Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Thuốc Verospiron có tác dụng gì? Trường hợp nào nên thận trọng sử dụng?

Cập nhật: 29/12/2020 14:50 | Người đăng: Lường Toán

Thuốc Verospiron được chỉ định để điều trị bệnh liên quan tới tim mạch, huyết áp. Tuy nhiên khi sử dụng Verospiron, bạn cần tuân thủ cách dùng, liều dùng mà bác sĩ chỉ định. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong chuyên mục bài viết dưới đây nhé.

Verospiron là thuốc gì?

Thuốc Verospiron điều trị các bệnh cao huyết áp, tim mạch

Thuốc Verospiron có chứa thành phần chính là Spironolacton, được xem là một chất đối kháng cạnh tranh với aldosterone. Thuốc hoạt động bằng cách làm ức chế tác động giữ nước và Na+, đồng thời còn tác động thải trừ K+ của aldosterone. Do vậy chúng sẽ làm tăng sự thải trừ Na+, Cl-  đồng thời làm giảm thải trừ K+ và ức chế bài tiết H+ vào nước tiểu. Cuối cùng thì thuốc sẽ làm tăng lượng nước tiểu dẫn đến tác động hạ huyết áp trong cơ thể.

>>Tham khảo thêm: Thuốc bổ não có tốt không? Sử dụng thuốc bổ não đúng cách như thế nào?

Chỉ định dùng thuốc Verospiron

  • Người bị hội chứng thận hư, tăng huyết áp vô căn
  • Bệnh nhân bị phù nề kèm theo suy tim sung huyết hay bị xơ gan cổ trướng
  • Hoặc có thể bị phù do nguyên nhân khác 
  • Bệnh nhân bị giảm kali huyết – kết hợp với digitalis điều trị bệnh khi không còn lựa chọn điều trị nào khác thay thế.
  • Điều trị bệnh cường aldosterone tiên phát – dùng trước phẫu thuật. Hoặc bạn có thể dùng Verospiron dài hạn nếu như người bệnh không thể hoặc từ chối phẫu thuật.

Chống chỉ định dùng thuốc Verospiron 

  • Với phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ đang cho con bú không nên dùng thuốc
  • Người bị quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc
  • Người bị vô niệu, suy chức năng thận nặng hay suy thận cấp hoặc tăng kali huyết, giảm natri huyết

Với phụ nữ đang mang thai hay đang cho con bú chỉ được sử dụng trong trường hợp cần thiết, đồng thời ngưng cho con bú để tránh bị ảnh hưởng.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc

  • Điều trị chứng suy thận và tăng kali máu: Người bệnh có thể bị tăng urê máu thoáng qua hoặc bị nhiễm toan tăng clo huyết đều có thể hồi phục trong cơ thể. Bởi vậy, người bệnh cần phải lưu ý khi sử dụng thuốc với người bị rối loạn chức năng gan, thận hay với người cao tuổi. Bên cạnh đó, bạn phải kiểm tra thường xuyên nồng độ chất điện giải trong huyết thanh và chức năng thận để đảm bảo an toàn.
  • Với người bị đái tháo đường: Nhất là với người có biến chứng thận do đái tháo đường không nên dùng bởi thuốc làm tăng nguy cơ tăng kali huyết với đối tượng người bệnh này.
  • Người bị bệnh di truyền hiếm gặp không nên sử dụng khi kém hấp thu glucose-galactose, không dung nạp galactose, thiếu hụt men lactase hoăc kém hấp thu thì tốt nhất không nên dùng thuốc này.

Thuốc Verospiron gây tác dụng phụ gì?

Theo dược sĩ Cao đẳng Y Dược Hồ Chí Minh, thuốc Verospiron sử dụng trong thời gian dài có thể sẽ làm tăng kali huyết, hạ huyết áp và giảm natri huyết, mềm xương, căng tức ngực ở nữ giới, rối loạn kinh nguyệt, chứng vú to ở nam giới, rậm lông tóc ở phụ nữ.

Dưới đây là những tác dụng phụ hiếm gặp của thuốc glucose-galactose:

  • Phát ban, nổi mề đay, ban sần
  • Rụng tóc
  • Da biến đổi giống bệnh lupus
  • Rối loạn hệ thần kinh trung ương với triệu chứng buồn ngủ, thất điều, hay bị nhức đầu.
  • Rối loạn tiêu hóa với triệu chứng buồn nôn hoặc nôn, tiêu chảy, đau dạ dày, chảy máu dạ dày, hay bị viêm gan)

Thường những tác dụng phụ của thuốc Verospiron trên đây sẽ biến mất đi khi ngưng thuốc. Dù vậy thì bạn cũng nên thông báo cho bác sỹ nắm được tác dụng không mong muốn trong quá trình sử dụng thuốc.

Tương tác thuốc khi dùng chung Verospiron

Trong quá trình sử dụng Verospiron, nếu như bạn kết hợp với các thuốc khác thì không tránh khỏi nguy cơ bị tương tác thuốc. Điều này có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn hoặc làm giảm hiệu quả điều trị thuốc. Dưới đây là những thuốc có thể tương tác với Verospiron:

Verospiron có thể gây tác dụng phụ không mong muốn
  • Mitotan 
  • Carbenoxolon 
  • Thuốc ức chế enzym chuyển angiotensin
  • Salicylat 
  • Các thuốc lợi tiểu khác 
  • Neomycin 
  • Fludrocortison 
  • Thuốc chống tăng huyết áp
  • Thuốc chống viêm không steroid NSAID 
  • Các dẫn xuất coumarin
  • Amoni clorid 
  • Triptorelin, buserelin, gonadorelin 
  • Digoxin 
  • Kali và các thuốc lợi tiểu giữ kali khác

Trên đây không bao gồm tất cả các loại thuốc có thể tương tác với Verospiron. Do vậy để đảm bảo an toàn bạn hãy báo cho bác sĩ về tất cả thuốc đang dùng bao gồm thuốc kê đơn, không kê đơn, thảo dược, thuốc bổ...Từ đó bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định liều dùng thuốc an toàn và hiệu quả.

Những thông tin được tổng hợp về thuốc Verospiron trên đây hi vọng sẽ hữu ích với các bạn đọc. Qua đó bạn sẽ nắm được cách dùng, liều dùng an toàn và hiệu quả. Đừng quên theo dõi bài viết sau để cập nhật kiến thức khác nhé. Chúc bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990