Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Thuốc isotretinoin có tác dụng gì? Một số lưu ý khi sử dụng

Cập nhật: 19/10/2022 13:48 | Người đăng: Lường Toán

Thuốc isotretinoin thường được các bác sĩ chuyên khoa Da Liễu sử dụng để  điều trị tình trạng mụn trứng cá nặng. Tuy nhiên thuốc isotretinoin có thể gây ra những phản ứng nghiêm trọng nếu bạn không đảm bảo cách dùng của các bác sĩ. Trước tiên bạn phải nắm được những thông tin về thuốc isotretinoin trong bài viết dưới đây nhé.

1. Thuốc isotretinoin là thuốc gì?

Thuốc isotretinoin có chứa hoạt chất chính là isotretinoin. Đây là một loại retinoid dùng để điều trị mụn trứng cá toàn thân. Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu về cơ chế tác dụng thật sự của Isotretinoin. Tuy nhiên thì hoạt chất isotretinoin sẽ có tác dụng làm giảm kích thước đồng thời giúp ức chế hoạt động của tuyến bã nhờn, bởi vậy sẽ làm giảm bài tiết bã nhờn và kháng viêm trên da rất tốt.

Thuốc isotretinoin dùng để trị mụn

>>Tham khảo thêm: Qủa phúc bồn tử là gì? Công dụng và cách chế biến loại quả này

2. Chỉ định của thuốc isotretinoin

Thuốc isotretinoin dùng để điều trị mụn ­trứng cá nặng mà trước đó tình trạng này không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác, nhất là mụn trứng cá dạng bọc. Thuốc để điều trị mụn trứng cá nặng, gây biến dạng mặt, ảnh hưởng thẩm mỹ khiến người bệnh tự ti.

Tuy nhiên khi dùng thuốc isotretinoin thì người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để mang lại hiệu quả và tránh nguy cơ tác dụng phụ.

3. Hướng dẫn sử dụng thuốc isotretinoin

3.1. Liều dùng thuốc isotretinoin an toàn, hiệu quả

Đối với người lớn và thanh niên

  • Liều khởi đầu: Ngày dùng 0,5 – 1mg/kg, chia 2 lần/ ngày, thời gian điều trị 15 đến 20 tuần.
  • Liều tối đa: Mỗi ngày 2mg/kg với tình trạng mụn trứng cá rất nặng hoặc tình trạng mụn xuất hiện ban đầu ở ngực hoặc ở lưng hay mặt.
  • Thời gian điều trị phù hợp nhất trong 4 tuần, nếu xuất hiện những biểu hiện bất thường thì bạn hãy báo ngay cho bác sĩ. Sau đó được điều chỉnh liều lượng thuốc phù hợp
  • Với người bắt đầu sử dụng isotretinoin, có thể tình trạng mụn nặng thêm thì bạn hãy kết hợp điều trị với adrenocorticoid.

3.2. Cách dùng thuốc isotretinoin như thế nào

Thuốc isotretinoin được bào chế viên nén, do vậy hãy uống thuốc trong bữa ăn, không nhai viên thuốc hay ngậm và nghiền nát trước khi nuốt.

Trong thời gian dùng thuốc thì bạn hãy lưu ý tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời đồng thời lưu ý không nên uống rượu.

Lưu ý, không nên sử dụng đồng thời với những loại thuốc điều trị mụn trứng cá bôi tại chỗ bởi chúng có thể làm bong da, tiêu sừng hay xạ trị bằng tia cực tím. Nên sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.

3.3. Đối tượng đặc biệt khi dùng isotretinoin:

  • Với người bị suy thận nặng: Hãy bắt đầu sử dụng với liều thấp (10mg/ngày). Tùy vào đáp ứng điều trị ở mỗi người có thể tăng lên đến 1mg/kg/ngày.
  • Trẻ em dưới 12 tuổi: Chống chỉ định dùng thuốc isotretinoin để điều trị mụn trứng cá.

3.4. Chống chỉ định của thuốc isotretinoin

Thuốc isotretinoin chống chỉ định sử dụng với các trường hợp sau:

  • Người bệnh bị suy giảm chức năng gan, thận
  • Bệnh nhân bị ngộ độc Vitamin A
  • Người  bị tăng lipid máu
  • Người bị mẫn cảm với Isotretinoin hay bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc dự định mang thai, phụ nữ đang cho con bú
  • Bệnh nhân đang sử dụng các kháng sinh tetracyclin

4. Một số lưu ý khi dùng thuốc isotretinoin

Thuốc isotretinoin điều trị toàn thân thì bạn cần phải đặc biệt theo chỉ định của các bác sĩ. Cân nhắc về lợi ích và nguy cơ để sử dụng hợp lý và hiệu quả.

4.1. Khi dùng thuốc isotretinoin, cần thận trọng:

Mang thai: gây nguy cơ dị tật cao cho thai nhi

  • Lột da mặt, kể cả sau khoảng 5-6 tháng ngưng điều trị: sẽ làm tăng nguy cơ gây sẹo lồi.
  • Dùng sáp nhổ lông: kể cả 5-6 tháng sau khi ngưng thuốc bởi nó có thể làm tăng nguy cơ viêm da.
  • Dùng sáp tẩy lông: Không nên dùng bởi lúc đó da đã rất mỏng và dễ bong tróc kể cả sau 6 tuần điều trị
  • Tránh phơi nắng và tiếp xúc với tia tử ngoại bởi lúc đó da yếu và dễ bắt nắng.
  • Tránh sử dụng với thuốc kháng sinh tetracyclin, hay với các loại thuốc ngừa thai chứa androgen progesterone...
  • Thuốc isotretinoin cần lưu ý tránh dùng trong một số trường hợp khác. Tốt nhất người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng an toàn và hiệu quả.

4.2. Tác dụng không mong muốn của thuốc isotretinoin

Trường hợp mụn nặng mới được chỉ định dùng isotretinoin

Hoạt chất isotretinoin hoạt động khá mạnh do vậy chúng có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Nhất là với người có làn da nhạy cảm, không phù hợp với thuốc. Người bệnh nên lưu ý với tác dụng phụ của thuốc isotretinoin:

  • Triệu chứng thừa vitamin A: Người bệnh xuất hiện tình trạng chảy máu cam, khô da, niêm mạc, viêm kết mạc mắt, nứt môi, đục giác mạc có hồi phục và khi bạn không sử dụng được kính áp tròng.
  • Triệu chứng bất thường về dị ứng: Người bệnh có thể bị viêm da, ngoại ban, ngứa, viêm quanh móng, rậm lông, đổ mồ hôi u hạt mưng mủ, da bị nhạy cảm ánh sáng, teo móng, tăng tạo mô hạt, tăng sắc tố, rụng tóc, xuất hiện nhiều trứng cá.
  • Tác động đến cơ xương: đau cơ, đau khớp, viêm gân, tăng sinh xương, cùng với một số thay đổi khác về xương.
  • Tác động đến hệ thần kinh: với những triệu chứng như động kinh, rối loạn hành vi, tăng áp lực nội sọ, trầm cảm, đau đầu.
  • Giác quan: viêm giác mạc, rối loạn thị trường, giảm thính lực, đục thủy tinh thể, sợ ánh sáng, giảm thị trường về đêm.
  • Ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá: Người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng viêm hồi tràng, buồn nôn, chảy máu tiêu hóa, viêm đại tràng, kết tràng.
  • Gan mật: có thể bị tăng men gan tạm thời, thậm chí là viêm gan.
  • Hô hấp: co thắt phế quản
  • Máu: giảm bạch cầu, hồng cầu, tăng hoặc giảm tiểu cầu hay cả tăng tốc độ lắng máu

4.3. Tương tác với thuốc isotretinoin

Thuốc isotretinoin có thể tương tác với bất kỳ loại thuốc nào nếu dùng chung. Các dược sĩ Cao đẳng Y Dược HCM khuyến cáo bạn nên tránh sử dụng một số thuốc sau:

  • Vitamin A: chúng sẽ làm tăng nguy cơ thừa vitamin A với các triệu chứng
  • Thuốc nằm trong nhóm minocyclin, tetracyclin: sẽ làm tăng nguy cơ áp lực nội sọ với triệu chứng buồn nôn hoặc nôn, đau đầu hay phù mạch.
  • Rượu
  • Thuốc Phenytoin, Progesteron liều thấp: sẽ làm giảm tác dụng thuốc
  • Ketoconazol: có thể sẽ làm tăng nồng độ corticosteroid huyết.

Trong thời gian điều trị bằng thuốc Isotretinoin, thì tốt nhất bạn hãy ngưng sử dụng một số loại thuốc bôi ngoài da bao gồm:

  • Benzoyl peroxide
  • Sulfur
  • Tretinoin
  • Hoặc các thuốc bôi ngoài da trị trứng cá khác.

Để tránh tình trạng tương tác thuốc thì tốt nhất người bệnh hãy thông báo cho bác sĩ về những thuốc đang sử dụng bao gồm cả thuốc kê đơn, không kê đơn, vitamin, thuốc dược liệu… hay cả những thực phẩm, bao gồm cả các loại thuốc bôi da mà bạn đang sử dụng. Trường hợp xuất hiện những dấu hiệu bất thường thì tốt nhất bạn hãy thông báo ngay cho dược sĩ, bác sĩ để được xử lý kịp thời.

Những thông tin về thuốc Isotretinoin được tổng hợp trên đây hi vọng giúp bạn biết cách sử dụng an toàn và hiệu quả. Nếu có thắc mắc gì hãy để lại dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990