Ngành Y tế là một trong những ngành quan trọng nhất của xã hội, có vai trò đảm bảo sức khỏe cho mọi người. Trong những năm qua, ngành Y tế Việt Nam có những phát triển vượt bậc, đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, cũng còn tồn tại một số hạn chế và những thách thức. Bài viết này sẽ giúp bạn biết rõ hơn về thực trạng ngành Y tế ở Việt Nam.
Vì sao nhu cầu y tế lại quan trọng?
Hiện nay, nhu cầu Y tế hiện nay không ngừng tăng lên do nhận thức và mối quan tâm của con người về sức khỏe càng tăng cao. Điều đó cho phép mỗi cá nhân, mỗi gia đình có sự lựa chọn chăm sóc sức khỏe, dịch vụ y tế chất lượng.
Những nguyên nhân khiến nhu cầu Y tế tăng cao:
- Điều kiện đời sống, hội nhập kinh tế cũng như sự phát triển kinh tế – xã hội.
- Môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe con người (tình trạng ô nhiễm không khí, nguồn nước, khói bụi nhiều,...).
Chính những yếu tố tác động đó đã giúp cho thấy được, ngành Y tế quan trọng với xã hội như thế nào.
Theo Quyết định số 122 QĐ/TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 10 tháng 01 năm 2013 về “Phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030” hướng đến mục tiêu: Bảo đảm mọi người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, mở rộng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng. Người dân được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần. Giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ, nâng cao chất lượng dân số. Đến năm 2030, hệ thống y tế từ trung ương đến địa phương được hoàn thiện, hiện đại, phù hợp với từng vùng, miền; mạng lưới y tế cơ sở được củng cố vững chắc; y tế chuyên sâu, y tế mũi nhọn đạt ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực. Để đạt được điều đó, nhân lực y tế cần đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, “vừa hồng, vừa chuyên”.
Để đáp ứng được theo nghị quyết của chính phủ đưa ra, ngành Y tế hiện nay đã có nhiều nỗ lực và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận.
>>> Bạn có thể chưa biết về Vai trò của ngành y tế trong sự phát triển kinh tế xã hội hiện nay.
Những thành tựu của ngành Y tế Việt Nam
Nguồn nhân lực Y tế tại Việt Nam cải thiện: Theo thống kê của Bộ Y tế Việt Nam năm 2023, tổng số nhân lực y tế Việt Nam đã vượt chỉ tiêu được giao, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân.
Chất lượng khám chữa bệnh được nâng cao: Chất lượng khám chữa bệnh tại các cơ sở Y tế đã được cải thiện đáng kể. Đội ngũ y, bác sĩ được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn cao. Công tác quản lý, điều hành bệnh viện được thực hiện hiệu quả.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được đầu tư, nâng cấp: Trong những năm qua, Chính phủ đã quan tâm đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế. Nhiều bệnh viện, phòng khám được xây mới, sửa chữa, nâng cấp. Trang thiết bị y tế được nhập khẩu hiện đại, tiên tiến, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.
Mức độ hài lòng của người dân đối với dịch vụ y tế tăng lên: Theo khảo sát của Bộ Y tế 6 tháng đầu năm 2023, mức độ hài lòng của người dân đối với dịch vụ y tế đã tăng lên đáng kể. Người dân đánh giá cao chất lượng khám, chữa bệnh, thái độ phục vụ của nhân viên y tế ước đạt 90%, trong khi chỉ tiêu là 80%.
Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế ngày càng cao: Giúp làm giảm gánh nặng về tài chính cho người bệnh.
Những hạn chế, khó khăn của ngành Y tế
Bên cạnh những thành tựu đạt được, ngành y tế Việt Nam cũng còn tồn tại một số hạn chế, thách thức cần được giải quyết như sau:
- Tình trạng thiếu thiết bị vật tư y tế, thiếu thuốc: Vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi, nhất là tại các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng khám, chữa bệnh.
- Mức chi trả cho dịch vụ y tế vẫn còn cao: Đối với các dịch vụ kỹ thuật cao, dịch vụ khám, chữa bệnh theo yêu cầu chi phí vẫn còn cao. Điều này gây khó khăn cho người dân, nhất là những người có thu nhập thấp hay người nghèo.
- Các cán bộ vẫn còn thiếu: Mặc dù nguồn nhân lực ngành Y tế năm 2023 được cải thiện, tuy nhiên lực lượng vẫn còn thiếu nhất là những bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên. Đặc biệt là tình trạng chảy máu chất xám cũng đang là một vấn đề rất đáng lo ngại.
- Thủ tục hành chính rườm rà: Đây cũng là vấn đề nhiều bất cập, gây nhiều khó khăn cho người bệnh và nhân viên Y tế.
- Công tác quản lý còn nhiều hạn chế: Dẫn đến tình trạng thiếu quy hoạch, thiếu đầu tư, thiếu kiểm tra, giám sát.
- Quá tải ở các bệnh viện: Đây là một vấn đề nhức nhối của ngành y tế. Điều này dẫn đến tình trạng người bệnh phải chờ đợi lâu để được khám chữa bệnh, gây nhiều mệt mỏi và bức xúc.
- Tiền lương, thu nhập của cán bộ y tế còn thấp: Với tiền lương thu nhập thấp so với mặt bằng chung của xã hội. Điều này khiến nhiều cán bộ y tế có tâm lý chán nản, muốn bỏ nghề.
>>> Có thể bạn cần những câu hỏi phỏng vấn xin việc ngành Y thường gặp cho sinh viên mới ra trường
Thách thức, giải pháp cho ngành Y tế
Để giải quyết những khó khăn và hạn chế của ngành y tế cần có sự chung tay của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và toàn xã hội. Một số giải pháp cần được triển khai cụ thể như sau:
- Cần tăng cường đầu tư cho y tế, đặc biệt là đầu tư về thuốc, trang thiết bị y tế.
- Đẩy mạnh công nghệ thông tin áp dụng trong y tế sẽ giúp nâng cao hiệu quả quản lý, khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe.
- Tăng cường đào tạo các cán bộ y tế giúp nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ.
- Nâng cao thu nhập cho cán bộ y tế giúp thu hút và giữ chân được nhân lực chất lượng cao
- Siết chặt kỷ luật, kỷ cương nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ nhân viên.
Với những thông tin tổng hợp trên đây giúp bạn nắm được thực trạng ngành Y tế Việt Nam hiện nay hi vọng sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức. Nhà trường Cao đẳng Y Dược Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục cập nhật kiến thức liên quan ngành Y tế để bạn theo dõi.