Bệnh thương hàn không phải là bệnh xa lạ hiện nay, bệnh có nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện kịp thời. Dù vậy thì không phải ai cũng nắm được hết những thông tin về bệnh để có cách điều trị hiệu quả. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu “ Bệnh thương hàn là gì? Cách chăm sóc người bệnh như thế nào nhé”.
Thương hàn là bệnh gì?
Thương hàn là gì? Đây là một dạng bệnh về đường tiêu hóa, do nguyên nhân chủ yếu là vi khuẩn Salmonella typhi gây nên và có thể lây sang cho người khác. Tùy vào mức độ phát triển bệnh ở mỗi người có thời gian ủ bệnh khác nhau, thường từ 8 – 14 ngày.
>>Tham khảo thêm: Serotinin là gì? Triệu chứng và cách điều trị hội chứng này
Bệnh thương hàn thường khởi phát rất đột ngột. Với những trường hợp mắc bệnh thương hàn đa số không xuất hiện triệu chứng. Tuy nhiên với nhiều trường hợp nặng thì người bệnh sẽ xuất hiện thêm những triệu chứng bao gồm sốt, mệt mỏi kéo dài, chán ăn, đau đầu, buồn nôn, táo bón hoặc tiêu chảy,…Những triệu chứng này thường dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác, do vậy mà cần phải được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Bởi bệnh có thể gây biến chứng loét thanh mạc, thủng ruột và tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây ra bệnh thương hàn
Nguồn truyền nhiễm
Vi khuẩn Salmonella typhi là nguyên nhân gây bệnh chính và chúng có thể lây từ người bệnh sang người lành. Trong thời gian ủ bệnh vẫn có khả năng lây nhiễm cao, và dù được điều trị chấm dứt triệu chứng lâm sàng nhưng nghiên cứu vẫn phát hiện vi khuẩn Salmonella typhi còn tồn tại trong cơ thể trong 2-3 tuần. Do vậy mỗi trường hợp bệnh cần phải được điều trị duy trì để tránh nguy cơ.
Phương thức lây nhiễm
Người bị bệnh thương hàn thường do ăn uống phải những thức ăn có bị nhiễm khuẩn. Chúng thường có khả năng sinh sôi, phát triển trong sữa và các chế phẩm khác mà không làm thay đổi tính chất hay mùi vị do vậy rất khó phát hiện. Việc ăn đồ ăn được nấu chín là cách làm giảm bớt nguy cơ nhưng không loại bỏ hoàn toàn.
Không chỉ vậy, bệnh thương hàn còn có khả năng lây truyền từ người này sang người khác nếu như có tiếp xúc với chất thải hay những đồ dùng bị nhiễm khuẩn từ người bệnh. Bệnh thương hàn có thể xuất hiện trong bất kỳ độ tuổi nào nhưng phổ biến nhất trong độ tuổi từ 15 – 30. Nhất là những người đang sinh sống và làm việc ở những nơi có điều kiện sống ô nhiễm như nguồn nước, không khí,, chất thải không được xử lý. Hiện nay thì bệnh thương hàn ít xảy ra hơn ở người bệnh do ý thức và nhận thức của mọi người đã được cải thiện trong việc giữ gìn môi trường sống trong sạch.
Diễn biến và triệu chứng của bệnh thương hàn
Tùy vào sự phát triển vi khuẩn ở mỗi người sẽ xuất hiện những triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên chúng sẽ phát triển ở từng giai đoạn mà người bệnh cần chú ý:
Giai đoạn ủ bệnh
Thông thường, bệnh thương hàn thường ủ bệnh kéo dài khoảng 7 – 15 ngày. Đa số người bệnh sẽ không xuất hiện triệu chứng.
Giai đoạn khởi phát
Giai đoạn này người bệnh xuất hiện những triệu chứng sau 1 tuần bao gồm: Sốt tăng cao kèm theo rét run. Nhiệt độ tăng cao có thể lên đến 39 – 41 độ C đến ngày thứ 7 của bệnh. Ngoài ra người bệnh còn kèm theo một số triệu chứng như mệt mỏi, nhức đầu, ăn ngủ kém, ù tai.
Giai đoạn toàn phát
Giai đoạn này thường kéo dài khoảng 2 tuần kèm theo một số triệu chứng: Sốt, bất thường tiêu hóa, tim mạch, nhiễm độc thần kinh, đào ban.
Ở giai đoạn này thì người bệnh thường bị sốt cao lên đến 39 – 40 độ C kèm theo tình trạng sốt nóng là chủ yếu. Ngoài ra người bệnh còn xuất hiện những triệu chứng nhiễm độc thần kinh với một số biểu hiện như nhức đầu, ù tai, mất ngủ, tay run, hay gặp ác mộng. Đa số người bệnh bị nhiễm độc thần kinh là trạng thái typhos. Cụ thể là người bệnh vẫn nhận biết những kích thích ở môi trường xung quanh nhưng cơ thể vẫn nằm bất động, mặt vô cảm, mắt nhìn đờ đẫn. Một số hiếm trường hợp, người bệnh có thể bị hôn mê, li bì.
Các nốt đào ban thường xuất hiện nhiều khoảng 2 – 3 mm, chúng xuất hiện nhiều ở bụng, ngực hoặc mạn sườn. Chúng thường xuất hiện trong khoảng từ ngày 7 – 12 của bệnh. Người bệnh còn có thể gặp phải một số vấn đề về tiêu hóa bao gồm đi ngoài phân lỏng sệt, màu vàng nâu, mỗi ngày đi khoảng 5 – 6 lần. Người bệnh có cảm giác đau bụng nhẹ lan tỏa vùng hố chậu phải. Không chỉ vậy, người bệnh bị thương hàn thường có thể bị viêm phế quản, viêm phổi.
Giai đoạn lui bệnh
Giai đoạn lui bệnh thường diễn ra trong khoảng một tuần. Nhiệt độ ở người bệnh dao động mạnh sau đó sẽ giảm dần. Cơ thể người bệnh cũng phục hồi hẳn, đỡ mệt, ăn ngủ tốt hơn và chấm dứt những vấn đề về tiêu hóa.
Các biện pháp điều trị bệnh thương hàn
Phương pháp điều trị đặc hiệu
Việc điều trị bệnh thương hàn hiện nay không quá khó. Nhưng một số nghiên cứu cho thấy tình trạng Vi khuẩn thương hàn kháng thuốc kháng sinh đang là vấn đề nhức nhối trong ngành Y. Cùng với đó thì các nhà nghiên cứu đã phân lập được một chủng vi khuẩn kháng thuốc với kháng sinh bao gồm nhóm Fluoroquinolone và nhóm Cephalosporin thế hệ III.
Điều trị triệu chứng
Bên cạnh phương pháp điều trị đặc hiệu với kháng sinh thuộc nhóm Fluoroquinolone và nhóm Cephalosporin thế hệ III. Thì người bệnh có thể điều trị triệu chứng của bệnh thương hàn bằng cách bù nước điện giải khoảng 1500-2000ml/ngày theo tỷ lệ Glucose 5%, Natri clorid 9%, Ringer Lactat, hạ sốt khi sốt cao. Đồng thời kết hợp với chế độ ăn với thức ăn mềm, bồi bổ đầy đủ chất dinh dưỡng trong thời gian sốt.
Điều trị biến chứng sốt thương hàn
Người bệnh thương hàn có thể gặp phải những biến chứng bao gồm xuất huyết tiêu hóa, choáng nội độc tố, hay thủng ruột. Với những người bị xuất huyết tiêu hóa thì người bệnh sẽ không được các bác sĩ không dịch chuyển hay ngay lập tức cho chườm lạnh, truyền thêm máu, sử dụng thuốc cầm máu. Với bệnh nhân bị biến chứng thủng ruột thì sẽ được bác sĩ sử dụng chống sốc điều trị ngoại khoa. Còn với người bệnh bị biến chứng choáng nội độc tố thì có thể được chỉ định dùng thuốc kháng viêm Solu medrol 30mg/kg truyền trong khoảng 30 phút đầu và sau đó có thể lặp lại từ 4 – 6 giờ trong vòng 48 giờ.
Bên cạnh đó có thể điều trị người lành mang vi khuẩn bằng một số loại thuốc như Pefloxacin, Ciprofloxacin, Cefixim…
Chế độ dinh dưỡng với bệnh thương hàn
Bên cạnh phương pháp điều trị bệnh thương hàn ở trên thì chế độ dinh dưỡng cũng rất quan trọng với mỗi người bệnh. Điều này sẽ giúp cho cơ thể phục hồi sớm hơn, người bệnh nên nghe theo lời khuyên của các y bác sĩ nhé.
Bệnh thương hàn nên ăn gì?
Cơ quan tiêu hóa của người bệnh thương hàn thường bị ảnh hưởng nhiều nhất. Do vậy dược sĩ các Trường Cao đẳng Dược HCM cho biết, chế độ dinh dưỡng mà bạn lựa chọn phải có nhiệt lượng cao, thành phần dinh dưỡng tốt và nhất là dễ tiêu hóa. Nên đảm bảo chất dinh dưỡng đầy đủ trong bữa ăn bao gồm vitamin, chất cacbon, protein và vitamin, nhằm giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
Khi sốt, người bệnh cần được bổ sung chế độ dinh dưỡng nhẹ được chia làm nhiều bữa. Nên ưu tiên những thực phẩm mềm, loãng như: cháo loãng, sữa bò, nước cơm,… giai đoạn phục hồi bệnh nhân thì việc chú ý đến ăn uống là rất quan trọng.
Sau khi khỏi bệnh khoảng một tuần vẫn nên ăn thực phẩm dạng mềm, ít bã. Điều này giúp cho người bệnh hạn chế được nguy cơ bị chảy máu đường ruột, thủng ruột. Có thể bổ sung protein có trong nhiều thực phẩm bao gồm sữa bò, thịt bò, gà, thỏ, trứng gia cầm,… Bên cạnh đó người bệnh cần phải được ăn nhiều rau xanh, hoa quả để bổ sung vitamin và khoáng chất tuy nhiên phải nghiền nát thức ăn.
Bệnh thương hàn không nên ăn gì?
Ngoài những thực phẩm tốt cho sức khỏe thì khi hệ tiêu hóa còn yếu thì bạn cũng cần đặc biệt chú ý đến việc ăn uống. Bệnh thương hàn không nên ăn gì?
- Những món ăn cứng, nhiều bã, xơ tránh bởi chúng có thể sẽ cọ xát vào thành ruột gây tổn thương, chảy máu và thủng ruột. Theo đó thì bạn nên chú ý khi ăn những thực phẩm như: giá đậu, bánh nướng,rau hẹ…
- Một số loại gia vị có chất kích thích: ớt, rượu, hạt tiêu,… Chúng sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện tình trạng xung huyết niêm mạc dạ dày, khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Nước ga, món sinh hơi sẽ khiến cho người bệnh bị đầy hơi, như khoai tây, khoai lang.
Trên đây là những chia sẻ về bệnh thương hàn và chế độ dinh dưỡng phù hợp. Nếu còn băn khoăn gì thì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment nhé. Chúc bạn sức khỏe!