Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Thuốc Panangin hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch an toàn và hiệu quả

Cập nhật: 08/12/2020 15:05 | Người đăng: Lường Toán

Thuốc Panangin thường được chỉ định điều trị những bệnh lý về tim mạch như đau tim, bệnh tim mãn tính, suy tim hay người bị rối loạn nhịp tim. Bên cạnh đó thì bạn có thể sử dụng bổ sung một số vitamin, khoáng chất để bù đắp lượng magiê và kali cho những đối tượng bị thiếu hụt.

Thuốc Panangin là thuốc gì?

Thuốc Panangin là một loại vitamin và khoáng chất để hỗ trợ điều trị tim mạch.  Thuốc Panangin có chứa các thành phần sau như Magnesi aspartat anhydrat, Kali aspartat anhydrat với những thành phần tá dược vừa đủ...

Thuốc Panangin hỗ trợ điều trị bệnh tim

Trên thị trường hiện nay thì thuốc Panangin được bào chế dạng viên nén và dung dịch đậm đặc để pha dịch tiêm truyền, sản xuất tại công ty dược phẩm Gedeon Richter Plc. của Hungary. Trước khi sử dụng Panangin bạn cần phải nắm được đầy đủ thông tin về cách dùng, liều dùng an toàn và hiệu quả.

>>Tham khảo thêm: Mẹo chữa nấc cho trẻ sơ sinh đơn giản chỉ trong 1 phút

Chỉ định dùng thuốc Panangin

Thuốc Panangin sẽ được chỉ định với những trường hợp dưới đây:

  • Thuốc Panangin có thể dùng để hỗ trợ điều trị những bệnh lý về tim mạch bao gồm suy tim, nhồi máu cơ tim, co thắt cơ, rối loạn nhịp tim hay bị đau thắt ngực
  • Điều trị và giúp phòng ngừa cho người bị thiếu hụt magiê hay kali đồng thời giúp tăng tiêu thụ các icon, bệnh tiểu đường hoặc người bị mất điện giải do tiêu chảy.
  • Cải thiện khả năng dung nạp glycoside tim

Thuốc Panangin có thể dùng trong những trường hợp khác chưa được kể đến trên đây. Tuy nhiên bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có ý định sử dụng để cân nhắc lợi ích và nguy cơ nếu có.

Chống chỉ định dùng thuốc Panangin

Thuốc Panangin được bác sĩ chống chỉ định điều trị với một số trường hợp bị dị ứng hay với người bị mẫn cảm với một số thành phần có trong thuốc. Cụ thể thuốc Panangin chống chỉ định với trường hợp:

  • Người bị suy tim nặng, sốc tim hay bị rối loạn nhịp tim nặng
  • Người mắc bệnh Addison (suy vỏ thượng thận) hay bị suy thận cấp và mãn tính
  • Người gặp hội chứng block nhĩ – thất độ III

Thuốc Panangin còn được điều trị cho một số đối tượng khác được chống chỉ định sử dụng thuốc mà chưa được chúng tôi liệt kê đầy đủ tại đây. Bởi vậy để đảm bảo an toàn thì người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc nếu như chưa được sự đồng ý của giới chuyên môn.

Hướng dẫn sử dụng thuốc Panangin như thế nào?

Theo dược sĩ Cao đẳng Y Dược Hồ Chí Minh, người bệnh chỉ được sử dụng thuốc Panangin theo chỉ định của các bác sĩ, dược sĩ chuyên môn hoặc dùng thuốc theo sự hướng dẫn của nhà sản xuất. Tốt nhất bạn không nên thay đổi liệu trình sử dụng thuốc hoặc tăng liều mà chưa thực sự cần thiết.

Do vậy để đảm bảo tính hiệu quả trong quá trình điều trị bằng thuốc Panangin thì tốt nhất người bệnh hãy sử dụng thuốc đúng lộ trình và thời gian. Qua đó sẽ giúp bạn tránh được trường hợp quên hoặc quá liều dùng thuốc Panangin. Tốt nhất bạn phải có cách để xử lý khi gặp phải các trường hợp trên.

Tùy từng dạng bào chế, độ tuổi và tình trạng sức khỏe của mỗi người sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc Panangin với liều lượng khác nhau. Theo đó để đảm bảo an toàn, bạn hãy đọc kỹ thông tin trên bao bì. lưu ý thông tin này không thay thế được lời khuyên của các bác sĩ.

Với người lớn:
  • Thuốc Panangin dạng viên nén: Mỗi lần dùng 1 – 2 viên, mỗi ngày sử dụng 3 lần. Với trường hợp cần thiết, bạn có thể tăng liều lên thành 3 viên/ lần và mỗi ngày sử dụng 3 lần. Khi sử dụng thì bạn hãy uống thuốc với một cốc nước đầy sẽ giúp quá trình hấp thụ diễn ra được tốt hơn. Bạn có thể dùng thuốc trước hoặc sau bữa ăn đều phát huy được hiệu quả. Bạn hãy dùng nguyên viên thuốc Panangin không được nhai hay ngậm dưới lưỡi.
  • Thuốc Panangin dạng tiêm: Chỉ nên sử dụng khi có theo dõi của bác sĩ. Bạn hãy lấy 2 ống tiêm Panangin hòa với 50 – 100 ml dung dịch glucose 5%. Dung dịch này được dùng để tiêm tĩnh mạch hoặc truyền dịch nhỏ giọt chậm và liên tục.
Với trẻ em:

Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào về liều dùng thuốc Panangin an toàn cho trẻ em dưới 12 tuổi. Bởi vậy để đảm bảo an toàn thì tốt nhất bạn không được tự ý sử dụng thuốc cho con trẻ nếu chưa có chỉ định từ bác sĩ.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Panangin

Thận trọng khi sử dụng thuốc Panangin

Trước khi sử dụng thuốc Panangin, người bệnh cần phải có một số lưu ý dưới đây:

  • Những người bị tăng kali huyết thì hãy thận trọng hơn trong việc sử dụng thuốc Panangin. Tốt nhất bạn hãy thường xuyên đến các cơ sở y tế để theo dõi lượng kali huyết trong cơ thể.
  • Còn với thuốc Panangin dạng truyền dịch thì cần được truyền ở tốc độ chậm đồng thời phải có sự theo dõi cẩn thận của các bác sĩ về tình trạng của bệnh nhân trong quá trình truyền hoặc sau khi truyền dịch. Bởi vì trường hợp truyền thuốc với tốc độ quá nhanh cũng là nguyên nhân khiến cho họ bị sốc thuốc hoặc các cơn bừng đỏ.
  • Tốt nhất bạn hãy thận trọng khi sử dụng thuốc Panangin cho phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ đang cho con bú. Hiện nay vẫn chưa có kết luận chính xác nào về mức độ an toàn đối với đối tượng sử dụng thuốc này. Chúng có thể làm ảnh hưởng đến thai nhi hoặc con trẻ nếu sử dụng thuốc Panangin không đúng cách.
  • Thuốc Panangin có thể gây sai lệch đến kết quả của một số xét nghiệm. Do vậy bạn hãy báo cho bác sĩ nếu như dùng thuốc này trước khi làm xét nghiệm.

Tác dụng phụ của thuốc

Trong quá trình điều trị các bệnh lý bằng thuốc Panangin, thì một số ít người bệnh sẽ xảy ra một số triệu chứng bất thường do tác dụng phụ của thuốc Panangin gây ra. Theo đó để đảm bảo an toàn thì bạn nên nhanh chóng báo cho bác sĩ để có phương pháp ngăn chặn kịp thời những triệu chứng dưới đây, nhằm tránh các trường hợp xấu xảy ra:

Thuốc Panangin có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn
  • Hạ huyết áp
  • Block nhĩ thất
  • Nồng độ kali và magiê trong máu tăng đột ngột
  • Co thắt
  • Tiêu chảy
  • Khó chịu khu vực tuyến tụy
  • Nôn hoặc buồn nôn
  • Giảm phản xạ hoặc phản xạ chậm
  • Có vấn đề về hô hấp như suy hô hấp, khó thở
  • Nhuận trường

Ngoài ra thì người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng khác không được chúng tôi liệt kê đầy đủ tại đây. Bởi vậy để triệu chứng này xuất hiện thì tốt nhất bạn hãy tìm đến bác sĩ để được hỗ trợ nhé. Để ngăn ngừa tác dụng phụ thì bạn hãy dùng thuốc theo liều lượng kê đơn và thời gian sử dụng để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Tương tác thuốc Panangin có thể xảy ra

Thuốc Panangin có thể tương tác với những loại thuốc nhất định nếu như bạn sử dụng đồng thời.. Tình trạng này có thể làm giảm hiệu quả thuốc hoặc làm tăng nguy cơ tác dụng phụ. Do vậy thì bạn cần lưu ý nếu kết hợp Panangin với các thuốc điều trị sau đây:

  • Tetracylin
  • Natri fluorid
  • Thuốc ức chế men chuyển Angiotensin (ACEI)
  • Cyclosporin
  • Thuốc lợi tiểu
  • Muối sắt
  • Thuốc chẹn beta
  • Heparin

Để đảm bảo an toàn thì tốt nhất bạn hãy báo cho bác sĩ về tất cả các thuốc đang sử dụng bao gồm thuốc kê đơn, không kê đơn, thảo dược, vitamin, thực phẩm chức năng để được cân nhắc liều dùng cách dùng Panangin hợp lý. Trường hợp cần thiết phải có biện pháp xử lý theo chỉ định của bác sĩ. 

Với những thông tin chia sẻ về thuốc Panangin hi vọng sẽ giúp bạn nắm được cách dùng và liều dùng Panangin an toàn, hiệu quả. Thông tin trên đây không thay thế được lời khuyên của các bác sĩ. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé.

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990