Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Tác dụng của thuốc Panadol và những lưu ý khi sử dụng

Cập nhật: 02/07/2024 15:07 | Người đăng: Lường Toán

Panadol là một cái tên rất quen thuộc trong tủ thuốc của mỗi gia đình. Tác dụng của thuốc Panadol  là làm hạ sốt và giảm các cơn đau đầu hiệu quả. Nếu cần biết thêm một số thông tin khác về loại thuốc này, các bạn hãy theo dõi bài viết sau đây nhé.

Tác dụng của thuốc Panadol

Thuốc Panadol thuộc nhóm thuốc Paracetamol, được chỉ định dùng trong các trường hợp bệnh nhân bị sốt và đau từ nhẹ đến vừa như đau răng, đau bụng kinh, đau đầu, và giảm thân nhiệt ở người bị sốt…

Thành phần chính của thuốc Panadol bao gồm caffeine và Paracetamol có khả năng giúp hạ sốt, giảm đau, điều trị các bệnh về xương khớp, bệnh Gút. Panadol còn có tên gọi khác là Acetaminophen.

Panadol được bào chế dưới dạng viên nang, viên nén bao phim, viên nén giải phóng kéo dài, dung dịch treo, thuốc đạn và gói để pha dung dịch..

Về mặt dược động học, tác dụng của thuốc Panadol phát huy khi hợp chất Paracetamol hấp thu nhanh chóng qua đường tiêu hóa. Trong quá trình ăn uống, những thực phẩm đó sẽ tác động đến viên nén khiến cho chất thuốc sẽ hấp thu chậm cùng với những loại thực phẩm có giàu Cacbon Hydrat

Tác dụng của thuốc Panadol giúp điều trị các chứng đau nhẹ và vừa như: Đau bụng kinh, đau và sốt do tiêm vacxin, đau sau khi nhổ răng hoặc các phẫu thuật nha khoa, đau nửa đầu, đau cơ, viêm khớp…

Bài viết tham khảo:

Cơ chế hoạt động của thuốc Panadol:

  • Sau khi uống thuốc Panadol với liều điều trị trong vòng từ 30 – 60 phút, nồng độ huyết tương sẽ đạt đỉnh và phân bố nhanh đồng đều trong phần lớn các mô của cơ thể
  • Chuyển hóa: Khi Panadol đi vào cơ thể, hợp chất Paracetamol sẽ chuyển hóa ở Cytochrom P450 ở gan tạo ra N – acetyl benzoquinonimin được biết đến là hợp chất trung gian. Hợp chất này liên kết với nhóm sulfhydryl của glutathione tạo ra các chất không có hoạt tính.
  • Thải trừ: Loại thuốc này được đào thải chủ yếu qua đường tiết niệu với độ thanh thải là 19,3l/h. Thời gian bán thải khoảng 2,5 giờ
  • Paracetamol được xem là một hợp chất chuyển hóa có hoạt tính phenacetin và là một loại thuốc giảm đau tốt có thể thay thế aspirin.
  • Ngoài tác dụng của thuốc Panadol 500mg làm giảm đau thì thuốc còn có công dụng hạ sốt nhưng không gây giảm thân nhiệt ở người bình thường. Thuốc có thể tác động lên vùng dưới đồi gây hạ nhiệt hoặc tỏa nhiệt tăng do giãn mạch và đồng thời tăng lưu lượng máu ngoại biên
  • Paracetamol ít gây tác động lên hệ hô hấp và tim mạch , không gây kích ứng, thay đổi cân bằng acid – base, không gây tác dụng lên tiểu cầu hoặc thời gian chảy máu.

Liều dùng và cách dùng của thuốc Panadol

Tác dụng của thuốc Panadol Extra chỉ được phát huy khi bạn sử dụng đúng liều lượng và cách dùng. Do vậy bạn cần lưu ý dưới đây nhé:

  • Liều dùng của thuốc Panadol:

Với người lớn:

Sử dụng viên nén sủi bọt hoặc viên nang: bạn uống 1 – 2 viên từ 4 – 6 giờ, tối đa 1 ngày uống 8 viên

Trường hợp bị những cơn đau nặng: liều 1 – viên từ 4 – 6 giờ, tối đa từ 400mg/520mg

Với những dạng thuốc đặt trực tràng, người bệnh đặt 650mg cách 4 – 6 giờ, tối đa trong 1 ngày 3900mg

Liều dùng thuốc Panadol cho trẻ em:

Panadol Extra khuyến cáo không dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi

Với trẻ từ 12 tuổi trở lên: Liều uống dựa trên cân nặng của trẻ. Uống từ 10 – 15mg/kg cách nhau 4-6 giờ, tối đa mỗi ngày 60mg/kg

  • Cách dùng thuốc Panadol
  • Không nên dùng thuốc Panadol chung với các loại thuốc chứa thành phần Paracetamol khác.
  • Khoảng cách tối thiểu giữa 2 lần dùng thuốc là 4 giờ
  • Không nên tự ý tăng liều sử dụng. Việc làm này không thể làm tăng hiệu quả dùng thuốc mà còn khiến tổn thương gan và dẫn đến ngộ độc.

Những tác dụng phụ của thuốc Panadol

Theo một vài thử nghiệm thì hầu hết Panadol không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên thì trong một vài trường hợp vẫn có thể gây nên một số tác dụng phụ như:

  • Phát ban, nổi mẩn, phù mạch, và hội chứng Stevens –Johnson
  • Gây co thắt phế quản với những bệnh nhân mẫn cảm với các loại thuốc NSAID và Aspirin
  • Gây bất thường ở gan.

Những tác dụng phụ của thuốc Panadol Extra chưa được kể hết bên trên. Nếu bạn còn băn khoăn nào về các tác dụng phụ khác thì hãy liên hệ với bác sĩ để được giải đáp nhé.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc Panadol Extra

Theo thầy cô Trường Cao Đẳng Y Dược TPHCM, việc sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cũng cần theo chỉ định và có những lưu ý nhất định:

Trường hợp quên một liều: Hãy bổ sung càng sớm càng tốt. Trường hợp liều đã quên sát với liều kế tiếp thì hãy bỏ qua liều quên và tiếp tục uống theo liệu trình. Không nên gấp đôi liều

Trường hợp uống quá liều: Hãy gọi ngay đến trung tâm Y tế 115 hoặc bác sĩ để được tư vấn thêm. Việc sử dụng đúng liều lượng sẽ giảm nguy cơ gây nên những tác dụng phụ của thuốc Panadol.

Trước khi sử dụng cần thông báo với bác sĩ về trường hợp bạn bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc, hay đang sử dụng các loại thuốc khác có chứa thành phần Paracetamol hoặc có tiền sử của bệnh gan, thận hay nghiện rượu.

Thuốc Panadol có thể tương tác với một vài loại thuốc khác hoặc làm gia tăng ảnh hưởng của thuốc. Do vậy trước khi sử dụng, bạn cần liệt kê tất cả các loại thuốc bạn đang dùng bao gồm thuốc được kê đơn, thực phẩm chức năng, thảo dược để các bác sĩ xem xét.

Rượu bia, thuốc lá có tương tác với thuốc Panadol nên cần hạn chế trong thời gian người bệnh sử dụng thuốc.

Trên đây là những thông tin giúp phát huy tác dụng của thuốc Panadol. Hi vọng với những thông tin này sẽ giúp các bạn sử dụng thuốc hiệu quả và an toàn. Nếu còn băn khoăn về cách bảo quản thuốc thì liên hệ với các thầy cô để được giải đáp nhé.

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990