Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Tác dụng của rau ngải cứu trong chữa bệnh và những tác dụng phụ khác

Cập nhật: 07/05/2019 08:30 | Người đăng: Lường Toán

Ngải cứu ngoài được xem là thực phẩm trong những bữa ăn thì còn có tác dụng tốt trong việc chữa bệnh. Ngoài tác dụng của rau ngải cứu thì những tác dụng phụ của nó không phải ai cũng biết. Trong nội dung bài viết này sẽ chỉ ra những tác dụng tốt, xấu của cây rau này.

Tác dụng của rau ngải cứu

Những tác dụng của rau ngải cứu

Cây ngải cứu thường mọc hoang, có vị hăng đắng và thường được dùng để làm thuốc. Một vài nghiên cứu cho thấy Polyphenol có trong ngải cứu rất tốt cho sức khỏe như các axit amin, flavonoid, adenin giúp kháng viêm, kháng khuẩn, hỗ trợ điều trị một số bệnh. Dưới đây là chi tiết công dụng của rau ngải cứu:

Tham khảo thêm:

Cây ngải cứu giúp chữa rối loạn kinh nguyệt và đau bụng kinh

Với những phụ nữ kinh nguyệt không đều, hay đau bụng trong giai đoạn này thì sử dụng rau ngải cứu thật sự tốt. Trước khi đến kỳ kinh một tuần, chị em hãy sắc 6 – 12g ngải cứu hãm với nước sôi như trà rồi uống mỗi ngày 3 lần. Trên thị trường hiện nay có bán ngải cứu được bào chế dưới dạng cao hoặc bột tác dụng tương tự.

Trường hợp phụ nữ bị kinh nguyệt không đều thì nên uống từ ngày bắt đầu kinh nguyệt cho đến khi hết kinh. Mỗi ngày dùng 10g ngải cứu khô sắc với 200ml nước, đun còn ½. Bạn có thể cho thêm chút đường để dễ uống. Hoặc gấp đôi liều nếu có thể. Sau 1,2 ngày nếu thấy hiệu quả như kinh đỏ, người bớt mệt thì hãy giảm liều dùng.

Tác dụng an thai của ngải cứu

Khi mang thai, ăn ngải cứu có tác dụng rất tốt cho bé và đặc biệt an toàn vì ngải cứu không kích thích với tử cung.

Tác dụng của ngải cứu đối với bà bầu còn được khẳng định ở những phụ nữ hay bị đau bụng hoặc ra máu. Mỗi ngày sắc nước uống ngải cứu gồm 16 gam, tía tô 16g với 600ml nước rồi đun cho đến khi còn khoảng 100ml nước uống. Mỗi ngày dùng 3 – 4 lần sẽ rất tốt cho việc an thai.

Ngải cứu giúp lưu thông máu lên não

Tăng cường bổ sung ngải cứu trong các món ăn hàng ngày như trứng vịt lộn hấp ngải cứu, trứng rán ngải cứu vừa rẻ, vừa dễ làm lại có tác dụng lưu thông máu lên não cực tốt.

Cơ thể suy nhược, kém ăn

Một trong những tác dụng của cây rau ngải cứu chính là giúp phục hồi sức khỏe cho những bệnh nhân bị suy nhược cơ thể, kém ăn.

Với những trường hợp này, người bệnh nên dùng 250 gam ngải cứu, 20gam cây kỷ tử, 10g cây đinh quy, 2 quả lê, 1 con gà ri hoặc gà ác nặng khoảng 150 gam cho vào nồi. Đổ nửa lít nước, đun sôi rồi hạ nhỏ lửa cho đến khi còn khoảng 250ml nước, chia làm 5 bữa ăn trong ngày. Dùng liên tục trong 2 tuần để phát huy được hiệu quả nhé.

Rau ngải cứu chữa đau đầu, hoa mắt, đau nhức xương khớp

Với trường hợp bệnh nhân này nên dùng ngải cứu giã nát kết hợp với 2 muỗng mật ong chắt lấy nước uống 2 bữa trưa hoặc chiều liên tục trong 2 tuần.

Trứng ngải cứu món ăn nhiều người yêu thích

Ngải cứu giúp làm đẹp da

Một trong những công dụng của ngải cứu được nhiều chị em tin dùng đó là giúp chữa mụn, làm trắng da và giảm các vết mẩn ngứa…Chị em hãy giã nát ngải cứu rồi đắp lên mặt khoảng 20 phút rồi rửa sạch. Ngoài ra với những trẻ em bị rôm sảy thì phương pháp trên cũng thực sự hiệu quả.

Ngải cứu giúp giảm mỡ bụng

Ít ai biết rằng ngải cứu còn có tác dụng làm giảm mỡ bụng hiệu quả với cách làm thực sự đơn giản. lấy cây ngải cứu rửa sạch rồi để ráo nước. Sau đó rang 1 bó ngải cứu to với 1 kg muối cho đến khi thơm phức mùi ngải cứu thì cho cây vào chiếc túi nhỏ. Mỗi ngày chườm bụng 2 lần vừa giúp làm ấm bụng mà còn làm tan mỡ, ngăn ngừa táo bón và các bệnh phụ khoa.

Kích thích ăn ngon miệng hơn

Trong một số nghiên cứu cho thấy hai chất choline và adenin có trong ngải cứu, giúp cấu thành lên vitamin B, có tác dụng tích cực trong việc chuyển hóa chất trong cơ thể và ăn ngon miệng hơn. Phương pháp này thực sự tốt cho trẻ em, trẻ bị suy dinh dưỡng và người già. Nên cùng ngải cứu trong các bữa ăn hàng ngày như rán trứng, hầm gà, và hấp trứng vịt lộn với ngải cứu.

Những tác dụng phụ của rau ngải cứu

Rau ngải cứu không được sử dụng đúng cách có thể gây tác dụng phụ

Bên cạnh những tác dụng của rau ngải cứu thì theo một vài nghiên cứu, loại rau này còn có thể gây hại cho sức khỏe nếu không biết dùng đúng cách. Các bạn cùng chú ý những điều dưới đây:

  • Khi không có bệnh không nên sử dụng quá nhiều rau ngải cứu đặc biệt là dùng để nấu nước pha trà. Song hành với chức năng làm giảm đau thì ngải cứu còn có thể gây nên những tổn thương đến thần kinh như hưng phấn quá mức và nguy hiểm hơn là co giật
  • Với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu không nên sử dụng ngải cứu rất dễ gây sảy thai.
  • Tinh dầu ngải cứu được nhiều người biết đến trong chăm sóc sức khỏe, nhưng lại có thể gây nên một số tác dụng phụ như ảnh hưởng đến gan, thận và các quá trình trao đổi chất phức tạp.
  • Với những người bị rối loạn đường ruột cấp tính không nên sử dụng ngải cứu. Bởi ngải cứu giúp lợi tiểu sẽ khiến cho quá trình điều trị bệnh đường ruột gặp nhiều khó khăn.
  • Ngoài chức năng tăng sức đề kháng, cầm máu và sát khuẩn và trung hòa lượng axit thừa thì rau ngải cứu còn là căn nguyên gây nên các bệnh mãn tính như tim mạch, gút, ung thư và tiểu đường…
  • Ngải cứu không được dùng trong trường hợp bệnh nhân bị viêm gan, sỏi mật, xơ vữa…
  • Với những thông tin về tác dụng của rau ngải cứu và một số tác dụng phụ kể trên. Có thể kết luận rằng rau ngải cứu rất tốt trong việc điều trị bệnh nhưng không nên sử dụng ngải cứu như một thực phẩm hàng ngày như một loại trà khi không có bệnh lý gì.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về công dụng của ngải cứu, hãy để lại thông tin bên dưới. Ban tư vấn các Trường Cao Đẳng Dược HCM sẽ giải đáp nhé.

Thông tin hữu ích khác
gcp-la-gi GCP là gì? 13 nguyên tắc tiêu chuẩn GCP trong ngành Dược Ngành Dược đang sử dụng các công nghệ tiên tiến nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cũng như tối ưu hóa quản lý dược phẩm, các quy định GCP do... gpp-la-gi GPP là gì? Tiêu chuẩn GPP trong ngành Dược như thế nào? GPP là từ thường hay được nhắc đến trong ngành Y dược, là tiểu chuẩn quan trọng mà nhà thuốc cần tuân theo khi muốn đưa nhà thuốc vào hoạt động.... chuc-danh-nghe-nghiep-y-te Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp y tế cần điều kiện gì? Bộ Y tế vừa ban hành quy định mới về tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Y, Dược, Dân số. Cùng tìm... glp-la-gi GLP là gì? Vai trò của GLP trong ngành Dược GLP là một trong các tiêu chuẩn quan trọng mà bất kỳ nhà sản xuất hay doanh nghiệp thuốc đều cần tuân thủ. Vậy thực chất GLP là gì? Vai trò của... nganh-to-chuc-va-quan-ly-y-te Ngành Tổ chức và Quản lý Y tế là gì? Ra trường làm gì? Trong bối cảnh hiện nay ngành Y tế đang phát triển nhanh chóng tạo ra rất nhiều cơ hội việc làm. Vậy ngành Tổ chức và Quản lý y tế là gì? Ra... mach-nhanh-la-bieu-hien-cua-benh-gi-co-nguy-hiem-khong Mạch nhanh là biểu hiện của bệnh gì? Có nguy hiểm không? Mạch nhanh chính là tình trạng mạch đập bất thường gây ra tình trạng đánh trống ngực, hồi hộp trong vào vài giây hoặc thậm chí là vài phút. Mạnh...
Xem thêm >>



0899 955 990