Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Thuốc Tobradex có tác dụng gì? Những lưu ý khi sử dụng thuốc Tobradex

Cập nhật: 22/12/2020 12:35 | Người đăng: Lường Toán

Tobradex là thuốc gì? Cách dùng và liều dùng Tobradex như thế nào? Những câu hỏi này đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của bạn đọc. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây nhé.

Tobradex là thuốc gì?

Tobradex là một loại thuốc kháng sinh có thành phần chính là Tobramycin, Dexamethason. Thuốc Tobradex được bào chế dưới dạng hỗn dịch nhỏ mắt. Trong đó thành phần Tobramycin là một dạng kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn, còn thành phần dexamethason có tác dụng chống viêm mạnh.

Thuốc Tobradex dạng bôi ngoài da

Với các thuốc kháng sinh nói chung và Tobradex nói riêng thì bạn cần phải đọc kỹ hướng dẫn về cách dùng, liều dùng để sử dụng hiệu quả. 

>>Tham khảo thêm: Thuốc Differin là thuốc gì? Một số lưu ý khi điều trị trứng cá bằng thuốc Differin

Thuốc Tobradex dùng để điều trị bệnh gì?

Theo dược sĩ Cao đẳng Y Dược HCM, thuốc nhỏ mắt Tobradex được chỉ định trong một số trường hợp dưới đây:

  • Người bị viêm mắt, được chỉ định dùng corticosteroid và có đáp ứng với steroid.
  • Người bị nhiễm khuẩn nhẹ ở mắt do vi khuẩn hoặc có nguy cơ bị nhiễm khuẩn mắt.
  • Viêm kết mạc bờ mi và nhãn cầu, phần trước nhãn cầu hay viêm giác mạc.
  • Viêm màng bồ đào trước mạn tính hoặc sự tổn thương giác mạc do một số yếu tố như bỏng nhiệt, hóa chất, tia xạ hay do dị vật.

Hướng dẫn sử dụng thuốc Tobradex như thế nào?

Thuốc kháng sinh Tobradex trước khi sử dụng thì bạn cần phải nắm được những thông tin về cách dùng, liều dùng an toàn và hiệu quả. Bạn có thể những thông tin này trên bao bì sản phẩm hoặc sẽ được chúng tôi cung cấp dưới đây. Tuy nhiên bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế được chỉ định của bác sĩ.

Về liều dùng thuốc Tobradex an toàn và hiệu quả:

  • Mỗi ngày nên nhỏ 1-2 giọt vào mỗi bên mắt (kể cả mắt không bị viêm), Mỗi ngày nên dùng 4-6 lần.
  • Liều dùng ban đầu: 1-2 ngày đầu tiên có thể tăng liều cao hơn so với liều khuyến cáo, mỗi lần dùng 1 hoặc 2 giọt cách nhau 2 giờ. Khi thấy những triệu chứng viêm mặt được cải thiện hơn thì người bệnh có thể giảm liều, đồng thời phải giảm tần suất nhỏ mắt. Lưu ý không nên ngưng nhỏ mắt đột ngột.
  • Ban đêm, bạn có thể dùng thuốc mỡ tra mắt Tobradex thay vì dạng bào chế thuốc nhỏ mắt.

Liều dùng Tobradex cho trẻ em như thế nào?

Hiện nay vẫn chưa có đủ dữ liệu an toàn và hiệu quả của thuốc Tobradex đối với trẻ em.

Đối với bệnh nhân suy gan hoặc suy thận

Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu về độ an toàn và tác dụng của thuốc Tobradex đối với đối với bệnh nhân suy gan hoặc suy thận. Người bệnh chỉ nên sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. 

Về cách dùng của thuốc Tobradex

  • Thuốc nhỏ mắt Tobradex chỉ được dùng để nhỏ mắt, trước khi sử dụng thì bạn phải lắc kỹ, đều.
  • Nếu như bạn mở nắp, thì có thể khiến vòng gắn đảm bảo bị rời ra ngoài, do vậy bạn cần phải tháo bỏ chúng đi trước khi nhỏ mắt.
  • Tốt nhất không nên để đầu lọ thuốc chạm vào mắt hay vị trí xung quanh mắt để tránh lây nhiễm chéo.
  • Sau khi nhỏ mắt xong, thì bạn hãy vặn đóng chặt nắp lọ thuốc nếu như bạn không sử dụng.
  • Trường hợp người bệnh đang dùng nhiều hơn một loại thuốc nhỏ mắt, thì tốt nhất hãy cách mỗi loại thuốc ít nhất 5 phút và thuốc mỡ tra mắt sẽ được tra vào sau cùng.

Thuốc Tobradex có gây ra tác dụng phụ nào không?

Một số nghiên cứu cho thấy với những người sử dụng Tobrdex hay những loại thuốc chứa các corticosteroid cho mắt kéo dài thì có thể gây ra sự tăng nhãn áp, nặng hơn là bị glaucom. Một số ít trường hợp có thể bị tổn thương thần kinh thị giác, từ đó gây ra giảm thị lực, gây đục thủy tinh thể và thiếu hụt thị trường.

Bên cạnh đó thì một vài ghi nhận người bệnh bị mỏng giác mạc sẽ có nguy cơ gây thủng những bộ phận đó, nhất là sau thời gian dài điều trị bằng thuốc chứa corticoid.

Làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng thứ phát sau khi dùng thuốc Tobradex có kết hợp chứa corticosteroid đồng thời có tác dụng kháng khuẩn như nhiễm nấm giác mạc.

Thuốc Tobradex còn có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng nhưng rất  hiếm gặp, cụ thể như bị độc tính trên thính giác, hay thận, độc tính thần kinh đối với những bệnh nhân sử dụng tobramycin đường toàn thân.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Tobradex 

Thuốc nhỏ mắt Tobradex chỉ dùng để nhỏ mắt

-  Người bệnh tuyệt đối không được tiêm thuốc Tobradex vào mắt.

-  Trường hợp sử dụng Tobradex mà có xảy ra những biểu hiện quá mẫn như ngứa, ban đỏ…thì tốt nhất hãy ngừng sử thuốc ngay.

– Thành phần corticosteroid trong thuốc Tobradex có thể làm giảm sức đề kháng trong cơ thể. Đó là lý do tạo điều kiện khiến cho mắt bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm hoặc virus đồng thời có thể che giấu các triệu chứng của bệnh. Do vậy bạn cần phải ăn uống, nghỉ ngơi và tập thể dục hợp lý để tăng cường sức khỏe cho cơ thể.

–  Tuyệt đối không nên sử dụng kính áp tròng khi đang sử dụng thuốc. Bởi hoạt chất benzalkonium clorid trong thuốc có thể gây kích ứng mắt.

Những lưu ý khi dùng Tobradex đối với phụ nữ mang thai và cho con bú

Với phụ nữ giai đoạn thai kỳ:

Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu đầy đủ về việc sử dụng thuốc nhỏ mắt Tobradex trên trên phụ nữ mang thai về công dụng, hạn chế và tác dụng phụ. Tuy nhiên những nghiên cứu về thuốc Tobradex trên động vật đều cho thấy những độc tính gây hại cho thai nhi.

Bởi vậy các chuyên gia khuyến cáo không dùng thuốc nhỏ mắt Tobradex trong suốt thời gian mang thai.

Phụ nữ thời kỳ cho con bú:

Hiện tại vẫn chưa có thống kê cụ thể về số liệu cũng như việc dùng thuốc Tobradex tra mắt có bài tiết qua sữa mẹ hay không. Dù vậy thì hoạt chất thuốc có thể bài tiết qua sữa mẹ khi dùng toàn thân. Đó là lý do mà bạn chỉ nên dùng Tobradex khi có chỉ định của các bác sĩ.

Những thông tin về thuốc Tobradex trên đây hi vọng sẽ giúp bạn nắm được công dụng, cách dùng và liều dùng hiệu quả. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại comment bên dưới nhé. Chúc bạn sức khỏe tốt!

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990