Với sự phát triển của công nghệ y sinh, thuốc tân dược đã ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng, dễ dàng mang theo của con người. Cùng tìm hiểu rõ hơn thuốc tân dược là gì? Những lưu ý khi sử dụng ra sao qua thông tin chi tiết trong bài dưới đây.
Thuốc tân dược là gì?
Thuốc tân dược là sản phẩn dùng khi phòng bệnh, chữa bệnh, phục hồi hay điều chỉnh các chức năng cơ thể, mặt khác chúng có nhiều tác dụng trong công cuộc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe con người.
Chất lượng thuốc trước và sau khi hoàn thiện bắt buộc trải qua các giai đoạn giám sát, kiểm tra, kiểm định từ nguyên liệu đầu và cho đến thành phẩm. Tất cả các dược phẩm trước khi đến tay người bệnh phải được cấp phép, cho phép được lưu thông trên thị trường.
Thuốc tân dược bao gồm hai thành phần gồm:
- Nguyên liệu thành phần hóa dược và nguyên liệu sinh học dùng để làm thuốc
- Thành phần hóa dược và sinh học
Các dạng bào chế thuốc tân dược
Thuốc tân dược được bào chế ở nhiều dạng khác nhau như:
- Các dạng thuốc tân dược ở thể rắn: Thuốc viên, thuộc dạng bột nghiền nhỏ,…
- Các dạng thuốc ở thể mềm: Thuốc cao, mỡ, gel,…
- Các dạng thuốc điều chế ở thể lỏng: Thuốc dung dịch, hỗn dịch, nước siro, nhũ dịch.
- Các dạng thuốc dùng đường uống trực tiếp: Thuốc viên, bột, thuốc dung dịch, nhũ dịch, thuốc hỗn dịch.
- Các dạng thuốc sử dụng bằng cách tiêm: Dung dịch, thuốc hỗn dịch, thuốc nhũ dịch, thuốc bột pha tiêm, dịch truyền cơ thể.
- Các dạng thuốc dùng ở bên ngoài: Thuốc bôi ở trên da, thuốc nhỏ lên niêm mạc mắt, bôi trên móng, thuốc nhỏ tai, thuốc nhỏ mũi, dung dịch thuốc dùng để súc miệng.
- Các dạng thuốc được dùng để đặt vào những hốc tự nhiên ở trên cơ thể: Thuốc đặt vào hậu môn, thuốc trứng đặt trong âm đạo…
Phân loại các loại thuốc tân dược
Nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Dược đang thiếu hụt, cơ hội nghề nghiệp ngành Dược rất lớn. Do vậy ngành Dược chưa bao giờ hết “hot”, sinh viên có kỹ năng, kiến thức chuyên môn đạt chuẩn sẽ có cơ hội thăng tiến rộng mở.
Cùng tìm hiểu thuốc tân dược có thể được phân biệt dựa vào những yếu tố sau:
Phân loại theo đối tượng điều trị
- Dược lý nhi khoa.
- Dược lý lão khoa.
- Dược lý phụ khoa.
- Dược lý nam khoa.
Phân loại dựa vào cơ chế tác động của thuốc
- Dược lý di truyền.
- Dược lý miễn dịch.
- Dược lý phân tử.
Phân loại theo các nhóm thuốc nghiên cứu
- Nhóm thuốc tân dược có tác dụng đến hệ tiêu hóa của con người: Thuốc trị loét dạ dày, thuốc nhuận tràng, thuốc trị tiêu chảy, thuốc làm tan sỏi mật, thuốc trị bệnh trĩ, thuốc chống nôn, thuốc gây nôn, thuốc tẩy ruột, thuốc trị lỵ amip…
- Nhóm thuốc tác động trên máu và hệ tạo máu: Thuốc trị rối loạn đông máu (thuốc chống huyết khối, thuốc chống chảy máu), thuốc trị thiếu máu…
- Nhóm thuốc tác động trên hệ tim mạch: Thuốc trị tăng huyết áp, thuốc trị suy tim, thuốc trị loạn nhịp tim, thuốc chống cơn đau thắt ngực, thuốc lợi tiểu, thuốc làm giảm lipid huyết tương…
- Hormon và thuốc điều chỉnh rối loạn nội tiết tố: Hormon vùng dưới đồi và hormon tuyến giáp; Hormon tuyến giáp và các thuốc kháng giáp; Hormon tuyến tụy và các thuốc điều trị tiểu đường; Hormon vỏ thượng thận và các dẫn chất tổng hợp; Hormon sinh dục nam Hormon sinh dục nữ; Thuốc viên tránh thai…
- Nhóm chất kháng khuẩn toàn thân: Kháng sinh, thuốc chống nấm, thuốc kháng virus, huyết thanh miễn dịch và globulin miễn dịch, vaccine…
- Thuốc chống ký sinh trùng, diệt sâu bọ: Thuốc diệt giun sán, thuốc diệt nguyên sinh động vật (thuốc diệt amib, thuốc trị sốt rét,…), thuốc diệt ngoại ký sinh trùng bao gồm cả ghẻ.
- Nhóm thuốc chống ung thư và điều hoà miễn dịch: Thuốc chống ung thư (tác nhân alkyl hoá, thuốc kháng chuyển hoá, thuốc chống phân bào, kháng sinh trị ung thư,…); Thuốc điều hoà miễn dịch (các cytokine, interferon, interleukine,…); Thuốc ức chế miễn dịch.
- Nhóm thuốc tác động trên hệ cơ xương: Thuốc chống viêm và chống thấp khớp, thuốc điều trị bệnh gout, thuốc điều trị các bệnh về xương, rối loạn hệ cơ xương,…
- Nhóm thuốc tác động trên hệ thần kinh trung ương: Thuốc mê, thuốc tê, thuốc an thần, gây ngủ, thuốc giảm đau opiod và các thuốc kháng opioid, thuốc trị rối loạn tâm thần (thuốc chống trầm cảm, thuốc chống hưng cảm), thuốc chống động kinh, thuốc chống parkinsonvà các rối loạn vận động khác.
- Nhóm thuốc tác động trên hệ thần kinh thực vật: thuốc kích thích hệ giao cảm, thuốc ức chế hệ giao cảm, thuốc kích thích hệ phó giao cảm, thuốc ức chế hệ phó giao cảm.
- Nhóm thuốc tác động trên hệ hô hấp: thuốc chống hen, thuốc ho.
- Các vitaminvà khoáng chất: Các vitamin tan trong nước, các vitamin không tan trong nước, các khoáng chất.
- Histamin và các thuốc kháng histamine.
- Nhóm thuốc giải độc.
Những nhóm loại thuốc trên đây khi theo học ngành Dược các bạn sẽ được đào tạo bài bản, trang bị kiến thức đảm bảo chuyên môn. Sau khi tốt nghiệp ra trường sẽ tự tin làm việc trong Khoa Dược các bệnh viên Trung ương, hay các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện, hoặc kinh doanh làm chủ nhà thuốc tư nhân,…
Điều kiện kinh doanh thuốc tân dược
Nhu cầu thuốc tân dược sử dụng chữa bệnh ngày càng lớn, cùng với đó là sự phát triển không ngừng của ngành Dược làm cho thị trường kinh doanh thuốc tân dược cần có sự quản lý chặt chẽ hơn.
Cụ thể để được hoạt động kinh doanh Dược, cơ sở kinh doanh phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Theo đó để có Giấy chứng nhận cơ sở kinh doanh phải đáp ứng các điều kiện căn cứ Điều 33 tại Luật Dược 2016 như sau:
Điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự
- Cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải có địa điểm, nhà xưởng sản xuất, phòng kiểm nghiệm, kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc, hệ thống phụ trợ, trang thiết bị, máy móc sản xuất, kiểm nghiệm, bảo quản thuốc, hệ thống quản lý chất lượng, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự đáp ứng Thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
- Cơ sở nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc, cơ sở xuất khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc, cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải có địa điểm, kho bảo quản thuốc, trang thiết bị bảo quản, phương tiện vận chuyển, hệ thống quản lý chất lượng, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự đáp ứng Thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
- Cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải có địa điểm, kho bảo quản thuốc, trang thiết bị bảo quản, phương tiện vận chuyển, hệ thống quản lý chất lượng, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự đáp ứng Thực hành tốt phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
- Cơ sở bán lẻ thuốc phải có địa điểm, khu vực bảo quản, trang thiết bị bảo quản, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự đáp ứng Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc; đối với cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 69 Luật Dược 2016.
Điều kiện về người chịu trách nhiệm chuyên môn
Người chịu trách nhiệm chuyên môn về Dược và vị trí công việc quy định tại Điều 11 Luật Dược 2016 phải có Chứng chỉ hành nghề dược phù hợp với cơ sở kinh doanh dược quy định tại khoản 2 Điều 32 Luật Dược 2016.
Việc đánh giá đủ điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự được thực hiện 03 năm một lần hoặc đột xuất theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Thông qua bài viết trên Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã tổng hợp toàn bộ thông tin chi tiết về thuốc tân dược. Hy vọng bài viết hữu ích và giải đáp được thắc mắc của các bạn. Để cập nhật thêm các kiến thức mới về ngành Y dược hãy thường xuyên ghé chuyên mục này nhé!