Tâm phế mạn là một bệnh lý ở phổi có thể gây ra suy tim phải thứ phát. Tình trạng bệnh gia tăng ở một số nguyên nhân tuy nhiên nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì có thể hạn chế được tình trạng phát triển bệnh.
Tâm phế mạn là bệnh gì?
Tâm phế mạn hay còn được gọi là bệnh suy tim phải thứ phát nguyên nhân có thể là do tăng áp lực động mạch phổi, cụ thể là do mạch máu hay nhu mô phổi. Trong đó bệnh tâm thế mạn sẽ không bao gồm tình trạng suy thất phải thứ phát có thể xảy ra sau khi suy thất trái. Bên cạnh đó còn do bệnh lý tim bẩm sinh hay những bất thường gặp phải ở van tim.
>>Xem thêm: Thuốc Allopurinol là thuốc gì? Cách sử dụng như thế nào?
Nói về tình trạng tâm phế mạn thì dược sĩ các Trường Cao Đẳng Y Dược HCM cho biết: Trường hợp người bệnh xuất hiện tình trạng tăng áp lực động mạch phổi mà do những nguyên nhân từ nhu mô phổi hay mạch máu thì sẽ thất phải bị tăng áp lực. Thông thường thì thất phải luôn cần tăng lực co bóp nhằm đẩy máu vào động mạch phổi với một áp lực cao hơn so với áp lực động mạch phổi. Từ đó dẫn đến tình trạng bị giãn thất phải. Nếu tình trạng giãn thất phải kéo dài để đáp ứng việc phải tăng áp lực phổi nhằm cung cấp đủ máu cho phổi thì từ đó khiến cho người bệnh dễ bị suy tim phải.
Ngoài nguyên nhân do tăng áp lực động mạch phổi gây suy tim thì tình trạng này còn có thể do một số cơ chế khác như: Suy hô hấp hay rối loạn khí máu...
Hai giai đoạn phát triển của tâm phế mạn như sau:
- Giai đoạn đầu: hay còn gọi là đợt cấp tâm phế mạn thì người bệnh sẽ gặp phải tình trạng bị ho nhiều, khạc ra đờm xuất hiện mủ màu vàng kèm theo những cơn ho với những triệu chứng khó thở giống như hen suyễn.
- Giai đoạn suy thất phải: Ở thời điểm này người bệnh xuất hiện tình trạng khó thở khi vận động gắng sức. Nếu tình trạng nặng thêm thì ngay cả làm việc nhẹ cũng có thể gây khó thở, xuất hiện tình trạng nặng và đau vùng gan, đánh trống ngực, hồi hộp và lo lắng...
Nguyên nhân gây tâm phế mạn
Có rất nhiều nguyên nhân tâm phế mạn, tình trạng này có thể gia tăng theo tuổi tác. Cụ thể ở những người cao tuổi, thì tỷ lệ người mắc bệnh tâm phế mạn sẽ cao hơn và đồng thời nguyên nhân gây bệnh tâm phế mạn có thể do một số bệnh về phổi bao gồm:
- Do tắc nghẽn phổi mãn tính bao gồm: viêm phế quản mãn tính, giãn phế nang tắc nghẽn, hay hen phế quản giãn phế nang.
- Do một số bệnh phổi hạn chế bao gồm xơ phổi, viêm dày dính màng phổi hay do bụi phổi, Mucoviscidose…
- Một số bệnh lý ở lồng ngực như do cắt nhiều xương sườn hoặc bị gù vẹo cột sống.
- Một số bệnh về động mạch phổi bao gồm viêm tắc mạch, bệnh thành mạch, nghẽn mạch hay do bị tăng áp lực động mạch phổi.
- Bên cạnh đó thì bệnh tâm phế mạn còn có một số nguyên nhân khác bao gồm thần kinh cơ mãn tính hay do bệnh giảm thông khí phế nang.
Trong số những nguyên nhân gây bệnh tâm phế mạn thì các bác sĩ chuyên khoa cho rằng bệnh viêm phế quản mãn tính có nguy cơ tiến triển thành bệnh tâm phế mạn nhanh nhất. Còn với những bệnh ở lồng ngực bao gồm gù vẹo cột sống hay do dị dạng lồng ngực mà không có yếu tố bội nhiễm thì nguy cơ để trở thành bệnh tâm phế mạn lại không cao.
Triệu chứng bệnh tâm phế mạn
Tùy vào từng giai đoạn bệnh phát triển sẽ xuất hiện những triệu chứng tâm phế mạn khác nhau. Theo đó thì người bệnh hãy chú ý đến các dấu hiệu bất thường hay xảy ra ở dưới đây:
Với những bệnh nhân có tiền sử gặp những vấn đề về bệnh lý phổi mạn tính hay những bệnh về cơ xương lồng ngực. Nếu phát triển đến giai đoạn suy tim phải thì bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng bao gồm:
- Mệt mỏi, thở dốc và thở nhanh
- Khó thở khi gắng sức hoặc ngay cả khi việc nhẹ và nghỉ ngơi.
- Tim đập nhanh, một số trường hợp người bệnh xuất hiện mỏm tim đập ở dưới mũi ức.
- Người bệnh có dấu hiệu ho nhiều, thậm chí ho ra máu kèm theo đờm vàng...
- Biểu hiện ứ đọng máu ngoại biên: Gan phình to và đau, tiểu ít, phù chân và môi và đầu chi tím.
- Không chỉ vậy người bệnh còn xuất hiện thêm một số dấu hiệu đau thắt ngực, thậm chí ngất nguyên nhân do tình trạng thiếu máu cơ tim hay có thể do bị thiếu máu não nếu như cơ thể không cung cấp đủ oxy.
- Tim xuất hiện tiếng bất thường hoặc phổi có rale nổ.
Những dấu hiệu lâm sàng về bệnh tâm phế mạn trên đây mang tính chất tiên lượng đồng thời giúp các bác sĩ chẩn đoán để đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó dấu hiệu tâm phế mạn còn thể hiện khi người bệnh làm xét nghiệm hay thực hiện một số phương pháp chẩn đoán của bác sĩ có dấu hiệu như sau:
- Điện tâm đồ (ECG):
Xuất hiện tình trạng dày thất phải.
- Xquang tim phổi xuất hiện triệu chứng dưới đây:
Tình trạng giãn động mạch phổi: nổi cung động mạch phổi, và các nhánh động mạch phổi phải thường bị giãn trên khoảng 16mm.
Tim hình giọt nước hay xuất hiện bóng tim to.
Xuất hiện tổn thương ở nhu mô phổi bao gồm xơ phổi, giãn phế nang...
Xuất hiện sự bất thường nếu người bệnh từng giải phẫu lông ngực, gù vẹo cột sống.
- Siêu âm tim thấy xuất hiện triệu chứng:
Nếu siêu âm 2D: Người bệnh xuất hiện triệu chứng quá tải thất phải mạn tính bao gồm dày lên, sự vận động bất thường ở vách liên thất.
Với siêu âm Doppler: nhằm đo được áp lực động mạch phổi, đồng thời có thấy sức cản mạch phổi với tình trạng phổ hở van ba lá hay van động mạch phổi.
- Thăm dò chức năng hô hấp:
Thăm dò chức năng thông khí phổi: áp dụng với trường hợp bệnh COPD, xuất hiện triệu chứng giảm thể tích thở ra trong giây đầu tiên, tăng dung tích cặn phổi bệnh nhân đồng thời giảm chỉ số Tiffeneau giảm. Một số người bệnh bị hạn chế thông khí thì sẽ giảm dung tích sống nhiều.
Khi máu động mạch: người bệnh sẽ không xuất hiện triệu chứng bất thường ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên đến giai đoạn sau xuất hiện toan chuyển hóa ở suy hô hấp mạn đồng thời tăng PaCO2 và PaO2 giảm.
- Xét nghiệm công thức máu:
Nhằm kiểm tra tình trạng đa hồng cầu của bệnh nhân, xác định nguyên nhân gây ra tình trạng gây tăng áp lực động mạch phổi.
Từ những dấu hiệu lâm sàng kể trên kèm theo tiền sử bệnh ở mỗi người có thể xác định được:
- Xác định giai đoạn bệnh: từ đó đưa ra phương pháp điều trị, tiên lượng đồng thời theo dõi tình trạng bệnh ở mỗi người.
- Xác định nguyên nhân gây bệnh: từ đó đưa ra phương pháp điều trị bệnh hiệu quả.
- Chẩn đoán nhằm loại trừ bệnh xuất phát từ tim.
Điều trị tâm phế mạn như thế nào?
Phương pháp điều trị tâm phế mạn cần phải phối hợp ở nhiều cách nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất. Cụ thể người bệnh cần thực hiện như sau:
Ăn uống – nghỉ ngơi
Tâm phế mạn điều trị hiệu quả đòi hỏi người bệnh cần có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý để hạn chế sự phát triển của bệnh.
Người bệnh có thể thực hiện những công việc nhẹ nhàng, tuy nhiên nếu bị khó thở do suy tim thì cần phải giảm hoặc dừng công việc ngay lập tức để nghỉ ngơi.
Hạn chế dinh dưỡng hàng ngày mà có nhiều muối trong, định mức khoảng là 1 – 2g muối mỗi ngày. Với các bệnh nhân bị suy tim nặng thì các chuyên gia khuyến cáo lượng muối cho phép tối đa không vượt quá 0,5g.
Liệu pháp oxy
Các bác sĩ có thể chỉ định thở oxy nhờ vào ống thông mũi, từ đó giúp làm giảm sự co mạch do máu thiếu oxy. Khi thực hiện phương pháp này thì các bác sĩ cần phải duy trì các chỉ số SaO2 tương đương trên 90% và đồng thời PaO2 (phân áp oxy máu động mạch) trên 60 mmHg. Như vậy mới giúp cho bệnh nhân tâm phế mạn giảm thiểu nguy cơ tử vong, đồng thời có thể sống chung lâu dài với bệnh mà hạn chế di chứng suy tim.
Điều trị suy tim
Có lẽ với những bệnh tâm phế mạn thường lo lắng nhất về biến suy tim toàn bộ. Dù vậy theo ghi nhận thì đa số bệnh nhân mới chỉ dừng ở suy tim phải bởi vậy các bác sĩ sẽ kết hợp thuốc lợi tiểu phối hợp với thuốc trợ tim, ngoài ra còn kết hợp với thuốc dẫn xuất nitré nhằm tăng hiệu quả điều trị tích cực hơn.
Với những thông tin chia sẻ về bệnh tâm phế mạn trên đây hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Tuy nhiên khi xuất hiện những triệu chứng thì người bệnh cần phải đi thăm khám và thực hiện theo chỉ định của bác sĩ. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn sức khỏe!