Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Thuốc Otrivin có tác dụng gì? Những lưu ý khi sử dụng

Cập nhật: 25/05/2020 12:30 | Người đăng: Lường Toán

Thuốc nhỏ mũi Otrivin dường như không còn xa lạ hiện nay. Thuốc có thể được sử dụng cho cả người lớn và trẻ em, tuy nhiên thuốc chỉ được dùng trong một số trường hợp . Trước khi sử dụng bạn cần phải nắm được các thông tin về thuốc Otrivin, cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây nhé.

Thông tin về thuốc nhỏ mũi Otrivin

Otrivin có thành phần hoạt chất chính là xylometazoline hydrochloride. Thuốc được bào chế dưới dạng bình xịt định liều và dung dịch nhỏ mũi cho trẻ em an toàn chứa 0.05% xylometazoline hydrochloride. Với người lớn thì có thể sử dụng bình xịt định liều hoặc dung dịch nhỏ mũi chứa 0.1% xylometazoline hydrochloride.

Thuốc Otrivin có tác dụng gì?

>>Xem thêm: Vi khuẩn Salmonella gây bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Thuốc được sản xuất tại Thụy Sĩ được đóng thành chai 10ml dưới dạng thuốc nhỏ mũi hoặc dạng bình xịt.

Thuốc nhỏ mũi Otrivin có tác dụng gì?

Thuốc Otrivin thường được chỉ định trong những trường hợp:

  • Hỗ trợ điều trị bệnh viêm tai giữa với các trường hợp bị sung huyết tại họng và mũi
  • Hỗ trợ giúp loại bỏ dịch nhầy gây tổn thương vùng xoang
  • Giảm triệu chứng nghẹt mũi (có thể do nhiều nguyên nhân gây ra).
  • Giúp việc nội soi mũi trong chẩn đoán và điều trị dễ dàng hơn.

4. Chống chỉ định dùng thuốc Otrivin

Thuốc Otrivin không được dùng trong các trường hợp sau đây:

  • Người bị dị ứng với thành phần xylometazoline hay bất kỳ các thành phần nào của thuốc.
  • Người đang sử dụng thuốc ức chế Monoamine oxidase (MAO) bao gồm: phenelzine và tranylcypromine
  • Bệnh nhân cắt tuyến yên qua đường xương bướm.

Hướng dẫn cách sử dụng thuốc Otrivin

Cách dùng thuốc nhỏ mũi Otrivin

Theo dược sĩ các Trường Cao Đẳng Y Dược HCM, Thuốc Otrivin mang lại hiệu quả tốt nhất khi được dùng theo chỉ định của các bác sĩ. Bạn có thể tham khảo thông tin được in trên bao bì của nhà sản xuất hoặc sử dụng theo sự hướng dẫn trực tiếp của các bác sĩ chuyên môn. Nếu bạn còn thắc mắc về các thông tin nào của thuốc thì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ.

+ Với dạng thuốc xịt Otrivin:

  • Trước khi dùng thuốc thì cần phải vệ sinh mũi sạch sẽ
  • Đưa đầu bình xịt vào lỗ mũi sau đó bấm nút phun luồng thuốc vào mũi. Tuyệt đối lưu ý không được xịt thuốc vào mắt, vách ngăn mũi hoặc giữa mũi.
  • Sau đó hít thở sâu để giúp thuốc được thấm nhanh vào trong mũi.
  • Mỗi loại thuốc sẽ có liều lượng khác nhau do vậy mà bạn sử dụng theo số lần bác sĩ chỉ định hoặc hướng dẫn được in trên bao bì sản phẩm.

+ Với thuốc Otrivin nhỏ mũi

Nhỏ 1 – 2 giọt thuốc vào cánh mũi nhưng bạn chỉ phải nghiêng mũi. Tốt nhất cần phải tránh nhỏ mũi vào mũi vào cánh mũi.

Thuốc Otrivin chỉ mang tác dụng điều trị tạm thời. Người bệnh không nên lạm dụng thuốc trong thời gian điều trị bởi thực tế thì Otrivin có thể gây ra khá nhiều tác dụng phụ. Người bệnh lưu ý không nên sử dụng quá 3 – 5 ngày bởi nó có thể gây ra một số triệu chứng dị ứng: sổ mũi, nổi mẩn đỏ, sưng bên trong mũi, …

Liều dùng thuốc Otrivin

Theo mô tả của nhà sản xuất, liều dùng được chỉ định cho bệnh nhân khắc phục triệu chứng bệnh là:

Liều dùng thuốc Otrivin cho người lớn:

  • Với thuốc Otrivin dạng nhỏ mũi 0.1%: Mỗi ngày nên sử dụng 3-4 lần, mỗi lần nhỏ 2- 3 giọt hai bên cánh mũi.
  • Với thuốc Otrivin dạng dung dịch 0.1%: Mỗi ngày xịt 4 lần, mỗi lần một bên cánh mũi, ngày xịt 4 lần.

Liều dùng thuốc Otrivin cho trẻ nhỏ:

Với thuốc nhỏ mũi Otrivin 0.05%:

  • Với trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 6 tuổi: Mỗi ngày nhỏ từ 1 – 2 lần, mỗi lần 1- 2 giọt hai bên mũi, tối đa dùng 3 lần mỗi ngày.
  • Với trẻ em trên 6 tuổi: Mỗi ngày nhỏ  3- 4 lần, mỗi lần 2 -3 giọt hai bên cánh mũi

Với thuốc xịt mũi Otrivin 0.05%:

  • Với trẻ em dưới 6 tuổi và trẻ sơ sinh: Mỗi ngày xịt khoảng 1 – 2 lần, mỗi lần xịt 1 lần mỗi bên cánh mũi 1- 2 lần, tối đa dùng 3 lần mỗi ngày.
  • Với trẻ trên 6 tuổi trở lên: Mỗi ngày xịt khoảng 3- 4 lần, mỗi lần xịt 2 -3 lần.

Thông tin về thuốc Otrivin chỉ mang tính chất tham khảo, và không thay thế cho chỉ định của bác sĩ. Người bệnh trước khi dùng tốt nhất nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ. Trường hợp dùng thuốc liên tục khoảng 5 ngày mà không làm giảm các triệu chứng của bệnh thì tốt nhất bạn nên liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được chỉ định biện pháp điều trị hiệu quả hơn. 

Thận trọng khi dùng thuốc Otrivin

Người bệnh nên thận trọng dùng thuốc Otrivin trong các trường hợp dưới đây:

  • Cũng giống như các loại thuốc khác thì thuốc Otrivin có thể được chỉ định trong các trường hợp xuất hiện các triệu chứng giao cảm quá mức bao gồm chóng mặt, khó ngủ, chóng mặt, yếu, run hoặc nhịp tim bất thường.
  • Thuốc Otrivin nhỏ mũi có thể gây co mạch tại chỗ, đồng thời sẽ khắc phục các triệu chứng tức thì. Dù vậy thì thuốc không được dùng để điều trị kéo dài, nhất là không dùng cho các bệnh mãn tính.
  • Thuốc Otrivin có dùng được cho bà bầu không? Phụ nữ đang mang thai là đối tượng rất nhạy cảm, do vậy việc sử dụng thuốc như thế nào cũng phải được sự cho phép của bác sĩ, không được tự ý dùng trong bất kỳ trường hợp nào.

Một số điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Otrivin

Bất kỳ loại thuốc nào khi bạn sử dụng cũng cần phải nắm được thông tin của thuốc đồng thời phải có những lưu ý để việc điều trị bệnh mang lại hiệu quả hơn. Cụ thể khi dùng Otrivin thì bạn cần phải lưu ý một số điều dưới đây:

Tác dụng phụ của thuốc Otrivin

Lưu ý khi dùng thuốc Otrivin

Thuốc Otrivin gây ra những tác dụng phụ gì? Người bệnh cần chú ý khi thấy các triệu chứng bất thường sau đây:

  • Khô mũi;
  • Hắt xì;
  • Tắc nghẽn phục hồi;
  • Cảm giác nóng rát, châm chích ở mũi;
  • Đau đầu;
  • Khó ngủ;

Đặc biệt là những tác dụng phụ dưới đây thì bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ để được điều trị kịp thời:

  • Buồn nôn
  • Bồn chồn
  • Chóng mặt
  • Tăng huyết áp
  • Đánh trống ngực (tim đập nhanh, không đều)
  • Bồn chồn

Trên đây không phải là tất cả những tác dụng phụ do thuốc Otrivin xịt gây nên. Do vậy bất kể những triệu chứng nào bất thường thì bạn cũng nên báo cho bác sĩ sớm nhé. Ngoài ra để hạn chế tác dụng phụ thì người bệnh nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Tương tác thuốc thuốc Otrivin

Nếu dùng chung thuốc Otrivin với một số loại thuốc khác thì có thể gây ra một vài tương tác. Chúng có thể làm thay đổi hay giảm khả năng hoạt động của các loại thuốc điều trị khác. Đặc biệt cần chú ý khi dùng chung với các loại thuốc sau:

  • Thuốc chẹn alpha bao gồm: doxazosin,  alfuzosin, doxazosin, tamsulosin
  • Amphetamine như dextroamphetamine và lisdexamfetamine
  • Atomoxetine, Bromocriptine, Epinephrine, Dipivefrin, Fentanyl, Linezolid, Metylphenidat, Norepinephrine
  • Chất chủ vận beta-2  bao gồmSalbutamol, terbutaline, formoterol, salmeterol
  • Thuốc có chứa chất gây nghiện như cần sa, dronabinol, nabilone
  • Thuốc trị cảm lạnh như thuốc phenylephrine, pseudoephedrine)
  • Thuốc nhỏ mắt và thuốc xịt mũi  bao gồm naphazoline, oxymetazoline, xylometazoline
  • Ergot alkaloids  ví dụ như ergotamine, dihydroergotamine
  • Metylphenidat
  • Chất ức chế monoamine oxidase (MAOIs; ví dụ: moclobemide, phenelzine, rasagiline, selegiline, tranylcypromine
  • Thuốc chống trầm cảm  bao gồm amitriptyline, clomipramine, desipramine, nortriptyline

Trường hợp dùng thuốc Otrivin quá liều, quên liều cần xử lý như thế nào?

Thuốc Otrivin mang lại hiệu quả tốt nhất nếu như bạn dùng đúng liều lượng theo thời gian quy định. Tuy nhiên trường hợp mà bạn quên uống thuốc thì hãy uống ngay sau khi nhớ ra. Trường hợp mà khoảng cách giữa đợt thuốc bị gần với liều kế tiếp gần nhau thì tốt nhất bỏ qua liều quên và dùng thuốc theo kế hoạch.

Việc dùng thuốc Otrivin quá liều có thể tăng triệu chứng mẫn cảm và nguy cơ tác dụng phụ. Hãy báo cho bác sĩ để được xử lý kịp thời nhé.

Trên đây là những thông tin về thuốc Otrivin và cách điều trị an toàn, hiệu quả. Nếu như bạn còn băn khoăn nào cần giải đáp thì hãy báo cho bác sĩ ngay nhé. Chúc bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990