Phỏng vấn xin việc ngành Y là điều chắc chắn sẽ xảy ra đối với các bạn Sinh viên mới ra trường. Đây là quá trình quan trọng để nhà tuyển dụng trong ngành Y đánh giá được năng lực và kinh nghiệm của bạn. Bài viết này Cao đẳng Y Dược TP HCM sẽ chia sẻ tới các bạn về những câu hỏi phỏng vấn xin việc thường gặp và mẹo để chuẩn bị cho buổi phỏng vấn này!
Những câu hỏi phỏng vấn xin việc ngành Y thường gặp
1. Hãy giới thiệu đôi chút về bản thân
Đây là câu hỏi thường hay gặp giúp nhà tuyển dụng tìm hiểu về ứng viên. Ứng viên nên trả lời câu hỏi này một cách ngắn gọn, súc tích, liệt kê các thông tin như: Họ tên, chuyên ngành học ở trường mình theo học, bệnh viện đã thực tập và nêu những điểm mạnh của bản thân.
2. Tại sao bạn lại chọn ngành Y?
Đây là câu hỏi giúp nhà tuyển dụng hiểu được động lực của ứng viên khi theo đuổi ngành Y tế. Ứng viên nên trả lời câu hỏi này một cách chân thành và thể hiện được niềm đam mê với ngành y tế của mình.
3. Quy tắc ứng xử theo thông tư 07/TT – BYT của nhân viên y tế khi hành nghề là gì?
Những quy tắc ứng xử của viên chức y tế khi hành nghề bao gồm:
- Khám và chữa bệnh cho bệnh nhân theo đúng chuẩn đạo đức nghề nghiệp.
- Không được đề cao lợi ích cá nhân, phải đề cao quyền lợi dành cho bệnh nhân.
- Không được lợi dụng chức vụ và danh tiếng của bệnh viện để nâng cao trình độ của bản thân và giải quyết việc cá nhân.
- Chủ động trong công việc và giữ uy tín cho đơn vị mình làm việc.
>>> Bạn có thể xem thêm Thực trạng ngành Y tế hiện nay để giúp bạn có động lực theo đuổi đam mê
4. Những hành vi nào bị cấm trong quy trình khám và chữa bệnh?
Đây là câu hỏi rất quan trọng với những ai theo đuổi ngành Y. Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết xem bạn có đủ nhận thức và đủ tiêu chuẩn để làm việc trong ngành Y tế hay không.
Bạn hãy nêu những hành vi bị cấm theo điều 7 của Luật 15/2023/QH15 khám bệnh, chữa bệnh như sau:
- Xâm phạm quyền của bệnh nhân.
- Từ chối, không tiến hành chữa bệnh hoặc cố ý cấp cứu chậm bệnh nhân, trừ trường hợp quy định tại Điều 40 của Luật này.
- Khám chữa bệnh mà không đáp ứng điều kiện quy định tại điều 19.
- Khám chữa bệnh không đúng phạm vi hành nghề hoặc phạm vi hoạt động được cơ quan có thẩm quyền cho phép. Trừ những trường hợp cấp cứu hoặc thực hiện khám bệnh, chữa bệnh theo huy động, điều động của cơ quan có thẩm quyền.
- Hành nghề khám chữa bệnh ngoài thời gian, địa điểm đã đăng ký hành nghề.
- Không tuân thủ quy định về chuyên môn kỹ thuật, các phương pháp, kỹ thuật khám chữa bệnh.
- Sử dụng các thiết bị y tế khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
- Kê đơn và chỉ định sử dụng thuốc khi chưa được cấp phép theo quy định của pháp luật về Dược.
- Nhận hối lộ trong quá trình khám chữa bệnh cho bệnh nhân.
- Chuyển người bệnh sang cơ sở khám chữa bệnh khác nhằm trục lợi.
- Thay đổi hồ sơ bệnh án, sổ khám bệnh làm sai lệch thông tin của bệnh nhân.
- Thuê, mượn, cho thuê, cho mượn giấy phép hành nghề hoặc giấy phép hoạt động.
- Sử dụng đồ uống có cồn, các chất kích thích tại cơ sở khám chữa bệnh hoặc đang trong quá trình khám chữa.
- Không tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh khi có dịch hoặc tình trạng khẩn cấp theo quyết định điều động của cơ quan, người có thẩm quyền.
- Xâm phạm về thân thể hoặc xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người hành nghề và người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
5. Thời gian và chế độ làm việc của nhân viên Y tế quy định như thế nào?
Với câu hỏi này bạn có thể trả lời như sau:
- Thời gian làm việc bình thường của nhân viên Y tế là 8 giờ/1 ngày và phải phân công trực kể cả ngày Lễ, Tết; ngày nghỉ để kịp thời cứu chữa người bệnh. Nếu làm thêm giờ, nhân viên không được quá 4 giờ/ngày và 30 giờ/tháng.
- Thời gian làm việc theo ca được chia thành ca, mỗi ca không quá 8 giờ. Nếu làm thêm ca thì không quá 2 ca/ngày.
- Thời gian quy định làm việc của nhân viên Y tế trong cơ sở khám chữa bệnh công lập thực hiện theo quy định của Pháp luật về lao động.
- Thời gian quy định làm việc của cán bộ Y tế tại cơ sở khám chữa bệnh tư nhân được thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng giữa người lao động và người thuê.
Bên cạnh đó, Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 cũng quy định về thời gian nghỉ cho nhân viên Y tế.
- Nhân viên Y tế sẽ có thời gian nghỉ giải lao tối thiểu 30 phút sau mỗi ca làm việc liên tục.
- Nhân viên làm việc theo ca có thời gian nghỉ tối thiểu 2 lần, mỗi lần 30 phút.
Ngoài thời gian trực và làm việc tại các cơ quan, cơ sở y tế, các cán bộ Y tế cần phải tuyên truyền cách bảo vệ sức khỏe cho người dân.
Với những cán bộ Y tế hoạt động tại các trạm Y tế xã, phường cần được cung cấp đầy đủ các trang bị Y tế chuẩn theo quy định của Bộ Y tế.
>>> Có thể bạn chưa biết vị trí vai trò ý nghĩa tầm quan trọng của ngành Y tế hiện nay
Những câu hỏi khi đi phỏng vấn xin việc ngành Y khác
- Các hành vi bị cấm trong phòng chống bệnh truyền nhiễm là gì?
- Hãy nêu những điều khoản luật phòng chống tham nhũng theo Thông tư QH11.
- 3 kỹ năng quan trọng nhất cho chuyên viên y tế là gì?
- Mức lương bạn muốn là bao nhiêu?
Để trả lời được tốt những câu hỏi phỏng vấn ở trên thì bạn cũng cần nên tự tin, thẳng thắn. Bên cạnh đó, cũng cần có những kinh nghiệm phỏng vấn xin việc ngành Y cho sinh viên ngành Y Dược mới ra trường có thể chinh phục được nhà tuyển dụng thành công.
Bí quyết giúp phỏng vấn xin việc trong ngành Y thành công
Dưới đây là những lời khuyên, bí quyết được chia sẻ để trả lời các câu hỏi trong buổi phỏng vấn:
- Hỏi kinh nghiệm phỏng vấn Ngành Y từ những người đi trước
- Luyện tập trả lời phỏng vấn lưu loát, ngắn gọn, súc tích và đúng trọng tâm.
- Dùng ngôn ngữ chuyên môn về ngành Y chính xác.
- Đọc nhiều sách về kiến thức chuyên ngành.
- Trau dồi sự tự tin cho bản thân, thể hiện nhiệt huyết của bản thân.
- Biết cách đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng.
- Tham gia các hoạt động tình nguyện viên hoặc thực tập sinh để trau dồi nhiều kinh nghiệm thực tế.
- Xây dựng thành tích cao trong học tập khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
- Rèn luyện tiếng anh thật tốt khi còn đi học.
Muốn ứng tuyển thành công với bất kỳ lĩnh vực nào, thì các bạn cần phải có sự chuẩn bị kỹ càng về cả kiến thức và kỹ năng. Theo đó, các bạn sinh viên sau khi hoàn thành chương trình đào tạo cao đẳng Dược đều có thể áp dụng những bí quyết trên để có thể ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng để có cơ hội trúng tuyển cao.
Như vậy, phỏng vấn xin việc ngành Y là một quá trình quan trọng và cần sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Vì vậy, bạn cần nắm được bí quyết, kinh nghiệm để giúp mình vượt qua. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp ứng viên chuẩn bị tốt hơn cho buổi phỏng vấn của mình.