Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Thuốc Medrol - thần dược giảm đau, kháng viêm hiệu quả

Cập nhật: 27/11/2020 14:54 | Người đăng: Lường Toán

Thuốc Medrol có tác dụng làm kháng viêm, giảm đau, sưng hay dị ứng. Trước khi sử dụng thuốc Medrol thì bạn cần phải nắm rõ những thông tin về thuốc để biết cách sử dụng an toàn. Liều dùng và cách dùng thuốc Medrol như thế nào, các bạn hãy cùng tham khảo trong bài viết dưới đây nhé. 

Thuốc Medrol là thuốc gì?

Thuốc Medrol có chứa hoạt chất chính là methylprednisolon, thuộc nhóm thuốc corticosteroid tổng hợp để bắt chước hoạt động của hormone này tự nhiên trong cơ thể. Medrol được xem là một loại hormone được sản xuất tự nhiên đồng thời chúng có chức năng quan trọng với cơ thể. 

Thuốc Medrol giảm đau, kháng viêm hiệu quả

Thuốc Medrol có công dụng chính để làm giảm viêm đồng thời giúp cải thiện những vấn đề do bị suy giảm chức năng của tuyến thượng thận, thuốc được chỉ định chính trong các trường hợp dưới đây:

  • Đa xơ cứng
  • Một số loại viêm khớp
  • Rối loạn đường ruột như viêm loét đại tràng
  • Dị ứng nặng
  • Rối loạn da như bệnh vẩy nến, lupus ban đỏ
  • Hen suyễn
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
  • Các vấn đề về máu, thận, mắt và tuyến giáp
  • Ung thư

Medrol thường được chỉ định cho người bệnh không không có khả năng tự sản xuất đủ corticosteroid tự nhiên trong cơ thể, bao gồm người bệnh Addison.

>>Tham khảo thêm: Rutin là gì? Cách dùng, liều dùng và lưu ý khi dùng Rutin

Hướng dẫn sử dụng thuốc Medrol như thế nào?

Liều dùng thuốc Medrol như thế nào?

Liều dùng thuốc Medrol được chỉ định phụ thuộc chủ yếu vào tình trạng bệnh, sức khỏe và độ tuổi của mỗi người. Tốt nhất người bệnh hãy tuân thủ hướng dẫn sử dụng chặt chẽ theo các bác sĩ để mang lại hiệu quả điều trị cao nhất. Thông tin trên bao bì sản phẩm không thay thế được chỉ định của các bác sĩ, bạn cũng có thể tham khảo hướng dẫn dưới đây:

Cách dùng thuốc Medrol như thế nào?

  • Vào mỗi buổi sáng từ 8-9 giờ thì bạn hãy sử dụng một liều duy nhất. Tốt nhất hãy sử dụng sau ăn nhằm giúp tránh các kích ứng trong dạ dày.
  • Với những người bệnh đang dùng Medrol ở liều cao hơn thì tốt nhất hãy chia liều như sau: Buổi sáng nên uống ⅔ liều còn buổi chiều tầm 4h thì hãy uống ⅓ liều còn lại.
  • Lưu ý sau thời gian dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ mà vẫn chưa có đáp ứng lâm sàng đầy đủ thì tốt nhất người bệnh hãy ngừng thuốc, đồng thời phải c chuyển sang liệu pháp điều trị khác mang lại hiệu quả điều trị thích hợp hơn.
  • Trường hợp nếu muốn kéo dài ngày sử dụng hay muốn ngừng thuốc thì bạn hãy giảm liều từ từ mà không nên dừng đột ngột. Hãy thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ nhé. Người bệnh cần phải được theo dõi liều dùng thuốc và đáp ứng điều trị trên cơ thể như thế nào.
  • Điều trị xen kẽ: Người bệnh có thể sử dụng liều gấp đôi thường dùng hàng ngày vào các buổi sáng cách nhật. Chế độ uống thuốc này sẽ giúp làm tăng tác dụng có lợi thuốc đồng thời có thể làm giảm những tác dụng không mong muốn của thuốc Medrol.

Chống chỉ định dùng thuốc Medrol như thế nào?

Theo các chuyên gia, thuốc Medrol chống chỉ định với các trường hợp dưới đây:

  • Người bị dị ứng với thành phần methylprednisolone hay với bất kỳ thành phần nào trong thuốc
  • Bệnh nhân bị thủy đậu, bệnh lao, nhiễm nấm toàn thân
  • Người mắc hội chứng cushing, tiểu cầu thấp
  • Bị viêm giác mạc do vi khuẩn herpes
  • Dị ứng với vắc-xin đậu mùa
  • Người đang điều trị bằng vắc-xin sống

Ngoài ra người bệnh cần phải báo cho bác sĩ nếu nằm trong các trường hợp dưới đây:

  • Điều trị nhiễm nấm hay bất kỳ loại nhiễm trùng nào
  • Dị ứng thuốc hoặc thực phẩm
  • Tiền sử về vấn đề chảy máu
  • Các vấn đề về dạ dày hoặc ruột
  • Rối loạn tâm thần hoặc tâm trạng
  • Huyết áp cao
  • Các vấn đề về thận và gan
  • Động kinh
  • Suy tim sung huyết hoặc đau tim
  • Tuyến giáp hoạt động kém
  • Nồng độ kali thấp
  • Các bệnh về mắt như tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể
  • Nhiễm HIV
  • Viêm thực quản
  • Vấn đề về tuyến thượng thận
  • Thực hiện phẫu thuật đường ruột gần đây
  • Bị chấn thương, người tiêm phòng gần đây
  • Xương yếu hoặc vấn đề về cơ

Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào cho thấy hoạt chất của thuốc có thể gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi hay không. Do vậy người bệnh tốt nhất hãy nói chuyện với bác sĩ trường hợp mà bạn đang mang thai, người đang có dự định mang thai hay phụ nữ cho con bú trước khi dùng thuốc này.

Một số lưu ý khi dùng thuốc Medrol

Thận trọng khi dùng thuốc Medrol

  • Thuốc Medrol có khả năng làm giảm sự chống nhiễm trùng trong cơ thể do vậy tốt nhất bạn hãy cố gắng tránh tiếp xúc với người bị nhiễm trùng
  • Thông báo cho bác sĩ trước khi tiêm phòng trong thời gian dùng thuốc này.
  • Thuốc Medrol còn có thể gây ảnh hưởng đến hàm lượng đường trong máu của bạn, bởi vậy tốt nhất bạn hãy thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu khi dùng thuốc nhé.
  • Corticosteroid cũng như methylprednisolone có thể gây ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng của trẻ em và thanh thiếu niên.
  • Thuốc Medrol còn có thể gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm dị ứng da. Do vậy bạn hãy thông báo cho bác sĩ biết rằng về tất cả thuốc đang sử dụng trước khi thực hiện xét nghiệm
  • Lưu ý không được dùng rượu khi dùng Medrol bởi nó làm tăng nguy chảy máu dạ dày, chóng mặt

Tác dụng phụ của thuốc Medrol như thế nào?

Thuốc Medrol có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn

Thuốc Medrol có thể gây ra những tác dụng phụ bất thường nhưng không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ đó. Tùy trường hợp mỗi người sẽ xuất hiện các triệu chứng bất thường khác nhau, người bệnh nên báo cho bác sĩ nếu gặp phải những dấu hiệu dưới đây: 

+ Tác dụng phụ thường gặp khi dùng Medrol

  • Buồn nôn hoặc chóng mặt nhẹ
  • Mặt đỏ bừng
  • Đau đầu
  • Tăng tiết mồ hôi
  • Mụn trứng cá
  • Mất ngủ
  • Đau dạ dày nhẹ, đầy hơi hoặc nôn
  • Cáu gắt

+ Tác dụng phụ nghiêm trọng:

  • Triệu chứng nhiễm trùng như sốt, ớn lạnh hoặc đau họng
  • Phân đẫm máu, đen hoặc hắc ín
  • Đau xương, đau cơ, đau dạ dày...
  • Nôn giống như bã cà phê
  • Tăng cảm giác đói, khát và đi tiểu
  • Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt
  • Thay đổi tầm nhìn
  • Chậm lành vết thương
  • Ngất xỉu, buồn nôn hoặc nôn
  • Động kinh
  • Khó thở, đau ngực, nhịp tim nhanh, chậm hoặc không đều
  • Chóng mặt hoặc đau đầu dữ dội
  • Thay đổi tâm trạng
  • Bầm tím hoặc chảy máu bất thường
  • Sưng chân
  • Dấu hiệu phản ứng dị ứng như phát ban, khó thở, sưng miệng/mắt/môi/lưỡi

Tương tác thuốc Medrol

Thuốc Medrol có thể tương tác với bất kỳ loại thuốc nào nếu như sử dụng chung. Theo đó thì người bệnh hãy báo cho bác sĩ về tất cả các loại thuốc kê toa, không kê toa, thảo dược hoặc vitamin mà bạn đang sử dụng. Từ đó sẽ giúp bạn tránh khỏi những tương tác thuốc có thể xảy ra. Quan trọng nhất là một số các thuốc dưới đây:

  • Thuốc chống đông máu (chất làm loãng máu) như warfarin
  • Thuốc trị viêm khớp
  • Rifampin (Rifadin)
  • Ketoconazole (Nizoral)
  • Thuốc tránh thai
  • Aspirin
  • Cyclosporine (Neoral, Sandimmune)
  • Digoxin (Lanoxin)
  • Azithromycin (Zithromax)
  • Clarithromycin (Biaxin)
  • Erythromycin
  • Estrogen (Premarin)
  • Phenobarbital
  • Phenytoin (Dilantin)
  • Theophylline (Theo-Dur)

Với những thông tin tổng hợp về thuốc Medrol trên đây hi vọng giúp bạn nắm được đầy đủ về cách dùng, liều dùng và những lưu ý khi sử dụng. Lưu ý thông tin trong bài viết trên đây không thay thế theo chỉ định của bác sĩ. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment nhé.

Thông tin hữu ích khác
du-thi-khoi-a1-gom-nhung-mon-nao Khối A1 (A01) gồm những môn nào? Có Ngành & Trường nào? Khối A01 gồm những môn nào? Có những ngành nào và Trường nào tuyển sinh? Những câu hỏi này thu hút được nhiều sự quan tâm của thí sinh khi mà khối... bao-ve-suc-khoe-voi-10-thuc-pham-tot-cho-than Bảo vệ sức khỏe với 10+ thực phẩm tốt cho thận Thận là cơ quan đảm nhiệm những vai trò quan trọng trong cơ thể, giúp đào thải những chất độc và chất cặn bã. Khi cơ quan này bị tác động cũng sẽ... nguoi-benh-mau-nhiem-mo-nen-an-gi-va-kieng-gi Người bệnh máu nhiễm mỡ nên ăn gì và kiêng gì? Máu nhiễm mỡ là một trong những bệnh rất nguy hiểm và phổ biến ngày nay. Khi đời sống người dân ngày càng được nâng cao thì nếu không có chế độ ăn... phuong-phap-chua-sot-ret-va-cach-phong-tranh-hieu-qua Phương pháp chữa sốt rét và cách phòng tránh hiệu quả Sốt rét rất thường gặp, nguyên nhân chủ yếu do nhiễm ký sinh trùng lây truyền từ người này sang người khác từ muỗi đốt. Nếu không phát hiện điều... ung-dung-thanh-thao-phau-thuat-robot-cho-benh-nhi-khoa Ứng dụng thành thạo phẫu thuật robot cho bệnh nhi khoa Bệnh viện Nhi Trung Ương là cơ sở đầu tiên tại Việt Nam và Đông Nam Á tiến hành phẫu thuật bằng robot. Trong nhiều năm qua, đội ngũ y bác sĩ tại... viem-tai-giua-tre-so-sinh-nguyen-nhan-dau-hieu-va-cach-chua-benh-hieu-qua Viêm tai giữa trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh là một trong những bệnh rất phổ biến. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa viêm tai giữa như thế nào? Cùng đọc bài...
Xem thêm >>



0899 955 990