Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Thông tin về Taurine là thuốc gì? Bổ sung Taurine từ thực phẩm nào tốt?

Cập nhật: 24/12/2020 14:44 | Người đăng: Lường Toán

Taurine trong một số nghiên cứu chứng minh rất có lợi cho sức khỏe, đây là một loại acid amin hay một chất bổ sung thường tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm và nước tăng lực. Taurine có tác dụng gì? Sử dụng chúng như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.

Taurine là gì?

Taurine được biết đến là một loại axit amin sulfonic được tiết ra trong cơ thể, chúng thường được tập trung trong não, mắt, tim hay ở cơ bắp.

Taurine là một chất bổ sung cho cơ thể

Không giống như các loại axit amin khác, taurine không tham gia vào quá trình xây dựng protein. Chúng được phân loại như một axit amin thiết yếu, cần thiết cho cơ thể. Thường cơ thể có thể tự sản sinh ra taurine, nhưng bạn có thể bổ sung không qua thuốc mà bằng một số loại thực phẩm. Dù vậy thì những đối tượng cụ thể như người mắc bệnh tim mạch hay bị tiểu đường thì đều có thể được hưởng lợi từ việc bổ sung taurine.

>>Tham khảo thêm: Thông tin về Naturenz là thuốc gì? Cách sử dụng viên uống Naturenz an toàn

Các nguồn bổ sung Taurine cho cơ thể

Một số nghiên cứu cho thấy, nguồn bổ sung taurine chủ yếu là từ thực phẩm động vật, bao gồm thịt, cá và sữa. Bên cạnh đó những thực phẩm chay chế biến sẵn cũng có taurine bổ sung. Tuy nhiên thì chúng không đảm bảo những thứ này sẽ được cung cấp đủ số lượng cho cơ thể hằng ngày.

Ngoài ra, Taurine cũng thường được thêm vào một số loại đồ uống như nước tăng lực hay nước soda. Bởi chúng có thể cung cấp thêm khoảng 600 - 1.000 mg taurine trong mỗi khẩu phần 8 ounce (237 ml).

Dù vậy thì bạn cũng không nên dùng nước soda hay với các đồ uống như nước tăng lực với số lượng lớn bởi những thành phần này hoàn toàn có thể gây hại.

Theo dược sĩ các Trường Cao đẳng Dược Hồ Chí Minh, taurine xuất hiện trong các chất bổ sung hay nước tăng lực thường được sản xuất tổng hợp (không có nguồn gốc từ động vật). Bởi vậy các sản phẩm này thường chỉ phù hợp với người ăn chay. Đối với chế độ ăn uống trung bình hàng ngày sẽ cung cấp khoảng 40-400 mg taurine cho cơ thể.

Taurine có tác dụng gì?

Taurine có tác dụng rất tốt cho cơ thể mà không phải ai cũng biết, cụ thể như sau:

  • Taurine giúp duy trì sự cân bằng hydrat hóa và điện giải thích hợp trong các tế bào cơ thể.
  • Tạo điều kiện hình thành muối mật (bile salts), thành phần này có vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình tiêu hóa
  • Giúp cân bằng các khoáng chất như canxi trong những tế bào
  • Hỗ trợ chức năng trong hệ thống thần kinh trung ương và mắt
  • Điều hòa sức đề kháng của hệ thống miễn dịch với chức năng chống oxy hóa

Taurine được xem là một loại amino acid thiết yếu có điều kiện (conditionally essential amino acid). Do vậy với một người khỏe mạnh thì sẽ sản xuất số lượng tối thiểu rất tốt đối với chức năng thiết yếu hàng ngày kể trên.

Dù vậy thì một số trường hợp yêu cầu số lượng taurine cao hơn như những người bị suy tim hoặc thận, trẻ sinh non thường được tiêm tĩnh mạch. Nếu như xảy ra tình trạng thiếu hụt cho sự phát triển của thai nhi, thì có thể gây ra những triệu chứng nghiêm trọng như khả năng kiểm soát lượng đường trong máu hoặc làm suy giảm chức năng não.

Giúp chống lại bệnh tiểu đường

Một số nghiên cứu cho thấy, Taurine có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu từ đó giúp chống lại bệnh tiểu đường. Nếu như bạn bổ sung taurine liều lượng phù hợp trong lâu dài sẽ làm giảm lượng đường trong máu lúc đói mà không có thay đổi bất kỳ trong chế độ ăn uống hoặc tập thể dục. Tình trạng lượng đường trong máu cao khi đói sẽ là yếu tố dẫn đến một số bệnh mãn tính hay bệnh tiểu đường type 2.

Như vậy có thể thấy, việc tăng hàm lượng taurine trong cơ thể sẽ giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường type 2 bằng cách làm giảm lượng đường trong máu đồng thời làm giảm tình trạng kháng insulin trong cơ thể. Ngoài ra nghiên cứu cho thấy người tiểu đường thường có mức taurine thấp hơn, điều đó cho thấy hoạt chất này có vai trò rất tốt đối với căn bệnh này. Dù vậy thì vẫn cần nhiều nghiên cứu để khẳng định điều này.

Cải thiện sức khỏe tim mạch

Một vài nghiên cứu còn cho thấy hàm lượng taurine có liên quan đến tỷ lệ tử vong do mắc các bệnh về huyết áp, bệnh tim, cũng như giảm cholesterol. Khi hàm lượng Taurine tăng cao sẽ làm giảm nguy cơ tử vong của bệnh.

Taurine còn có khả năng làm giảm huyết áp thông qua sự giảm sức đề kháng với lưu lượng máu trong thành mạch máu của người bệnh. Đồng thời chúng còn giúp làm giảm thiểu các xung thần kinh trong não, từ đó sẽ làm tăng huyết áp.

Bên cạnh đó việc bổ sung taurine còn rất tốt cho cơ thể bởi chúng sẽ làm giảm viêm đồng thời làm giảm mức độ dày của động mạch. Nếu như bạn kết hợp lại thì sẽ có tác dụng làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim.

Taurine còn có khá nhiều công dụng tốt cho sức khỏe khác chưa được kể đến trên đây. Bởi vậy mà bạn có thể sử dụng hợp lý để mang lại sức khỏe tốt. 

Thực phẩm bổ sung taurine cho cơ thể

- Như ở trên cho thấy, Taurine xuất hiện nhiều trong những loại thực phẩm có nguồn gốc động vật bao gồm thịt bò, thịt heo, thịt gà hay một số loại cá như cá hồi cá thu, hải sản: tôm, cua, mực…

Bổ sung Taurine từ thực phẩm rất an toàn

- Với trẻ sơ sinh thì nguồn bổ sung Taurine tốt nhất từ sữa mẹ. Dù vậy thì hàm lượng chất này thường giảm dần sau sinh, bởi vậy các mẹ có thể bổ sung Taurine từ các loại sữa công thức.

Lưu ý khi bổ sung taurine cho cơ thể:

Hàm lượng Taurine trong cafe hay nước tăng lực giúp cơ thể tỉnh táo, tuy nhiên khi kết hợp với nhau thì chúng thường sẽ không tốt cho phụ nữ mang thai hay trẻ em bởi chúng có thể gây ảnh hưởng đến tim mạch hay làm giảm trí nhớ trong ngắn hạn.

Một số cách bổ sung Taurine từ thực phẩm thường khá an toàn và tốt cho sức khỏe, được chỉ định cho những đối tượng dưới đây như:

- Người có nguy cơ bị thiếu hụt taurine gồm: trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai, hay với  trẻ sinh non thiếu tháng. Các trẻ đang trong giai đoạn phát triển hay với những người vận động trí óc và thị lực nhiều.

- Việc bổ sung Taurine thường có sự kết hợp với ăn uống và vận động hiệu quả thì sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn rất nhiều.

Dù vậy thì Taurine sẽ rất tốt cho mắt,  não bộ, tim mạch mà bạn cần bổ sung hợp lý

Tác dụng phụ và cách sử dụng của Taurine

Tác dụng phụ của Taurine:

Hiện nay vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy taurine gây ra tác dụng phụ nếu được sử dụng với liều lượng được khuyến nghị. Hiện nay dù chứa có vấn đề trực tiếp từ việc bổ sung taurine, thế nhưng tại các quốc gia châu Âu, ghi nhận vận động viên tử vong có liên quan đến nước tăng lực có chứa taurine và caffeine. Do vậy cho đến nay thì những sản phẩm chứa Taurine đều được cấm và hạn chế tại một số quốc gia.

Đồng thời cũng giống như những chất bổ sung dựa trên axit amin thì sẽ phát sinh nhiều hơn đối với những người gặp vấn đề về thận.

Liều lượng bổ sung Taurine khuyến nghị an toàn:

Liều dùng hàng ngày Taurine phổ biến nhất là 500 - 2.000 mg.

Một số nghiên cứu còn cho thấy với liều lượng Taurine lên tới 3.000 mg mỗi ngày nếu dùng trong suốt cuộc đời thì đều khá an toàn. Tuy nhiên nếu dùng trong thời gian ngắn có thể sử dụng liều cao hơn, Với hàm lượng 3.000 mg mỗi ngày sẽ giúp bạn tối đa hóa được lợi ích của chúng trong phạm vi an toàn.

Trường hợp dùng Taurine quá liều hoặc xuất hiện những tác dụng không mong muốn của taurin, thì tốt nhất người bệnh hãy báo cho bác sĩ hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và có phương án điều trị phù hợp.

Những thông tin chia sẻ về Taurine trên đây hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990