Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Thuốc kháng sinh Penicillin dùng để làm gì? Lưu ý khi dùng thuốc Penicillin

Cập nhật: 25/10/2022 16:00 | Người đăng: Lường Toán

Thuốc Penicillin là thuốc gì? Thuốc Penicillin sử dụng như thế nào? Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm thuốc bảo vệ sức khỏe, mỗi loại thuốc sẽ có cách sử dụng khác nhau. Do vậy nếu như bạn muốn sử dụng thuốc Penicillin điều trị bệnh thì bạn phải nắm được những thông tin về cách dùng, liều dùng.

1. Những thông tin cần thiết về thuốc Penicillin

Thuốc Penicillin là thuốc kháng sinh, được sử dụng để chống lại tình trạng nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Thuốc Penicillin gồm thành phần chính là Penicillin và những tá dược khác trong 1 viên nén, viên nang hay dạng bào chế thuốc tiêm.

Thuốc kháng sinh Penicillin điều trị nhiễm khuẩn

Mỗi dạng bào chế thuốc Penicillin sẽ có cách sử dụng và liều dùng khác nhau. Các bạn hãy cùng theo dõi nhé.

Thuốc Penicillin có tác dụng gì? Theo thông tin từ phía nhà sản xuất thì Penicillin chỉ định điều trị trong trường hợp sau đây:

  • Phòng ngừa và chống lại một số loại vi khuẩn, virut gây bệnh
  • Điều trị nhiễm trùng máu, viêm màng não, viêm phổi.
  • Điều trị những bệnh lý về xương khớp cấp tính
  • Điều trị bệnh lậu, giang mai, ghẻ cóc

>>Tham khảo thêm: Thuốc Verospiron có tác dụng gì? Trường hợp nào nên thận trọng sử dụng?

2. Chống chỉ định dùng thuốc Penicillin

Thuốc Penicillin chống chỉ định dùng cho những người bị dị ứng hoặc bị mẫn cảm với các thành phần có trong thuốc, hay những đối tượng thuộc những trường hợp dưới đây:

  • Người bị bệnh thận hay bị bệnh hen suyễn
  • Bệnh nhân bị rối loạn đông máu
  • Đi ngoài ra máu
  • Người có tiền sử dị ứng thuốc kháng sinh dùng loại thuốc này trước đó 

Bên cạnh đó những trường hợp chưa được kể đến trên đây nếu có ý định dùng thuốc thì tốt nhất hãy hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc về liều dùng, cách dùng thuốc an toàn và cụ thể. Qua đó sẽ giúp đảm bảo sức khỏe tốt nhất.

3. Hướng dẫn sử dụng thuốc Penicillin như thế nào?

Theo khuyến cáo của dược sĩ Cao đẳng Dược Hồ Chí Minh, trước khi dùng thuốc Penicillin hay bất kỳ loại thuốc nào thì bạn cần phải nắm được những thông tin liên quan về cách dùng, liều dùng. Thông tin này có thể được tổng hợp dưới đây nhưng không thay thế được lời khuyên của bác sĩ.

3.1. Cách dùng Penicillin như sau:

Với thuốc Penicillin dạng viên nang: được chỉ định uống cùng với nhiều nước. Qua đó sẽ giúp cho quá trình hấp thụ thuốc được diễn ra nhanh chóng và hấp thụ tốt hơn trong cơ thể. Bạn có thể sử dụng trước và sau khi ăn, không nên dùng với đồ uống như rượu bia. 

Thuốc kháng sinh nói chung để đảm bảo hiệu quả thì cần phải giữ lượng thuốc đều trong cơ thể. Do vậy bạn nên dùng theo thời gian cố định để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả thuốc mang lại.

Với thuốc Penicillin dạng tiêm: cần được thực hiện tiêm thuốc vào tĩnh mạch theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc cho bản thân mình.

3.2. Liều lượng thuốc Penicillin an toàn:

Liều dùng thuốc Penicillin phụ thuộc chủ yếu vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe và bệnh ở mỗi người. Nếu bạn đang muốn dùng cho trẻ em, thì liều lượng của thuốc còn phụ thuộc vào cân nặng.

Liều dùng với người lớn:

Liều dùng điều trị sốt thấp khớp:

  • Mỗi lần dùng 125 – 250 mg, mỗi ngày nên dùng 2 lần.

Liều dùng điều trị nhiễm trùng vi khuẩn:

  • Mỗi lần dùng 125 – 500 mg, liều sau cách liều trước 6 – 8 giờ.
  • Người bệnh có thể kết hợp với tiêm thuốc Penicillin G.

Liều dùng điều trị nhiễm trùng liên cầu khuẩn, sốt phát ban hay nhiễm trùng đường hô hấp:

  • Mỗi lần dùng 125 – 250 mg, liều sau cách liều trước 6 – 8 giờ.
  • Thời gian điều trị tối đa 10 ngày

Liều dùng điều trị chữa viêm tai giữa:

  • Điều trị mức độ bệnh từ nhẹ đến trung bình: Mỗi lần dùng 125 – 250 mg, liều sau cách liều trước 6 – 8 giờ. Thời gian điều trị tối đa trong vòng 10 ngày.
  • Điều trị mức độ bệnh nhẹ đến trung bình nghiêm trọng: Mỗi lần dùng 250 – 500 mg, liều sau cách liều trước 6 giờ.

Liều dùng điều trị nhiễm trùng khớp:

  • Mỗi ngày dùng 2-4 lần x 500 mg.

Liều dùng điều trị chữa nhiễm trùng da hoặc mô mềm, điều trị nhiễm trùng nhẹ đến nghiêm trọng ở vùng hầu họng:

  • Mỗi lần dùng 250 – 500 mg, liều sau cách liều trước 6 – 8 giờ.

Liều dùng điều trị viêm amidan, viêm họng:

  • Mỗi ngày dùng 2, 3 lần x 500 mg.
  • Thời gian sử dụng thuốc tối đa 10 ngày.

Liều dùng điều trị viêm nội tâm mạc do vi khuẩn gây nên:

  • Mỗi lần uống 2 g trước 1 giờ khi làm thủ thuật.
  • Có thể dùng 1 g/ 6 giờ sau khi làm thủ thuật.

Liều dùng thuốc Penicillin cho trẻ em:

Liều dùng điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn:

  • Với trẻ em 1 tháng – 12 tuổi: Mỗi ngày nên dùng 25 – 75 mg/ kg. Hoặc bạn có thể sử dụng chia thành 3 – 4 lần/ ngày, không vượt quá 1 ngày là 2 g.
  • Trẻ em trên 12 tuổi: Mỗi ngày nên dùng 125 – 500 mg, các liều cách nhau từ 6 – 8 giờ.

Liều dùng điều trị nhiễm trùng liên cầu khuẩn, phát ban đỏ hay nhiễm trùng đường hô hấp:

Liều dùng cho trẻ từ 12 tuổi trở lên:

  • Điều trị tình trạng nhiễm trùng nhẹ đến trung bình: Mỗi lần dùng 125 – 250 mg cách khoảng 6 – 8 giờ so với liều tiếp theo. Thời gian sử dụng thuốc tối đa trong vòng 10 ngày.
  • Điều trị mức độ nhiễm trùng nhẹ đến trung bình nghiêm trọng: Mỗi lần dùng 250 – 500 mg cách nhau 6 giờ.

Liều dùng điều trị sốt thấp khớp:

  • Liều dùng cho trẻ em trên 12 tuổi: Mỗi ngày dùng 125 – 250 mg, chia thành 2 lần uống mỗi ngày.

Liều dùng điều trị viêm họng và viêm amidan:

  • Liều dùng cho trẻ em dưới 27 kg: Mỗi lần dùng 250 mg, được chia làm 2 – 3 lần/ ngày.
  • Liều dùng cho trẻ em trên 27 tuổi: Mỗi lần dùng 500 mg, uống 2 – 3 lần mỗi ngày.
  • Liều tối đa: ngày uống 2 g.
  • Thời gian điều trị tối đa trong 10 ngày.

Liều dùng điều trị nhiễm trùng da hoặc mô mềm:

  • Liều dùng cho trẻ từ 12 tuổi trở lên với liều lượng là 250 – 500 mg, cách nhau 6 – 8 giờ với liều kế tiếp.

Liều dùng điều trị bệnh viêm phổi:

  • Liều dùng cho trẻ em trên 3 tháng tuổi: Mỗi ngày nên dùng với liều lượng từ 50 – 75 mg/ kg.

Liều dùng chữa viêm nội tâm mạc do vi khuẩn:

Chỉ định cho trẻ em trên 12 tuổi.

  • Liều dùng Penicillin cho trẻ em dưới 27 kg: Bạn có thể dùng khoảng 1g trước khi làm thủ thuật và sau phẫu thuật dùng 500 mg.
  • Liều dùng cho trẻ em trên 27 kg: Bạn có thể dùng 2g uống trước khi làm thủ thuật và sau thủ thuật dùng 1g.

4. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Penicillin

4.1. Thận trọng khi dùng thuốc Penicillin

Thuốc Penicillin có thể gây tác dụng phụ không mong muốn

Trong thời gian điều trị bằng thuốc Penicillin, người bệnh cần phải có một số lưu ý một dưới đây:

  • Chống chỉ định dùng cho những đối tượng bị dị ứng hoặc mẫn cảm với những thành phần có trong thuốc.
  • Thuốc Penicillin còn có thể khiến người bệnh bị tiêu chảy lẫn máu, hãy báo cáo với bác sĩ để được hỗ trợ.
  • Thuốc Penicillin còn có tác dụng tránh thai nhưng nếu bạn sử dụng với mục đích đó thì hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ bởi công dụng này khá kém hiệu quả.
  • Không dùng thuốc Penicillin cho đối tượng bị hen suyễn, người bị rối loạn chức năng thận, bệnh nhân có tiền sử tiêu chảy hay rối loạn máu đông do một số loại thuốc kháng sinh khác.
  • Trong thời gian điều trị bệnh bằng thuốc Penicillin cần phải kiểm tra chức năng thận và gan.
  • Không dùng Penicillin cho phụ nữ mang thai hay cho con bú bởi thuốc có thể truyền sang con thông qua đường cho bú.

4.2. Thuốc Penicillin gây ra tác dụng phụ gì?

Thuốc Penicillin có thể gây tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình sử dụng. Tùy cơ địa mỗi người sẽ gặp phải tình trạng khác nhau. Thường những triệu chứng này sẽ tự biến mất nếu bạn ngưng sử dụng. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài hoặc nghiêm trọng thì bạn hãy báo cho bác sĩ để được xử lý kịp thời. 

Dưới đây là triệu chứng tác dụng phụ phổ biến do thuốc Penicillin gây ra:

  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Đau đầu hay đau dạ dày
  • Sưng lưỡi
  • Tưa miệng
  • Ngứa âm đạo

Bạn có thể gặp phải những triệu chứng tác dụng phụ khác chưa được kể đến trên đây. Do vậy nếu xảy ra bất kỳ tình trạng bất thường nào thì bạn hãy báo cho bác sĩ để được xử lý kịp thời nhé.

4.3. Tương tác thuốc Penicillin

Thuốc Penicillin có thể tương tác với bất kỳ loại thuốc nào khác nếu như bạn sử dụng chung. Người bệnh tốt nhất hãy báo cho bác sĩ hay dược sĩ nắm được đầy đủ các loại thuốc đang sử sử dụng bao gồm các loại vitamin, thảo dược, thuốc bổ,.... Tình trạng tương tác thuốc có thể làm gia tăng nguy cơ tác dụng phụ hay phản tác dụng của thuốc. Người bệnh cần lưu ý nếu dùng thuốc Penicillin cùng với các loại thuốc sau:

  • Probenecid
  • Dicloxacillin (Dycill, Dynapen)
  • Methotrexate
  • Amoxicillin (Amoxil, Dispermox, Amoxicot, Biomox, Trimox)
  • Carbenicillin (Geocillin)
  • Oxacillin (Bactocill)
  • Ampicillin (Omnipen, Princen)

Thuốc Penicillin vừa được chúng tôi tổng hợp trên đây hi vọng sẽ giúp bạn nắm được thông tin về cách dùng, liều dùng để điều trị bệnh hiệu quả. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
thuoc-telfast-180 Thuốc Telfast 180mg Là Thuốc Gì? Tác Dụng Và Lưu Ý Thuốc Telfast 180mg Là Thuốc Gì? Có Tác Dụng Gì? Cùng Xem Hướng Dẫn Cách Sử Dụng, Tác Dụng Phụ Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng... thuoc-rotundin-than-duoc-dieu-tri-mat-ngu-can-bang-sinh-hoat-co-the Thuốc rotundin 30mg, 60mg trị bệnh gì? Liều dùng thế nào? Thuốc rotundin khá quen thuộc với những người bị mất ngủ kinh niên hay gặp khó khăn trong giấc ngủ. Việc nắm được thông tin cần thiết về thuốc ... dieu-tri-benh-lao-bang-thuoc-cycloserin-nhu-the-nao Thuốc Cycloserine 250mg điều trị lao như thế nào? Cycloserin điều trị bệnh lao có liều dùng như thế nào? Cách sử dụng như thế nào để đảm bảo được tình trạng sức... mau-khong-dong-nguyen-nhan-trieu-chung-cach-dieu-tri-benh Máu khó đông: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị bệnh Máu khó đông chính là một căn bệnh rất nguy hiểm. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra những hậu quả rất nguy hiểm. Chính vì thế, tìm... dau-hieu-nhiem-trung-duong-ruot-o-tre-so-sinh Dấu hiệu nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh là một hiện tượng rất phổ biến. Tùy vào từng trường hợp cụ thể sẽ xuất hiện triệu chứng với những mức độ nặng... ung-thu-co-kha-nang-chua-khoi 7 loại ung thư có khả năng chữa khỏi nếu được phát hiện sớm Bệnh ung thư là một căn bệnh rất nguy hiểm và đã cướp đi tính mạng của rất nhiều trường hợp bệnh nhân. Tuy nhiên, một số bệnh ung thư như: ung thư...
Xem thêm >>



0899 955 990