Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Thuốc Mypara: Công dụng và cách dùng an toàn

Cập nhật: 30/11/2023 10:34 | Người đăng: Lường Toán

Khi bắt buộc cần tới thuốc giảm đau thì ít nhất bạn cũng nên biết loại thuốc đó công dụng và liều lượng thế nào? Trong bài viết ngày hôm nay, các giảng viên Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ đề cập đến một số thông tin về thuốc Mypara giúp bạn sử dụng hiệu quả, an toàn.

1. Thuốc MyPara có tác dụng gì?

Mypara là thuốc làm giảm đau nhanh, hạ sốt, cơ thể gặp phải những cơn đau khó chịu như đau đầu, đau tai, đau răng, đau nhức do nguyên nhân cảm cúm.

Thuốc Mypara được bào chế dạng viên nén sủi bọt với hàm lượng 500mg. Trên thị trường hiện nay sản xuất rất nhiều dòng thuốc này như: thuốc MyPara 500mg, thuốc MyPara Er, thuốc MyPara Extra.

Thuốc Mypara được sản xuất dưới nhiều dòng khác nhau
Thuốc Mypara được sản xuất dưới nhiều dòng khác nhau

Xem thêm: 

2. Liều lượng và Cách dùng thuốc Mypara

Thuốc Mypara được dùng bằng đường uống, với mỗi độ tuổi và tình trạng bệnh khác nhau sẽ có liều lượng áp dụng tương đương. Dưới đây là liều lượng chỉ định thông thường:

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Sử dụng 500 - 1000mg trong khoảng từ 4 - 6 tiếng khi cần giảm đau nhanh, tuy nhiên không được sử dụng quá 4g mỗi ngày.
  • Trẻ em từ 6 - 12 tuổi: Uống mỗi lần 250 - 500mg khi cần thiết mỗi lần cách nhau từ 4 - 6 tiếng, tối đa 4 lần mỗi ngày.
  • Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc giảm đau Mypara liên tiếp 10 ngày với người lớn và 5 ngày đối với trẻ em bởi có thể gây tổn thương tới nhiều cơ quan của cơ thể vô cùng nguy hiểm.
  • Không tự ý dùng thuốc để hạ sốt khi bị sốt quá cao và kéo dài, trường hợp này nên đưa bệnh nhân nhập viện để nắm rõ tình hình.

Mặc dù thuốc giảm đau là một loại thuốc không thể thiếu trong hộp Y tế của mỗi gia đình nhưng khi sử dụng thuốc Mypara tốt nhất hãy làm theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc Mypara
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc Mypara

3. Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Có nhiều người thường không để ý tới việc sử dụng thuốc giảm đau Mypara thế nào dẫn đến nhiều trường hợp bị uống quá liều phải nhập viện.

Trong trường hợp uống quá liều xuất hiện các triệu chứng như ngộ độc thuốc bao gồm: Buồn nôn, nôn, đau bụng, cơ thể xanh xao, không muốn ăn hãy tới ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất.

Ngoài ra khi tới cơ sở y tế bạn cần thành thật ghi lại danh sách các loại thuốc bạn đã từng dùng và liều lượng để bác sĩ có thể dễ dàng chẩn đoán cũng như hỗ trợ điều trị tốt nhất. Sử dụng quá liều thuốc Mypara có thể dẫn tới phân hủy tế bào gan, hoại tử gan hoàn toàn không thể phục hồi, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, nguy cơ bị bệnh lý não dẫn đến hôn mê sâu thậm chí là tử vong.

4. Trước khi sử dụng thuốc MyPara bạn nên lưu ý những gì?

Thuốc mypara 500mg chống chỉ định trong một số trường hợp cụ thể:

  • Đối tượng bị thiếu máu, có bệnh tim, phổi, gan, thận.
  • Không sử dụng cho bệnh nhân nghiện rượu.
  • Những người quá mẫn cảm với paracetamol (thành phần chính trong thuốc Mypara).
  • Đối tượng thiếu hụt men glucose - 6 - phosphat dehydrogenase.
  • Những người bị thiếu hụt gen xác định tình trạng phenylalanin hydroxylase và những người phải hạn chế lượng phenylalanin cũng nên cân nhắc trước khi sử dụng thuốc Mypara. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước đó.
Hãy cảnh báo cho bác sĩ nếu gặp bất kỳ phản ứng phụ nào của thuốc 
Hãy cảnh báo cho bác sĩ nếu gặp bất kỳ phản ứng phụ nào của thuốc 

Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý hãy cảnh báo cho bác sĩ biết bất kỳ những dị ứng thành phần thuốc mà bạn gặp phải để bác sĩ có thể xem xét giảm liều lượng hoặc đổi loại thuốc khác có tác dụng tương đương.

Cho đến nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu xác định rõ rủi ro của thuốc trong thời kỳ mang thai và cho con bú nhưng tốt nhất phụ nữ giai đoạn này muốn dùng thuốc hãy hỏi ý kiến của bác sĩ để giảm thiểu nguy cơ.

5. Tác dụng phụ của thuốc MyPara

Ngoài một số lưu ý về sử dụng và chống chỉ định của thuốc Mypara bạn cũng cần biết những tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra khi sử dụng. Cụ thể bạn sẽ gặp phải một số vấn đề như:

  • Phát ban đỏ hoặc mề đay trên da, có dấu hiệu của dị ứng.
  • Buồn nôn và nôn.
  • Bị giảm lượng bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, thiếu máu hoặc rối loạn khả năng tạo máu.
  • Nguy cơ bị các bệnh lý liên quan đến thận, thận nhiễm độc khi dùng thuốc thời gian dài.
  • Một tác dụng phụ hiếm gặp khi sử dụng thuốc Mypara là gặp phải phản ứng quá mẫn.
  • Có một số dòng thuốc Mypara trên thị trường có chứa sulfit có thể gây kiểu dị ứng sốc phản vệ hay những cơn hen đe dọa tính mạng nhưng những trường hợp này là cực kỳ hiếm. Để không gặp phải bất kỳ sự cố đáng tiếc nào ngay khi thấy dấu hiệu triệu chứng bất thường hãy gọi ngay cho bác sĩ.

6. Những tương tác thuốc MyPara

6.1. Tương tác thuốc Mypara với thuốc:

Thuốc Mypara có thể thay đổi hoạt động của một số thuốc khác mà bạn đang dùng theo hướng tiêu cực là giảm hiệu quả của thuốc hoặc tăng ảnh hưởng tác dụng phụ. Để tránh không gặp phải tình trạng này tốt nhất hãy liệt kê danh sách các loại thuốc bạn đã dùng và đang dùng cho bác sĩ.

Để đảm bảo an toàn cho bạn không tự ý dùng thuốc và thay đổi liều lượng khi không có sự cho phép của bác sĩ.

6.2. Tương tác thuốc Mypara với thực phẩm:

Như đã nói thuốc Mypara có nhiều dòng, một số loại có thể sẽ tương tác với một số đồ ăn, rượu, thuốc lá vì thế hãy hỏi ý kiến bác sĩ trong quá trình sử dụng thuốc nếu muốn sử dụng các sản phẩm này. Ngoài ra uống nhiều rượu có thể gia tăng độc tính của paracetamol đối với gan vậy nên tốt nhất hãy tránh xa rượu khi dùng thuốc.

7. Bảo quản thuốc MyPara

Với thuốc giảm đau Mypara bạn nên bảo quản ở nhiệt độ mát mẻ, tránh ẩm ướt và ánh nắng trực tiếp, không để trong môi trường quá lạnh hoặc quá ẩm như nhà tắm. Mỗi loại thuốc sẽ có biện pháp bảo quản khác nhau vì thế hãy dù là Mypara hay bất kỳ loại thuốc nào bạn cũng nên đọc kỹ hướng dẫn để bảo quản thuốc hiệu quả nhất.

Khi không còn nhu cầu sử dụng thuốc hoặc thuốc quá hạn hãy bỏ vào thùng rác không được vứt vào toilet hoặc ống dẫn nước.

Khuyến cáo: Những thông tin trẻn đây chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế lời khuyên của bác sĩ. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.

Thông tin hữu ích khác
gcp-la-gi GCP là gì? 13 nguyên tắc tiêu chuẩn GCP trong ngành Dược Ngành Dược đang sử dụng các công nghệ tiên tiến nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cũng như tối ưu hóa quản lý dược phẩm, các quy định GCP do... gpp-la-gi GPP là gì? Tiêu chuẩn GPP trong ngành Dược như thế nào? GPP là từ thường hay được nhắc đến trong ngành Y dược, là tiểu chuẩn quan trọng mà nhà thuốc cần tuân theo khi muốn đưa nhà thuốc vào hoạt động.... chuc-danh-nghe-nghiep-y-te Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp y tế cần điều kiện gì? Bộ Y tế vừa ban hành quy định mới về tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Y, Dược, Dân số. Cùng tìm... glp-la-gi GLP là gì? Vai trò của GLP trong ngành Dược GLP là một trong các tiêu chuẩn quan trọng mà bất kỳ nhà sản xuất hay doanh nghiệp thuốc đều cần tuân thủ. Vậy thực chất GLP là gì? Vai trò của... nganh-to-chuc-va-quan-ly-y-te Ngành Tổ chức và Quản lý Y tế là gì? Ra trường làm gì? Trong bối cảnh hiện nay ngành Y tế đang phát triển nhanh chóng tạo ra rất nhiều cơ hội việc làm. Vậy ngành Tổ chức và Quản lý y tế là gì? Ra... mach-nhanh-la-bieu-hien-cua-benh-gi-co-nguy-hiem-khong Mạch nhanh là biểu hiện của bệnh gì? Có nguy hiểm không? Mạch nhanh chính là tình trạng mạch đập bất thường gây ra tình trạng đánh trống ngực, hồi hộp trong vào vài giây hoặc thậm chí là vài phút. Mạnh...
Xem thêm >>



0899 955 990