Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Thuốc Cozaar 50mg: Có phải thần dược của bệnh nhân cao huyết áp?

Cập nhật: 01/12/2022 14:21 | Người đăng: Nguyễn Hằng

Cozaar 50mg thường được bác sĩ chỉ định sử dụng trong những trường hợp bệnh nhân bị tăng huyết áp và đồng thời bảo vệ thận đối với bệnh nhân bị tiểu đường. Vậy thuốc Cozaar 50mg có tốt như bạn nghĩ, hãy cùng theo dõi bài viết này để tìm hiểu kỹ hơn nhé.

1. Cozaar 50mg là thuốc gì? Tác dụng của thuốc Cozaar 50mg như thế nào?

Cozaar ( hay còn gọi là thuốc Losartan Potassium) thuộc nhóm thuốc ức chế thụ thể angiotensin, hoạt động với cơ chế làm giãn mạch máu giúp cho quá trình lưu thông máu diễn ra dễ dàng hơn. Cozaar có thành phần chính là Losartan kali với hàm lượng 25mg, 50mg và 100mg.

Thuốc Cozaar 50mg được dùng điều trị tăng huyết áp
Thuốc Cozaar 50mg được dùng điều trị tăng huyết áp

Công dụng thuốc Cozaar 50mg là điều trị bệnh nhân bị tăng huyết áp đồng thời bảo vệ thận tránh tổn thương do bệnh tiểu đường. Cozaar còn được sử dụng để làm giảm các nguy cơ đột quỵ đối với những bệnh nhân bị mắc bệnh tim mạch phì đại, tăng huyết áp…

 Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén thuốc uống.

Chỉ định:

  • Bệnh nhân bị tăng huyết áp hoặc người bệnh bị tăng huyết áp có phì đại thất trái
  • Bệnh nhân có nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ
  • Bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 2 có protein niệu
  • Bệnh nhân không dung nạp được các chất ức chế ACE
  • Bên cạnh đó thuốc Cozaar 50mg còn đang được thử nghiệm điều trị trong căn bệnh suy tim.

Có thể bạn đang quan tâm:

2. Cách sử dụng của thuốc Cozaar 50mg

Mỗi loại thuốc đều có cách dùng khác nhau, đối với thuốc huyết áp Cozaar 50mg cũng vậy, bạn cần tuân thủ theo cách dùng thuốc dưới đây để đạt được hiệu quả tốt nhất.

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Mọi thông tin trên bao bì không thay thế lời khuyên của các bác sĩ.
  • Người bệnh nên uống thuốc cũng hoặc không cùng với thức ăn theo chỉ định của bác sĩ. Mỗi ngày 1 lần. liều dùng phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
  • Nếu người bệnh được chỉ định sử dụng thuốc dạng dung dịch thì cần phải lắc đều, sử dụng đúng liều lượng được chia theo thìa chuyên dụng thay vì muỗng ăn hàng ngày.
  • Sử dụng thuốc thường xuyên, đúng theo liệu trình
  • Không nên tự ý ngưng thuốc hoặc tăng liều khi chưa có ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa

3. Liều dùng thuốc Cozaar như thế nào?

3.1. Đối với người lớn:

Liều dùng thông thường được áp dụng với bệnh nhân bị tiểu đường.

  • Liều khởi đầu: 50mg mỗi ngày uống 1 lần
  • Liều duy trì: 25 – 100mg, mỗi ngày uống 1 – 2 lần.

Với trường hợp bệnh nhân bị bệnh tiểu đường và bệnh nhân bị tăng huyết áp tâm thất trái thì cần điều chỉnh liều lượng từ đầu, tăng lên 100mg, mỗi ngày 1 lần.

Bệnh nhân bị suy gan cần điều chỉnh liều dùng thấp hơn

Với người cao tuổi hay bệnh nhân suy thận không cần điều chỉnh lượng dùng.

3.2. Với trẻ em ( 6 tuổi trở lên)

Liều uống cần có sự điều chỉnh theo cân nặng. Bệnh nhân bị tăng huyết áp thì mỗi ngày cần uống 0,7mg/kg/ lần, tối đa lên đến 50mg.

4. Những tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Cozaar 50mg như thế nào?

khi điều trị bằng thuốc Cozaar 50mg cần được theo dõi và kiểm tra
Khi điều trị bằng thuốc Cozaar 50mg cần được theo dõi và kiểm tra

Trong quá trình sử dụng thuốc huyết áp Cozaar 50mg, người bệnh có thể gặp phải những tác dụng phụ khác nhau tùy thuộc vào cơ địa, nhưng điển hình là những biểu hiện dưới đây:

  • Báo ngay cho bác sĩ nếu bạn gặp các tác dụng phụ như phan ban, mẩn ngứa, sưng môi, lưỡi, hong, khó thở…
  • Đến cơ sở y tế ngay nếu người bệnh có cảm giác ngất xỉu
  • Một số trường hợp hiếm gặp khi bệnh nhân sử dụng thuốc Cozaar 50mg là gây ra tình trạng vỡ các mô cơ xương và suy thận có những dấu hiệu như đau nhức cơ không rõ lý do, cơ thể sốt, mệt mỏi, suy nhược…Đây là tình trạng bệnh nguy hiểm do đó cần phải được đến thăm khám ngay
  • Thường xuyên bị tiểu buốt, tiểu rát
  • Xuất hiện những biểu hiện như da nhợt nhạt, khó thở, tim đập nhanh, mê sảng và khó tập trung khi làm việc…
  • Người bệnh có cảm giác đau tức ngực.
  • Thường xuyên buồn ngủ, hay quên, đầu óc lú lẫn, thay đổi tâm trạng; hay khát nước, không có cảm giác thèm ăn, hay buồn nôn.
  • Cơ thể bị sưng tấy, tăng cân bất thường
  • Bên cạnh đó, người bệnh còn gặp phải một số tác dụng phụ khác như: hắt hơi, sổ mũi, đau họng, ho, sốt, chuột rút cơ bắp, đau bụng, đau lưng, đau chân, chóng mặt và mất ngủ.

Vừa rồi là những tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng thuốc Cozaar 50 mg. Tuy nhiên không phải bất kỳ ai cũng có thể gặp phải những triệu chứng kể trên. Do vậy nếu bạn có những bất thường nào hoặc cần tham khảo về một số tác dụng phụ khác thì cần báo ngay cho các bác sĩ để được hỗ trợ sớm nhất nhé.

5. Những lưu ý khi sử dụng thuốc Cozaar 50mg để đảm bảo an toàn

Thuốc Cozaar 50mg sử dụng có hiệu quả khi và chỉ khi dùng đúng liều lượng và cách dùng. Hơn hết người bệnh không thể bỏ qua những lưu ý dưới đây để hạn chế thấp nhất những tác dụng phụ của thuốc nhé.

  • Báo với các bác sĩ bạn bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Nếu bạn đang trong quá trình sử dụng loại thuốc khác bao gồm cả thuốc kê toa, không kê toa, vitamin, thực phẩm chức năng hay thảo dược cũng cần phải được thông báo với bác sĩ để hạn chế những tương tác của thuốc. Thuốc Cozaar 50mg tương tác với những loại thuốc khác như: aspirin, Thuốc lợi tiểu, thuốc bổ sung kali, thuốc kháng viêm không steroid, thuốc ức chế COX – 2 chọn lọc, fluconazole…
  • Báo cho các bác sĩ về tình trạng sức khỏe của bạn nhất là trong trường hợp bạn mắc bệnh liên quan đến gan, thận và đã từng bị suy tim.
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú cần tham khảo thật kỹ mọi ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa.
  • Thuốc có tương tác đến thức ăn, rượu bia, chất kích thích do đó cần hạn chế sử dụng trong quá trình điều trị bằng thuốc. Tham khảo chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người bệnh từ các bác sĩ.
  • Với những bệnh nhân mắc các căn bệnh như suy tim sung huyết nghiêm trọng, bệnh thận, phù mạch, tiểu đường…cần phải lưu ý khi sử dụng thuốc.
  • Nếu sử dụng thuốc quá liều: Cần phải gọi ngay đến trung tâm ý tế 115 hoặc bác sĩ để được hỗ trợ
  • Nếu quên 1 liều: Bổ sung sớm nhất. Trường hợp liều đã quên sát với liều kế tiếp thì hãy bỏ qua liều đã quên đi và tiếp tục uống theo liệu trình không nên tự ý gấp đôi liều.

Chú ý: Mọi thông tin trên không thay thế được lời khuyên của bác sĩ. Do vậy nếu có băn khoăn nào về thuốc hãy liên hệ ngay với các bác sĩ để được hỗ trợ sớm nhất nhé.

Trên đây là mọi thông tin về thuốc Cozaar 50mg và những lưu ý khi sử dụng thuốc. Các bạn có thể theo dõi thường xuyên trên trang để cập nhật những bài viết hữu ích do ban tư vấn tuyển sinh Trường Cao Đẳng Y Dược HCM chia sẻ nhé.

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990