Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Thuốc Mydocalm được chỉ định dùng để chữa bệnh gì? Cách sử dụng thuốc Mydocalm

Cập nhật: 09/12/2020 15:28 | Người đăng: Lường Toán

Thuốc Mydocalm được chỉ định dùng để chữa bệnh gì? Cách sử dụng thuốc Mydocalm như thế nào? Những câu hỏi này đang nhận được sự quan tâm của bạn đọc. Trong chuyên mục bài viết hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu câu trả lời này nhé.

Thuốc Mydocalm là thuốc gì?

Thuốc Mydocalm được sử dụng để điều trị đột quỵ ở người lớn bị co cứng cơ. Thuốc có chứa hoạt chất chính là tolperison hydroclorid, được biết đến là một hợp chất để giãn cơ tác dụng đến trung ương. Cho đến nay thì vẫn chưa có nghiên cứu chính xác về cơ chế tác động chính xác của tolperison. Ngoài ra hợp chất này còn có tác dụng giúp làm cải thiện tuần hoàn ở ngoại biên.

Thuốc Mydocalm điều trị căng cứng cơ

Theo dược sĩ các Trường Cao đẳng Y Dược Hồ Chí Minh, thuốc Mydocalm hàm lượng 150mg thường được bác sĩ chỉ định điều trị sau đột quỵ đối với những người lớn bị co cứng cơ.

Hướng dẫn sử dụng thuốc Mydocalm 150 mg như thế nào?

Liều dùng của thuốc Mydocalm 150mg

Dựa vào nhu cầu, độ dung nạp cũng như tình trạng bệnh ở mỗi người, các bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng thuốc Mydocalm ở mỗi người khác nhau. Thường liều dùng của Tolperison mỗi ngày dao động trong khoảng 150 – 450 mg, được chia thành 3 liều. 

Thuốc Mydocalm được chỉ định dùng trong hoặc sau bữa ăn với một cốc nước đầy. Bạn không nên thay thế với đồ uống khác như sữa, rượu, bia, nước ngọt...Khi sử dụng thuốc Mydocalm bạn không được làm thay đổi cấu trúc thuốc bằng cách bẻ đôi, ngậm hay nghiền nát thuốc trước khi sử dụng.

>>Tham khảo thêm: Thuốc Stilux có tác dụng gì? Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Stilux

Liều dùng thuốc Mydocalm với đối tượng đặc biệt dưới đây:

Với bệnh nhân bị suy thận:

  • Hiện nay đã có một vài nghiên cứu cho thấy những ảnh hưởng có hại của thuốc Mydocalm với nhóm người bị suy thận. Dù vậy thì vẫn chưa có nghiên cứu chính xác về tác hại đến nhóm bệnh nhân này. 
  • Với những bệnh nhân bị suy thận ở mức độ trung bình thì người bệnh trong quá trình sử dụng thuốc thì cần phải theo dõi chức năng của thận để đảm bảo an toàn.
  • Với những người bị suy thận nặng thì sẽ được khuyến cáo không được sử dụng Mydocalm hay những loại thuốc có chứa Tolperison.

Liều dùng Mydocalm cho bệnh nhân suy gan:

  • Với nhóm bệnh nhân bị suy gan thì hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể về tác hại của thuốc. Tuy nhiên thì trường hợp này không nên dùng thuốc khi chưa được chỉ định của bác sĩ. 
  • Với người bị suy gan ở mức độ trung bình thì tốt nhất cần được theo dõi về chức năng gan thường xuyên trong quá trình sử dụng thuốc.
  • Đặc biệt là những người bị suy gan nặng thì không được khuyến cáo sử dụng Mydocalm hay những loại thuốc chứa Tolperison.

Đối với trẻ em:

Hiện nay vẫn chưa có khuyến cáo về mức độ an toàn cũng như độ hiệu quả của tolperison đối với trẻ em.

Thuốc Mydocalm có tác dụng phụ gì?

Khi dùng thuốc Mydocalm có thể gây ra những tác dụng không mong muốn biểu hiện ở ngoài da và ở mô dưới da. Bên cạnh đó thì người bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng về rối loạn toàn thân, rối loạn tiêu hóa hay rối loạn trên thần kinh.

Đa số trường hợp xuất hiện phản ứng quá mẫn khi dùng hoạt chất Tolperison đều không nghiêm trọng và có thể tự hồi phục sau khi dừng thuốc. Rất hiếm trường hợp bị quá mẫn nặng hay bị đe doạ tính mạng.

Một số tác dụng phụ không mong muốn ít gặp như buồn nôn hoặc nôn, mệt mỏi, yếu cơ, đau đầu, chóng mặt, hạ huyết áp nhẹ, khó chịu ở bụng...Tình trạng này sẽ biến mất nếu như bạn giảm liều dùng thuốc Mydocalm.

Ngoài ra bạn có thể gặp những tác dụng phụ hiếm gặp khác như phản ứng quá mẫn, với triệu chứng hồng ban, bệnh ngứa, sốc phản vệ, ngoại ban, phù mạch, khó thở và tăng tiết mồ hôi.

Tương tác của thuốc Mydocalm

Thuốc Mydocalm có thể tương tác với một số loại thuốc khác. Tình trạng này có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn hoặc làm giảm tác dụng của thuốc. Theo đó thì bạn cần phải chú ý khi kết hợp với bất kỳ loại thuốc nào.

Thuốc Mydocalm có thể gây ra triệu chứng quá mẫn
  • Lưu ý khi dùng đồng thời thuốc Mydocalm 150mg hay các thuốc có chứa tolperison bởi chúng có thể làm tăng nồng độ trong máu của một số loại thuốc chuyển hóa chủ yếu qua gan (CYP2D6) bao gồm thioridazin, desipramin, tolterodin, dextromethorphan, venlafaxin, nebivolol, atomoxetin, metoprolol và perphenazin.
  • Thuốc Mydocalm có thể được chỉ định dùng trong bữa ăn hoặc ngay sau khi ăn.
  • Thuốc tolperison khi dùng chung với các thuốc giãn cơ sẽ có tác dụng trung ương khác, bởi vậy bạn cần báo cho bác sĩ để được cân nhắc giảm liều tolperison trường hợp cần thiết.
  • Với thuốc Mydocalm hay các thuốc chứa Tolperison thì đều có thể làm tăng tác dụng của hợp chất acid niflumic, Bởi vậy các bạn cần cân nhắc giảm liều của acid niflumic hay các NSAID khác.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Mydocalm 150 mg?

  • Thuốc Mydocalm có thể gây ra những phản ứng có hại cũng như các thuốc có chứa tolperison. Đó là một số triệu chứng phản ứng quá mẫn hay những biểu hiện của những phản ứng trên da từ nhẹ đến nặng như sốc phản vệ. 
  • Tình trạng quá mẫn dễ gặp ở nữ giới hơn nam giới, người bệnh thường có tiền sử dị ứng hay bị quá mẫn với các loại thuốc khác.
  • Người bị mẫn cảm với lidocain do vậy cần phải cẩn trọng khi sử dụng thuốc có chứa tolperison bởi chúng có thể xảy ra phản ứng chéo.
  • Những người bị quá mẫn với Mydocalm thì không nên sử dụng thuốc này.

Với phụ nữ mang thai và cho con bú

  • Hiện nay vẫn chưa có thống kê lâm sàng về tác hại của thuốc Mydocalm đối với phụ nữ mang thai (nhất là trong 3 tháng đầu) ngoại trừ khi lợi ích cao hơn nguy cơ của thuốc đối với mẹ và thai nhi.
  • Hiện nay vẫn chưa rõ về hợp chất tolperison có thể bài tiết vào sữa mẹ hay không, bởi vậy với phụ nữ đang cho con bú cũng nên cẩn trọng khi dùng thuốc Mydocalm.

Thông tin về thuốc giãn cơ Mydocalm trên đây hi vọng sẽ giúp ích cho bạn về cách dùng và liều dùng thuốc. Thông tin này không thay thế được chỉ định của bác sĩ. Các bạn hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990