Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Thuốc Glotadol là thuốc gì? Glotadol tác dụng giảm đau, hạ sốt tốt không?

Cập nhật: 17/03/2023 17:56 | Người đăng: Lường Toán

Glotadol có tác dụng chính để giảm đau và hạ sốt. Thuốc thường được chỉ định với những trường hợp bị đau đầu, đau nhức cơ, đau cơ do một số nguyên nhân . Trước khi sử dụng Glotadol thì người bệnh cần phải nắm được một số thông tin để biết cách dùng an toàn và hiệu quả.

Thông tin thuốc Glotadol

Thuốc Glotadol là thuốc gì? Đây là thuốc giảm ho và hạ sốt với thành phần chính là Paracetamol. Thuốc được bào chế thành viên nén bao phim, viên nang 500mg.

Thuốc Glotadol là thuốc gì
Glotadol có tác dụng giảm đau và hạ sốt rất tốt

Trên thị trường hiện nay có bán rất nhiều loại thuốc dùng để giảm đau và hạ sốt. Theo đó để đảm bảo an toàn thì khi dùng Glotadol bạn phải nắm được đầy đủ  những thông tin liên quan về công dụng, liều dùng...và một số lưu ý dưới đây:

>> Tham khảo thêm: Đa nhân cách là gì? Tìm hiểu về Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh

Chỉ định dùng thuốc Glotadol:

Thuốc Glotadol có tác dụng làm hạ sốt, giảm đau; bao gồm đau đầu, đau cơ, đau nhức cơ thể do một số nguyên nhân như cảm lạnh, cảm cúm. Ngoài ra, Glotadol còn được chỉ định để làm giảm đau lưng, điều trị cơn đau sau phẫu thuật, đau do viêm khớp nhẹ…

Bên cạnh đó, thuốc Glotadol còn có thể được sử dụng với nhiều mục đích khác mà chúng tôi chưa liệt kể ở trên đây. Do vậy để đảm bảo an toàn thì bạn hãy liên hệ với các bác sĩ hoặc dược sĩ.

Chống chỉ định dùng thuốc Glotadol

Thuốc Glotadol chống chỉ định với các trường hợp:

  • Người bị mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
  • Bệnh nhân bị thiếu G6PD.
  • Người mắc một số vấn đề về gan thận.

Liều dùng thuốc Glotadol an toàn và hiệu quả.

Theo dược sĩ Cao đẳng Y Dược Hồ Chí Minh, liều dùng bất kỳ loại thuốc nào cũng chỉ định dựa trên từng đối tượng, mức độ bệnh lý nặng hay nhẹ của bệnh lý. Với thuốc Glotadol cũng vậy, các bác sĩ sẽ chỉ định một liều dùng phù hợp dưới đây:

  • Với người trên 12 tuổi: Mỗi lần uống 500 – 1000mg. Các lần uống cách 4 – 6 tiếng, tối đa không vượt quá 4000mg/ngày.
  • Với trẻ từ 6 – 12 tuổi: Mỗi lần được chỉ định 250 – 500mg/lần. Các lần uống cách nhau 4 – 6 tiếng, liều dùng tối đa trong ngày 2000mg.

Cách sử dụng thuốc Glotadol như thế nào?

Khi dùng Glotadol, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

  • Nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc được ghi trên bao bì sản phẩm do nhà sản xuất.
  • Thuốc Glotadol có thể được uống khi đói hoặc khi no.
  • Nên tuân thủ liều lượng sử dụng trong quá trình điều trị, không được tăng hoặc giảm liều lượng nếu không được bác sĩ yêu cầu.
  • Thuốc Glotadol được bào chế viên nén cho vậy hãy dùng nguyên viên với nước, tránh nghiền nát thuốc ra để sử dụng. Việc này sẽ khiến cho hoạt tính thuốc mà cơ thể hấp thụ tăng lên làm tăng nguy cơ gây tác dụng phụ.
  • Sau một thời gian điều trị bằng thuốc mà những triệu chứng của bệnh không thuyên giảm, thì tốt nhất người bệnh hãy ngưng dùng thuốc đồng thời phải đi khám bác sĩ để được tư vấn cách chữa trị hiệu quả hơn.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Glotadol

Tác dụng phụ của thuốc Glotadol

Thông thường, thuốc Glotadol ít gây ra tác dụng phụ. Dù vậy thì bạn không nên chủ quan, tùy cơ địa mỗi người sẽ xuất hiện tình trạng dưới đây: 

  • Buồn nôn hoặc nôn.
  • Một số vấn đề về thận có thể xảy ra nếu như dùng thuốc trong thời gian dài.
  • Người bệnh có thể giảm huyết cầu, bạch cầu trung tính đồng thời gây thiếu máu.

Bên cạnh đó, thuốc Glotadol có thể gây ra các triệu chứng tác dụng phụ khác mà không được chúng tôi liệt kê ở đây. Để đảm bảo an toàn thì tốt nhất bạn hãy liên hệ với các trung tâm y tế để được xử lý nếu xảy ra các biểu hiện bất thường.

Thận trọng khi dùng thuốc Glotadol

Thuốc Glotadol có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn

Trước khi dùng thuốc Glotadol thì tốt nhất bạn hãy thông báo cho các bác sĩ về tất cả các thông tin như tình trạng sức khỏe bản thân, tiền sử bệnh lý để được cân nhắc dùng thuốc. Nhất là khi thuộc một trong các trường hợp dưới đây:

  • Phụ nữ đang mang thai và đang cho con bú.
  • Dùng đồng thời với các thuốc paracetamol khác.
  • Người bệnh bị phenylceton – niệu.
  • Bệnh nhân có tiền sử gan, thận, đã từng bị thiếu máu.
  • Người mắc một số hội chứng Lyell, Steven-Jonhson hay hội chứng mụn mủ toàn thân cấp tính, hội chứng hoại tử da nhiễm độc.

Tương tác thuốc Glotadol như thế nào?

Thuốc Glotadol có thể tương tác với một số loại thuốc dưới đây:

  • Sử dụng Paracetamol trong thời gian dài ngày với liều cao.
  • Ethinylestradiol.
  • Rượu.
  • Các loại thuốc tác động đến men gan (như isoniazid) phenytoin, carbamazepin….
  • Phenothiazin.
  • Probenecid.
  • Các than hoạt tính.
  • Colestyramin.
  • Thuốc chống đông máu.

Việc sử dụng đồng thời thuốc Glotadol với các thuốc trên một lúc sẽ có thể làm thay đổi cơ chế hoạt động của chúng đồng thời còn tăng nguy cơ mắc tác dụng phụ. Bởi vậy để đảm bảo an toàn thì trước khi dùng Glotadol, người bệnh tốt nhất hãy thông báo với các bác sĩ về tất cả các loại thuốc mà bạn đang sử dụng, kể cả các vitamin và thảo dược, thuốc kê đơn, không kể đơn...Qua đó bác sĩ chỉ định dùng thuốc Glotadol phù hợp.

Với những thông tin tổng hợp về thuốc Glotadol trên đây hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Bài viết trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế được chỉ định của các bác sĩ. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé.

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990