Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Thuốc trị nấm Clotrimazol: Cách sử dụng và liều dùng an toàn

Cập nhật: 13/05/2023 11:53 | Người đăng: Nguyễn Trang

Sử dụng thuốc Clotrimazol như thế nào an toàn? Câu hỏi này được khá nhiều người quan tâm đến khi sử dụng thuốc này. Để có lời giải đáp chính xác mọi người cùng tham khảo những thông tin liên quan ở bài viết dưới đây.

Clotrimazol có tác dụng như thế nào?

Clotrimazol được các bác sĩ/ dược sĩ chỉ định điều trị những bệnh liên quan đến nấm như: nấm Candida miệng, âm đạo, âm hộ, bệnh nấm da, viêm móng/ quanh móng,... Theo đó, khi mắc bệnh cần phải trao đổi kỹ cho các bác sĩ được biết rõ về liều lượng sử dụng của thuốc sao cho an toàn để sớm điều trị dứt điểm bệnh.

Thông tin về cách dùng thuốc trị nấm Clotrimazol an toàn 1
Clotrimazol có tác dụng như thế nào?

Tham khảo Thuốc Daktarin là thuốc gì? Cách dùng và liều dùng thuốc an toàn

Hướng dẫn về liều dùng của thuốc Clotrimazol

Dùng thuốc Clotrimazol ngậm tại chỗ điều trị:

Các bác sĩ sẽ chỉ định dùng liều thuốc Clotrimazol 10mg cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn, thời gian khoảng từ 15 - 30 phút. Khi dùng thuốc mọi người nên nước hết nước bọt trước khi ngậm, tuyệt đối không được nhai/ nuốt cả viên thuốc. Liều dùng tương ứng đó là mỗi ngày dùng 5 lần và sử dụng trong vòng 14 ngày liền.

Đối với thuốc Clotrimazol điều trị ngoài da:

Mọi người dùng lượng thuốc vừa đủ để bôi lên vùng da bị bệnh và sử dụng 2 lần/ ngày. Tuy nhiên, trong thời gian điều trị không dứt điểm sau 4 tuần mọi người cần phải tiến hành chẩn đoán lại bệnh. Sử dụng thuốc sau một tuần bệnh sẽ đỡ, tuy nhiên một số trường hợp phải điều trị trong vòng 8 tuần khi đó bệnh mới khỏi.

Thuốc điều trị nấm âm đạo:

Các bạn sẽ tiến hành đặt một viên Clotrimazol 100mg vào vùng âm đạo trước khi đi ngủ. Thời gian sử dụng trong vòng 7 ngày liều. Ngoài ra, mọi người có thể sử dụng liều Clotrimazol 500mg, dùng 1 lần.

Dạng kem:

Bác sĩ chỉ định dùng liều 5g/lần/ngày và dùng trong vòng 7 - 14 ngày.

Tác dụng phụ của thuốc Clotrimazol

Trong thời gian sử dụng thuốc Clotrimazol có thể gây ra một số tác dụng phụ không như mong muốn đối với tình trạng sức khỏe như:

  • Những triệu chứng thường gặp như tăng lượng enzym gan, gây trầm cảm, giảm lượng bạch cầu trung tính.
  • Loại thuốc ngậm: những tác dụng phụ đi kèm gồm có: bị rối loạn tiêu hóa, buồn nôn và nôn mửa. Ngoài ra, những triệu chứng khác đi làm như: đi tiểu ra máu, đi tiểu rắt.
  • Tác dụng phụ của loại thuốc bôi tại chỗ: những triệu chứng gồm có bị bỏng nhẹ, bị viêm da dị ứng, kích ứng, đau rát ở vùng bôi thuốc ở da hay ở vùng âm đạo.
Thông tin về cách dùng thuốc trị nấm Clotrimazol an toàn 2
Tác dụng phụ của thuốc Clotrimazol

Xem thêm Thuốc Canesten Cream có tác dụng gì? Những lưu ý khi sử dụng

 

Những lưu ý trước khi dùng thuốc Clotrimazol

Trước khi dùng thuốc Clotrimazol điều trị các loại nấm mọi người cần phải lưu ý một số vấn đề như sau:

Không được sử dụng thuốc Clotrimazol toàn thân. Đối với thuốc Clotrimazol dạng viên ngậm không được dùng cho trẻ < 3 tuổi. Bởi tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa được nghiên cứu về mức độ hiệu quả và độ an toàn khi dùng.

Những đối tượng quá mẫn cảm, kích ứng khi dùng Clotrimazol nên ngừng dùng thuốc và có hướng điều trị phù hợp.

Mọi người cần phải lưu ý thêm khi dùng thuốc đủ thời gian điều trị nhưng không thuyên giảm những triệu chứng bệnh. Sau khoảng 4 tuần điều trị nếu không đỡ bệnh mọi người nên đi tái khám lại.

Báo cáo rõ cho các bác sĩ/ dược sĩ nếu những biểu hiện bệnh tăng dần ở những vùng bị bệnh như bị đỏ, ngứa, nổi mụn nước, sưng,... những dấu hiệu quá mẫn cảm.

Mọi người cũng cần phải tránh được những nguồn gây nhiễm/ tái nhiễm trong thời gian sử dụng.

Khả năng tương tác của thuốc Clotrimazol

Những đối tượng khi dùng thuốc Clotrimazol với Tacrolimus sẽ có khả năng nồng độ của Tacrolimus ở trong huyết thanh đối với những từng tiến hành ghép gan. Bởi vậy, các sĩ sẽ có thể tiến hành giảm liều Tacrolimus theo từng sức khỏe của bệnh nhân khác nhau.

Tốt nhất mọi người hãy bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng là thích hợp nhất. Ngoài ra, cần phải tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời hay ánh sáng. Tuyệt đối không dùng thuốc ở trong phòng tắm/ trong ngăn đá bởi sẽ có thể làm mất tác dụng của thuốc.

Mỗi một loại thuốc sẽ có những phương pháp bảo quản thuốc khác nhau, vì vậy tốt nhất mọi người hãy tham khảo kỹ ý kiến của các bác sĩ/ dược sĩ hay có thể tiến hành tham khảo thông tin trên bao bì. Để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em hay những vật nuôi.

Khi muốn xử lý thuốc mọi người cần phải tham khảo kỹ ý kiến của các bác sĩ/ dược sĩ để biết được cách xử lý phù hợp. Không được vứt thuốc trực tiếp xuống cống nước hay toilet bởi có thể làm ảnh hưởng đến nguồn nước.

Tổng hợp những thông tin trên liên quan đến thuốc Clotrimazol chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế những lời khuyên của các bác sĩ/ dược sĩ. Tốt nhất mọi người hãy dùng thuốc theo đúng chỉ định của các bác sĩ đưa ra lúc đầu.

Theo Cao đẳng Dược TP Hồ Chí Minh tổng hợp!

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990