Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Thuốc Rodogyl điều trị nhiễm khuẩn răng và một số lưu ý khi dùng

Cập nhật: 19/11/2020 15:12 | Người đăng: Lường Toán

Thuốc Rodogyl thường được chỉ định trong việc điều trị nhiễm khuẩn răng miệng cấp và mãn tính với những triệu chứng của viêm nha chu, áp xe răng, viêm tấy, viêm nướu, viêm mô tế bào quanh xương hàm…Ngoài ra, thuốc còn dùng để dự phòng nhiễm khuẩn tại chỗ. 

Những thông tin cần biết về thuốc Rodogyl

Thuốc Rodogyl là thuốc kháng nấm, chống nhiễm khuẩn và ký sinh trùng thường được điều trị nhiễm khuẩn răng miệng. Trên thị trường hiện nay có bán thuốc Rodogyl bào chế viên nén, người bệnh nên dùng theo chỉ định của bác sĩ để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Thuốc Rodogyl điều trị nhiễm khuẩn răng

Theo thông tin từ phía nhà sản xuất, thuốc Rodogyl gồm những thành phần dưới đây:

  • Spiramycin: thành phần kháng sinh có phổ kháng khuẩn rộng hơn hoạt chất Erythromycin. Chúng sẽ nhạy cảm với một số vi khuẩn thuộc nhóm Helicobacter pylori, Streptococcus, Propionibacterium,…
  • Metronidazole: Có tác dụng rất tốt điều trị vi khuẩn kỵ khí gram âm và trùng roi Trichomonas vaginalis, đồng thời không nhạy cảm với vi khuẩn ưa khí.

Thuốc Rodogyl còn chứa những hoạt chất khác không hoạt động. Khi sử dụng, người bệnh cần phải đọc kỹ hướng dẫn trên bao bì sản phẩm hoặc tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ để việc sử dụng mang lại hiệu quả. 

>>Tham khảo thêm:Sensa cool là gì? Thành phần và công dụng của Sensa cool như thế nào?

Chỉ định dùng thuốc Rodogyl

Thuốc Rodogyl thường được chỉ định trong các trường hợp dưới đây:

  • Điều trị nhiễm khuẩn răng miệng cấp và mãn tính trong các trường hợp viêm nha chu, viêm tấy, viêm nướu, áp xe răng, viêm miệng, viêm mô tế bào quanh xương hàm, viêm quanh thân răng viêm dưới hàm, …
  • Hoặc được dùng để dự phòng nhiễm khuẩn tại chỗ sau thủ thuật ngoại khoa răng miệng.

Thuốc Rodogyl còn có thể được sử dụng với mục đích khác chưa được kể đến trên đây. Người bệnh hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu dùng với bất kỳ mục đích nào.

Chống chỉ định thuốc Rodogyl như thế nào?

Theo dược sĩ Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, thuốc Rodogyl chống chỉ định trong một số trường hợp sau:

  • Người bị quá mẫn với bất cứ thành phần nào trong thuốc hay các thuốc khác
  • Người có tiền sử bị dị ứng với dẫn xuất của Acetyl Spiramycin hay Imidazol.
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú

Hoạt động của thuốc Rodogyl có thể ảnh hưởng đến một số bệnh lý khác về mức độ tiến triển. Để đảm bảo an toàn thì người bệnh hãy báo cho bác sĩ về việc sử dụng Rodogyl trong quá trình điều trị để các bác sĩ cân nhắc điều trị.

Cách dùng – liều lượng thuốc Rodogyl an toàn 

Thuốc Rodogyl được bào chế thành viên nén thường được sử dụng theo đường uống. Bạn hãy nuốt trọn viên thuốc, không bẻ, cắn hay ngậm tan viên thuốc. Hãy dùng thuốc với một cốc nước lọc, lưu ý không nên dùng với một số đồ uống khác như sữa, cà phê hay nước ép trái cây.

Ngoài ra tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, độ tuổi và theo khả năng đáp ứng của cơ thể với thuốc mà bác sĩ chỉ định liều lượng và cách dùng thuốc khác nhau. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả thì bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ. Thông tin dưới đây chỉ áp dụng với một số trường hợp, bạn hãy tham khảo nhé:

Liều dùng thuốc Rodogyl cho người trưởng thành:

  • Mỗi ngày dùng 4 – 6 viên
  • Chia thành 2 – 3 lần

Liều dùng thuốc Rodogyl cho trẻ từ 10 – 15 tuổi:

  • Mỗi ngày nên dùng 3 viên
  • Được chia thành 3 lần uống

Liều dùng thuốc Rodogyl cho trẻ từ 5 – 10 tuổi:

  • Mỗi ngày dùng 2 viên
  • Chia thành 2 lần uống

Liều dùng thuốc Rodogyl tùy vào từng trường hợp, tuy nhiên nếu sử dụng hết liệu trình mà không mang lại hiệu quả thì bạn hãy báo cho bác sĩ. Qua đó sẽ được bác sĩ điều chỉnh về liều lượng phù hợp với tình trạng bệnh. Tuy nhiên việc tăng giảm liều lượng như nào cũng cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ. Ngoài ra nếu xuất hiện triệu chứng nào có xu hướng trầm trọng hơn khi sử dụng thuốc thì cũng báo ngay cho bác sĩ.

Một số lưu ý khi dùng thuốc Rodogyl

Khi uống thuốc Rodogyl thì bạn cần phải đứng trước và sau khi uống khoảng 30 phút. Lưu ý không nên uống thuốc khi nằm, đặc biệt phải thận trọng nếu có sử dụng cho người bệnh đang mắc phải nguy cơ bệnh viêm ruột hồi, viêm ruột kết hay người nghi ngờ bị loét dạ dày.

Thuốc Rodogyl có nguy cơ gây độc cho người cao tuổi, với người trên 65 tuổi thì hãy cân nhắc và điều chỉnh liều lượng dùng. Thuốc Rodogyl thường không bài tiết qua thận, do vậy có thể dùng thuốc cho bệnh nhân suy thận.

Một số nghiên cứu cho thấy, thuốc Rodogyl khi dùng trên động vật thì không gây quái thai hay dị tật bẩm sinh. Dù vậy thì với phụ nữ mang thai để đảm bảo an toàn thì chỉ nên dùng khi có chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa đồng thời cân nhắc về lợi ích và tác hại của thuốc.

Thành phần trong thuốc Rodogyl trong một số nghiên cứu thì chúng có khả năng thải trừ qua sữa mẹ. Do vậy mà phụ nữ đang cho con bú thì không nên sử dụng, trường hợp cần thiết thì hãy ngưng cho con bú khi sử dụng thuốc.

Với những người có tiền sử rối loạn thể tạng máu hay người điều trị kéo dài thì thận trọng khi sử dụng Rodogyl.

Tác dụng phụ của thuốc Rodogyl như thế nào?

Bất kỳ loại thuốc nào cũng có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Theo đó thì thuốc Rodogyl cũng có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn trong thời gian sử dụng. Một số triệu chứng bất thường bạn cần chú ý như sau:

Thuốc Rodogyl có thể tương tác với một số loại thuốc khác

Tác dụng phụ thông thường:

  • Rối loạn tiêu hóa
  • Nổi mề đay
  • Giảm bạch cầu vừa phải
  • Viêm lưỡi
  • Có vị kim loại trong miệng

Một số tác dụng phụ nghiêm trọng:

  • Dị cảm, chóng mặt
  • Mất điều hòa vận động

Để hạn chế những tác dụng phụ kể trên có thể xảy ra hay gây ra các biến chứng nghiêm trọng thì người bệnh hãy báo cho bác sĩ về bất kỳ tác dụng phụ nào khi sử dụng thuốc. Người bệnh có thể gặp phải những triệu chứng bất thường khác chưa được kể đến trên đây, phụ thuộc vào cơ địa ở mỗi người.

Tương tác thuốc Rodogyl 

Thuốc Rodogyl có thể phản ứng với một số loại thuốc khác nhau. Tình trạng này có thể khiến kết quả điều trị bệnh bị ảnh hưởng, hoặc gây ra một số rủi ro không mong muốn. Theo đó mỗi người nên cẩn trọng dùng Rodogyl với các loại thuốc sau:

  • Thuốc ngừa thai: thuốc Rodogyl có thể làm giảm tác dụng ngừa thai do vậy nên cân nhắc khi dùng.
  • Disulfiram: Khi dùng đồng thời với thuốc Rodogyl có thể gây độc hệ thống thần kinh, với một số triệu chứng bao gồm loạn thần hay lú lẫn,…
  • Thuốc chống đông theo đường uống: Thuốc Rodogyl có thể gây tăng độc tính đối với nhóm thuốc chống đông. Bên cạnh đó có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết trong cơ thể. Do vậy nếu như bạn có ý định phối hợp hai thuốc này thì cần cân nhắc về liều sử dụng. 
  • Thuốc giãn cơ: có thể bị tăng tác dụng giãn cơ khi dùng chung với thuốc Rodogyl.
  • Lithi: có thể bị tăng nồng độ trong máu và gây độc cho cơ thể khi dùng chung với thuốc Rodogyl.
  • Fluorouracil: sẽ được giảm khả năng thanh thải hoặc sẽ làm tăng độc tính của Fluorouracil nếu bạn kết hợp với thuốc Rodogyl.
  • Rượu: Dùng rượu trong thời gian điều trị bệnh bằng thuốc Rodogyl có thể gây ra hiệu ứng Antabuse với những triệu chứng nóng, nôn mửa, tim đập nhanh, đỏ bừng,…).

Trên đây là những thông tin được chia sẻ về thuốc Rodogyl hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment nhé, chúc bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990