như rượu, bia, cafe, trà,  hay hút thuốc lá
  • Bệnh nhân bị rối loạn thần kinh tự động
  • Cũng có thể do tác dụng phụ của một số loại thuốc

Ngoại tâm thu nhĩ

Nhịp đập của tim thường bắt đầu từ tâm nhĩ mà không phải ở nút xoang. Xung động thường xảy ra sớm trước khi nút xoang khử cực sau đó lan tỏa ra tâm nhĩ. Chúng sẽ chậm lại khi đi qua nút nhĩ thất và cuối cùng là dẫn truyền xuống tâm thất như một nhịp xoang bình thường.

Tình trạng này rất phổ biến, lưu ý đây không phải là bệnh lý nên người bệnh không cần lo lắng. Chúng có thể sẽ biến mất sau một khoảng thời gian ngắn.

Ngoại tâm thu thất

Ngoại tâm thu thất cũng rất phổ biến bắt nguồn từ tâm thất và thường xảy ra do những nguyên nhân như trên. Ngoại tâm thu thất thường liên quan đến những bệnh lý khá nặng. Tim đập nhanh liên tục có thể xuất hiện nhiều trở thành vấn đề khi xuất hiện nhiều, ngay cả khi nằm.

Cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất

Tim đập nhanh trong trường hợp này thường bắt nguồn từ những cấu trúc ở trên tâm thất. Tình trạng nhịp nhanh kịch phát trên thất thường xuất hiện ở mọi lứa tuổi và có thể xuất hiện trên trái tim hoạt động bình thường. Điển hình là những cơn tim đập nhanh đột ngột và chúng cũng bị biến mất đi đột ngột. Khi xuất hiện tình trạng này thì người bệnh xuất hiện nhịp tim đập rất nhanh, rung cả lồng ngực. Kèm theo đó là tâm trạng lo lắng sợ sệt trong cơn.

Hội chứng Wolf – Parkinson – White (WPW)

Tên của hội chứng trên được đặt bắt nguồn từ tên của 3 nhà khoa học tìm ra nó. Trong đó hội chứng WPW có liên quan đến đường dẫn truyền phụ được nối trực tiếp từ tâm nhĩ xuống tâm thất. Tình trạng loạn nhịp tim do WPW không khác gì so với những nguyên nhân khác gây nên tuy nhiên thì các điều trị sẽ khác nhau. Hiện nay với y học tiến bộ trong lĩnh vực thăm dò điện sinh lý học giúp cho bác sĩ thuận tiện trong chẩn đoán và điều trị hội chứng WPW.

Rung nhĩ

Rung nhĩ là nguyên nhân gây tim đập nhanh khi ngủ rất phổ biến. Tìm hiểu sâu sa hơn là tình trạng tâm nhĩ mất khả năng duy trì hoạt động khử cực bình thường. Khi đó thì các xung động điện học dẫn truyền thường bị hỗn loạn trong cơn tâm nhĩ từ đó làm mất khả năng co bóp nhịp nhàng của cơ học tâm nhĩ. Lúc này tâm nhĩ run rẩy và không phải đập từng nhát.

Tim đập nhanh có thể là triệu chứng của bệnh nguy hiểm

Ở một số trường hợp thì rung nhĩ có thể xảy ra nhưng rất khó phát hiện, một số trường hợp xuất hiện cảm giác đánh trống ngực, chóng mặt hoặc đau ngực, suy tim. Rung nhĩ khiến cho lưu lượng máu trong tim co bóp bị hạn chế khi đi nuôi cơ thể. Tình trạng rung nhĩ thường có nguy cơ lớn dẫn đến sự hình thành cục máu đông tại tâm nhĩ. Theo đó thì những cục máu đông khi đi vào hệ thống tuần hoàn có thể gây ra tình trạng tắc mạch tại các cơ quan, có thể gặp ở não và gây ra đột quỵ.

Cuồng nhĩ

Cuồng nhĩ là tình trạng rối loạn nhịp tim gần giống với rung nhĩ. Thường ở trường hợp này thì các tâm nhĩ co bóp với tần số rất nhanh, khoảng 300 nhịp/phút. Khác với rung nhĩ thì cuồng nhĩ không gây ra nguy cơ cao hình thành huyết khối . Đa số trường hợp bị cuồng nhĩ không cần phải điều trị, trừ khi đối mặt với những triệu chứng nặng.

Hội chứng nút xoang bệnh lý

Hội chứng suy nút xoang trong cơ thể thường biểu hiện một số loại rối loạn nhịp tim khác nhau, đa số triệu chứng này thường liên quan đến tầng nhĩ hay nút nhĩ thất. Người bệnh sẽ xuất hiện những rối loạn nhịp có thể bao gồm nhanh hoặc chậm. Trường hợp xuất hiện cả hai thì gọi chung là “hội chứng nhịp nhanh –chậm”.

Yếu tố nguy cơ gây ra tim đập nhanh

Yếu tố tim đập nhanh có thể do một số yếu tố nguy cơ làm tăng triệu chứng như sau:

  • Do tình trạng căng thẳng quá mức
  • Có thể do chứng rối loạn lo âu hay thường xuyên trải nghiệm những cơn hoảng loạn
  • Phụ nữ đang mang thai
  • Người bệnh đang hoặc có tiền sử sử dụng các chất kích thích hay tác dụng phụ của một số thuốc trị cảm lạnh hay thuốc trị bệnh hen
  • Người mắc bệnh cường giáp

Một số vấn đề tim mạch khác bao gồm rối loạn nhịp, khiếm khuyết cấu trúc tim hay nhồi máu cơ tim cũng có thể là bệnh lý khiến cho bạn bị tim đập nhanh.

Một số biện pháp kiểm soát tim đập nhanh

Nếu tình trạng tim đập nhanh kéo dài hoặc có xuất hiện kèm theo những triệu chứng bất thường khác thì người bệnh nên đi thăm khám để được bác sĩ theo dõi và đưa ra hướng điều trị thích hợp.

  • Trước tiên người bệnh cần phải xây dựng chế độ ăn uống khoa học. Nên bổ sung nhóm thực phẩm tốt cho tim mạch bao gồm trái cây, rau xanh, các loại hạt, ngũ cốc hay các loại cá giàu omega-3…Tuyệt đối nên hạn chế = thức ăn đóng hộp, thực phẩm được chế biến sẵn, mỡ động vật hay trứng, sữa béo. 
  • Mỗi ngày nên tập luyện thể dục nhẹ nhàng chẳng hạn như đi bộ, chạy bộ hay yoga… khoảng 30 phút mỗi ngày, điều đó rất tốt cho tim mạch.
  • Nên cân bằng công việc đồng thời giảm bớt căng thẳng, áp lực
  • Nên uống đủ nước mỗi ngày.
  • Có chế độ nghỉ ngơi phù hợp, và thư giãn cơ thể
  • Thay đổi lối sống lành mạnh, tốt nhất hãy từ bỏ những thói quen xấu bao gồm hút thuốc, rượu bia, sử dụng các chất kích thích.
  • Thông tin được chia sẻ trên đây nhằm giúp bạn đọc tìm hiểu về tình trạng tim đập nhanh là bệnh gì? Cách điều trị như thế nào? Nếu bạn còn câu hỏi nào thắc mắc thì hãy để lại dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn sức khỏe!
Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990