Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Thuốc Methyldopa: Tác dụng, liều dùng và cách dùng an toàn

Cập nhật: 13/11/2020 15:12 | Người đăng: Lường Toán

Thuốc Methyldopa thường được chỉ định để điều trị huyết áp cao, với tác dụng giảm nguy cơ đột quỵ và đau tim và lưu thông máu. Thông tin về cách dùng và liều dùng thuốc Methyldopa sẽ được cập nhật chi tiết dưới đây, các bạn hãy tham khảo nhé.

Thông tin về thuốc Methyldopa

Thuốc Methyldopa nằm trong nhóm thuốc trị huyết áp cao, có thành phần chính là hoạt chất Methyldopa 250mg. Ngoài ra chúng còn chứa các tá dược khác bao gồm Acid citric, Microcrystalline cellulose, Propylen glycol, Povidon, Magnesi stearat, Talc, Sodium starch glycolat, HPMC, Sunset yellow, Natri calci edetat, Titan dioxid, Tartrazin...và các tá dược khác.

Thuốc Methyldopa có tác dụng gì

>>Tham khảo thêm: Thuốc Domitazol là gì? Thuốc Domitazol có tác dụng gì?

Thuốc Methyldopa được bào chế dưới dạng viên nén, bán nhiều trên hiệu thuốc toàn quốc. Bạn có thể dễ dàng mua nhưng tốt nhất hãy sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Chỉ định dùng Methyldopa 250mg:

Thuốc Methyldopa có thể gây tác động lên hệ thần kinh trung ương và ngoại biên với mục đích điều trị huyết áp cao đột ngột với những đối tượng đang mắc phải. Bạn có thể kết hợp với các thuốc khác để đạt được kết quả điều trị cao.

Bên cạnh đó, thuốc Methyldopa còn có tác dụng ngăn ngừa cơn đau tim, nguy cơ đột quỵ hay những vấn đề về thận, lưu thông và thư giãn mạch máu diễn ra tốt hơn.

Chống chỉ định dùng thuốc Methyldopa

Thuốc Methyldopa chống chỉ định sử dụng với một số trường hợp bị dị ứng hay bị mẫn cảm với các thành phần có trong thuốc. Đặc biệt với những trường hợp gặp phải những triệu chứng dưới đây:

  • Người mắc bệnh gan hay có tiền sử mắc bệnh gan
  • Người bị bệnh thận, hoặc đang ở quá trình lọc máu
  • Mắc các bệnh lý về tim...

Hướng dẫn sử dụng thuốc Methyldopa 250mg

Cách dùng thuốc Methydopa

Thuốc Methyldopa được chỉ định dùng qua đường uống. Bởi vậy mà bạn cần phải uống đủ nước giúp cho quá trình hấp thụ thuốc diễn ra tốt hơn. Từ đó sẽ phát huy hiệu quả thuốc tốt nhất.

Trong thời gian dùng thuốc thì bạn hãy chú ý không nên sử dụng rượu, bia hay đồ uống chứa cồn bởi nó có ảnh hưởng đến hoạt động của thuốc. Đồng thời chú ý không nên bẻ đôi, nghiền nát thuốc trước khi uống bởi nó sẽ làm tăng hoạt động của thuốc, tăng nguy cơ tác dụng phụ.

Liều lượng thuốc Methyldopa như thế nào?

Liều lượng thuốc Methyldopa phụ thuộc chủ yếu vào từng đối tượng, độ tuổi, cân nặng của người bệnh. Dưới đây là thông tin tham khảo do dược sĩ Cao đẳng Y Dược HCM cung cấp, không thay thế được lời khuyên của các bác sĩ.

Liều dùng thuốc Methyldopa cho người lớn:

  • Liều Methyldopa ban đầu: Mỗi ngày dùng 2-3 lần, mỗi liều 250 mg, liều dùng tối đa là 3 gram/ ngày.
  • Liều duy trì: Ngày uống 2-4 lần, mỗi lần 500 mg – 2 gram, tối đa là 3 gram/ ngày.

Liều dùng Methyldopa cho trẻ em (từ 0 đến 17 tuổi):

  • Liều dùng Methyldopa ban đầu: Mỗi lần dùng 2-4 lần, mỗi lần 10 mg/ kg.
  • Liều dùng Methyldopa tối đa: Mỗi ngày dùng 65 mg/ kg hoặc 3 gram.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Methyldopa 250mg

Thận trọng khi dùng Methyldopa

Trong thời gian điều trị bệnh bằng thuốc Methyldopa thì người bệnh cần phải chú ý đến một số điều nhằm hạn chế gặp phải những ảnh hưởng đến sức khỏe:

  • Tham khảo kỹ thông tin hướng dẫn trước khi sử dụng thuốc Methyldopa. Bạn hãy chú ý đến việc thông tin trên tờ giấy hướng dẫn của nhà sản xuất đi kèm trong mỗi hộp thuốc, lưu ý thông tin không thay thế cho chỉ định của bác sĩ.
  • Thuốc Methyldopa gây ra tác dụng phụ buồn ngủ. Bởi vậy, người bệnh hãy thận trọng khi vận hành máy móc hay điều khiển các phương tiện giao thông để an toàn.
  • Tốt nhất bạn hãy nghỉ ngơi sau khi dùng thuốc Methyldopa, tránh làm việc.
  • Trong khi sử dụng Methyldopa, bạn cần phải kết hợp kiểm tra huyết áp hay xét nghiệm máu giúp theo dõi quá trình điều trị bệnh chặt chẽ hơn.
  • Với phụ nữ mang thai thận trọng dùng thuốc Methyldopa bởi nó có thể gây quái thai. Đồng thời với phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú cũng cần phải chú ý việc dùng thuốc và cho con bú, thuốc có thể truyền sang con qua con đường cho bú.

Tác dụng phụ của thuốc Methyldopa

Trong thời gian dùng thuốc Methyldopa có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, khiến nhiều người bệnh lo lắng. Tuy nhiên tình trạng này sẽ biến mất sau khi ngưng thuốc, dù vậy thì bạn chú ý không chủ quan mà hãy báo cho bác sĩ để được hỗ trợ.

Thuốc Methyldopa có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn

Những tác dụng phụ thường gặp bao gồm: buồn ngủ, nhức đầu, cơ thể mệt mỏi...

Một số triệu chứng tác dụng phụ nghiêm trọng bạn không nên chủ quan:

  • Một số vấn đề về da như: phát ban da, tấy đỏ, ngứa, bong tróc,…
  • Đau thắt vùng ngực, dạ dày
  • Tăng cân đột ngột
  • Đau họng, khó nuốt, thậm chí nuốt cảm thấy đau, khó khăn trong việc giao tiếp
  • Nước tiểu, phân sẫm màu
  • Khàn giọng bất thường
  • Sưng mắt, mũi, miệng, môi, lưỡi hoặc cổ họng
  • Chóng mặt đột ngột, bất tỉnh
  • Xuất hiện các vết bầm tím hoặc bị chảy máu không xác định

Người bệnh có thể gặp phải những triệu chứng tác dụng phụ khác chưa được kể đến trên đây. Hãy báo cho bác sĩ để được xử lý kịp thời nhé.

Tương tác với thuốc Methyldopa

Trong thời gian điều trị bệnh bằng thuốc Methyldopa nếu dùng chung với các loại thuốc khác, thì bạn hãy báo cáo đầy đủ cho bác sĩ về tất cả các loại thuốc bạn đang dùng như các loại thảo dược và vitamin, thuốc bổ, thuốc kê đơn, không kê đơn. Tình trạng này không chỉ gây phản tác dụng, có thể ức chế cơ chế hoạt động của thuốc Methyldopa đồng thời còn làm gia tăng sự ảnh hưởng của tác dụng phụ.

Theo các bác sĩ thì bạn cần tránh những loại thuốc sau:

  • Isocarboxazid
  • Tranylcypromine
  • Linezolid
  • Phenelzine
  • Selegiline
  • Methylen blue
  • Rasagiline
  • Lithium

Đồng thời để mang lại hiệu quả, hạn chế tương tác, tác dụng phụ thì người bệnh cần phải sử dụng thuốc Methyldopa đúng liều lượng thời gian để mang lại hiệu quả tốt nhất. 

Trên đây là những thông tin chia sẻ về thuốc Methyldopa hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
gcp-la-gi GCP là gì? 13 nguyên tắc tiêu chuẩn GCP trong ngành Dược Ngành Dược đang sử dụng các công nghệ tiên tiến nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cũng như tối ưu hóa quản lý dược phẩm, các quy định GCP do... gpp-la-gi GPP là gì? Tiêu chuẩn GPP trong ngành Dược như thế nào? GPP là từ thường hay được nhắc đến trong ngành Y dược, là tiểu chuẩn quan trọng mà nhà thuốc cần tuân theo khi muốn đưa nhà thuốc vào hoạt động.... chuc-danh-nghe-nghiep-y-te Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp y tế cần điều kiện gì? Bộ Y tế vừa ban hành quy định mới về tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Y, Dược, Dân số. Cùng tìm... glp-la-gi GLP là gì? Vai trò của GLP trong ngành Dược GLP là một trong các tiêu chuẩn quan trọng mà bất kỳ nhà sản xuất hay doanh nghiệp thuốc đều cần tuân thủ. Vậy thực chất GLP là gì? Vai trò của... nganh-to-chuc-va-quan-ly-y-te Ngành Tổ chức và Quản lý Y tế là gì? Ra trường làm gì? Trong bối cảnh hiện nay ngành Y tế đang phát triển nhanh chóng tạo ra rất nhiều cơ hội việc làm. Vậy ngành Tổ chức và Quản lý y tế là gì? Ra... mach-nhanh-la-bieu-hien-cua-benh-gi-co-nguy-hiem-khong Mạch nhanh là biểu hiện của bệnh gì? Có nguy hiểm không? Mạch nhanh chính là tình trạng mạch đập bất thường gây ra tình trạng đánh trống ngực, hồi hộp trong vào vài giây hoặc thậm chí là vài phút. Mạnh...
Xem thêm >>



0899 955 990