Trong chuyên mục hôm nay sẽ chia sẻ thông tin về thuốc Alphachymotrypsin là gì? Tác dụng và liều dùng thuốc như thế nào? Với những ai đang có dự định sử dụng loại thuốc này thì không thể bỏ qua. Các bạn hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Thuốc alphachymotrypsin là thuốc gì?
Thuốc Alphachymotrypsin hay còn được gọi là Chymotrypsin, được xem là một loại men thủy phân Protein có chiết xuất từ tụy bò. Thuốc Alphachymotrypsin có tác dụng chính là kháng viêm và giảm phù nề. Bên cạnh đó, thuốc còn giúp làm giảm bài tiết ở đường hô hấp trên, đồng thời điều trị đục thủy tinh thể, do vậy sẽ giúp giúp loại bỏ nhân mắt đục dễ dàng trong bao, từ đó sẽ làm giảm chấn thương cho mắt.
Thuốc Alphachymotrypsin còn được gọi với các tên khác là A- Chymotrypsin, A-Chymotrypsine, Alpha-Chymotrypsine, Alpha-chymotrypsin, Chymotrypsin A, Chymotrypsine A.
Thuốc Alphachymotrypsin có thành phần chính là Chymotrypsin 4,2mg. Ngoài ra thuốc còn bao gồm các tá dược khác đủ trong 1 viên. Trên thị trường hiện nay có bán thuốc Alphachymotrypsin dưới dạng viên nén, đóng gói trong hộp 2 vỉ, mỗi vỉ 10 viên. Trước khi sử dụng thì người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được sử dụng an toàn và hiệu quả.
>>Tham khảo thêm: Ý dĩ là gì? Tác dụng của hạt ý dĩ với sức khỏe và sắc đẹp như thế nào?
Cách sử dụng thuốc Alphachymotrypsin như thế nào?
Liều dùng và cách dùng thuốc Alphachymotrypsin phụ thuộc chủ yếu vào cơ địa và mức độ bệnh ở mỗi người. Theo đó thì người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo liều lượng phù hợp và đầy đủ nhất. Chẳng hạn như thuốc Alphachymotrypsin dùng cho trẻ em thì khuyến cáo nên được dùng ở dạng viên uống hay viên nhai. Trong đó thì với các trường hợp bệnh nặng thì tốt nhất hãy dùng thuốc theo dạng viên nén uống hay dạng tiêm …
Chỉ định dùng thuốc Alphachymotrypsin
Thuốc Alphachymotrypsin thường được chỉ định với mục đích kháng viêm, giảm phù nề sau mổ hoặc sau chấn thương. Đồng thời giúp hỗ trợ trong phẫu thuật đục thủy tinh, có tác dụng làm lỏng các dịch tiết trong đường hô hấp trên đối với người bệnh phổi, viêm xoang.
Chống chỉ định sử dụng Alphachymotrypsin
Người bị dị ứng với các thành phần của thuốc.
Bệnh nhân phải giảm alpha-1 antitrypsin đối với người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), nhất là người khí phế thũng.
Người mắc hội chứng thận hư nên được giảm alpha-1antitrypsin khi vào cơ thể.
Liều dùng Alphachymotrypsin như thế nào?
Những thông tin về liều dùng thuốc Alphachymotrypsin được cung cấp trên đây không thể thay thế cho chỉ định của các chuyên viên y tế. Thông tin này chỉ được áp dụng với một số trường hợp:
Liều dùng thuốc Alphachymotrypsin cho người lớn:
Dùng dung dịch Alphachymotrypsin để rửa buồng sau của mắt được hòa loãng với dung dịch. Sau đó bạn hãy rửa với ít nhất khoảng 2 mL phần chất lỏng pha loãng chưa sử dụng khoảng 2-4 phút sau khi thực hiện thủ thuật.
Liều dùng thuốc Alphachymotrypsin dùng cho trẻ em:
Hiện nay vẫn chưa có liều dùng thuốc Alphachymotrypsin khuyến cáo cho trẻ em. Theo đó thì mỗi người cần tham khảo ý kiến các bác sĩ trước khi dùng thuốc cho trẻ.
Công dụng thuốc Alphachymotrypsin
Thuốc Alphachymotrypsin có tác dụng chính trong việc làm giảm những phản ứng viêm và phù nề có tổ chức. Đồng thời sẽ giúp làm giảm sự bài tiết đối với đường hô hấp trên. Bạn có thể dùng thuốc Alphachymotrypsin điều trị bệnh viêm khớp, viêm tinh hoàn, viêm đường hô hấp cấp tính hoặc mạn tính, hay bị viêm mũi. Từ đó giúp làm lỏng chất dịch tiết trong đường hô hấp trên ở người mắc bệnh viêm xoang, bệnh viêm phế quản, các bệnh phổi.
Hướng dẫn cách dùng Alphachymotrypsin
Với những người đang điều trị và sử dụng thuốc tại nhà thì bạn có thể dùng thuốc theo đường uống đồng thời có thể thay thế bằng cách ngậm. Riêng đối với những bệnh nhân mắc bệnh nặng thì hãy đến gặp các bác sĩ để được tiêm thuốc.
Cách 1: Với thuốc Alphachymotrypsin dùng theo đường uống thì bạn nên sử dụng chymotrypsin 2 viên/ lần và mỗi ngày 4 lần.
Cách 2: Thuốc Alphachymotrypsin dạng ngậm thì hãy ngậm dưới lưỡi. Điều này sẽ giúp cho hoạt chất thuốc không được chuyển hóa qua gan do vậy cơ thể sẽ không mất quá nhiều thời gian hấp thụ thuốc, sẽ giúp làm tăng sinh khả dụng của thuốc. Lưu ý không được nhai thuốc mà hãy để chúng tan dưới lưỡi.
Tác dụng phụ của thuốc Alphachymotrypsin như thế nào?
Thuốc Alphachymotrypsin có thể gây ra những tác dụng phụ bất thường sau đây:
Triệu chứng tác dụng phụ lâu dài không xuất hiện khi dùng thuốc Alphachymotrypsin ngoại trừ các đối tượng đã nêu trong mục thận trọng.
Một số trường hợp đặc biệt có thể xuất hiện tình trạng rối loạn tiêu hóa bao gồm đầy hơi, nặng bụng, táo bón hoặc tiêu chảy, buồn nôn.
Với liều cao thuốc có thể gây ra phản ứng dị ứng nhẹ như đỏ da có thể xảy ra.
Tương tác Alphachymotrypsin
Theo dược sĩ Cao đẳng Y Dược HCM, Alphachymotrypsin 4,2mg có thể tương tác với một số loại thuốc khác. Hiện nay vẫn chưa có tài liệu chính xác về sự tương tác của loại thuốc này. Theo đó thì người bệnh hãy báo cho bác sĩ về tất cả các loại thuốc bạn đang sử dụng bao gồm cả thuốc kê toa,thuốc không cần toa và các sản phẩm thảo dược.
Thận trọng không nên sử dụng thuốc Alphachymotrypsin với acetylcystein hay một thuốc dùng để làm tan đàm ở phổi. Đồng thời không nên phối hợp với thuốc kháng đông (máu loãng) vị làm gia tăng hiệu lực của chúng.
Thuốc Alphachymotrypsin có thể tương tác với một số loại đồ uống hay thực phẩm không tốt cho sức khỏe. Đặc biệt bạn hãy chú ý khi dùng rượu bia và thuốc lá bởi chúng cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định.
Một số lưu ý khi sử dụng Alphachymotrypsin như thế nào?
- Thận trọng khi dùng cho Alphachymotrypsin ở những bệnh nhân đang mắc bệnh rối loạn đông máu, người bị rối loạn đông máu di truyền như hemophilia (chứng máu loãng khó đông), bệnh nhân loét dạ dày, dùng thuốc kháng đông, sắp phải trải qua phẫu thuật, dị ứng với protein.
- Chưa có nghiên cứu nào cho thấy thuốc Alphachymotrypsin có ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy.
- Thời kỳ mang thai và cho con bú: không được sử dụng Chymotrypsin cho phụ nữ mang thai và cho con bú khi chưa có chỉ định của các bác sĩ.
Thông tin được tổng hợp về thuốc Alphachymotrypsin trên đây hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn sức khỏe!