Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Tác dụng của đường cần thiết trong cuộc sống hàng ngày

Cập nhật: 08/06/2019 17:13 | Người đăng: Lường Toán

Đường nếu được hấp thụ nhiều quá sẽ không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên nếu như dùng đúng liều đúng cách thì nó còn mang lại những tác dụng bất ngờ với sức khỏe. Chi tiết hơn tác dụng của đường sẽ được liệt kê dưới đây, các bạn cùng tham khảo nhé.

Thông tin cần biết về đường

Đường là một loại gia vị đặc trưng, được chuyển hóa thành năng lượng trong cơ thể. Nguyên liệu chính làm nên đường chủ yếu từ mía, cây thốt nốt và củ cải đường. Nó mang lại nhiều dưỡng chất thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa và cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Tác dụng của đường trong chăm sóc sức khỏe hàng ngày

Tham khảo thêm:

Có hai cách phân loại đường

  • Phân loại theo màu sắc, đường gồm 3 loại chính là:

Đường nâu:

Đường nâu được làm từ mía và có lượng mật mía nhất định. Chế biến theo cách tự nhiên sẽ giữ lại một phần mật mía ở giai đoạn cuối của công đoạn đường luyện. Theo cách thương mại, đường nâu được làm từ đường trắng và thêm mật mía.

Đường vàng:

Đường vàng còn có tên gọi khác là đường thô, không tinh chế hoàn toàn có màu vàng đặc trưng và vị ngọt đậm đà hơn những loại khác.

Đường trắng

Đường trắng được làm từ nước ép từ mía. Lấy nước mía đem cô lại dưới nhiệt độ cao, tẩy màu và tạp chất rồi đem kết tinh. Đường này có màu trắng đặc trưng và sử dụng phổ biến hiện nay. Ngoài được làm từ nước mía, nó còn được làm từ củ cải đường.

  • Phân loại theo thành phần gồm 2 loại

Đường tự nhiên được sản xuất chủ yếu từ những nguyên liệu tự nhiên như củ cải đường, mật mía

Đường nhân tạo được tinh luyện bằng các hóa chất tổng hợp. Nó có độ ngọt gấp hơn 100 lần từ mía.

Những tác dụng của đường

Đường không còn xa lạ trong đời sống hàng ngày

Đường được biết đến với nhiều công dụng khác nhau, trong đó đáng chú ý nhất là nó được sử dụng trong chế biến ẩm thực.

  • Đường được dùng làm gia vị

Đường được dùng nhiều trong những món ăn ướp gia vị để nấu, chiên, rán, xào…Nó có tác dụng khiến món ăn trở lên hoàn mỹ hơn khi được nấu ở nhiệt độ từ 170 – 200 độ C. Tuy nhiên nếu để quá lửa và thời gian lâu hơn dự tính thì món ăn sẽ bị thay đổi về vị và màu sắc.

  • Đường giúp giữ hoa tươi lâu hơn

Không phải ai cũng biết tác dụng của đường glucose trong việc giữ hoa được tươi lâu hơn.

Bạn hãy thực hiện theo cách sau: Đường kết hợp với giẩm cùng nước ấm để giữ độ tươi hoa. Áp dụng theo công thức 2 – 3 thìa đường + 2 thìa canh giấm + ½ cốc nước ấm đổ vào lọ hoa. Cách này vừa giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn vừa cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho hoa giúp hoa tươi lâu hơn.

  • Đường bảo quản bánh mì

Đường giúp bảo quản bánh mì lâu hơn trong tủ lạnh mà không bị thay đổi vị. Người dùng chỉ cần cho bánh mì thừa vào chiếc túi ni lông nhỏ hoặc chiếc túi có hút chân không. Sau đó cho chất ngọt vào cùng bánh mì. Như vậy đường sẽ được giữ nguyên mà không bị vi khuẩn hay nấm mốc xâm nhập. Nếu không có tủ lạnh thì bạn cần để bánh mì ở những nơi khô ráo, thoáng mát.

  • Đường để diệt côn trùng

Chắc hẳn ai cũng biết tác dụng của đường trong việc thu hút côn trùng như ruồi, muỗi, gián, kiến. Do vậy mà bạn có thể dùng cách này để tóm gọn lũ côn trùng đáng ghét trong nhà. Hãy lấy 3 – 5ml nước đường bỏ vào chai. Đặt ở vị trí mà côn trùng hay “tụ tập”. Bọn chúng sẽ dễ dàng bị “sa lưới” bởi chúng rất thích vị ngọt. Với cách này, bạn có thể làm hạn chế được lũ côn trùng mà không cần phải dùng thuốc xịt muỗi.

Đường ăn được dùng trong lĩnh vực làm đẹp

Đường được nhắc đến nhiều trong công dụng làm đẹp

Nguyên liệu làm đẹp mà chắc hẳn chị em nào cũng biết đó là đường đen. Hãy cùng tổng hợp tác dụng đường đen nhé.

  • Đường dùng để dưỡng môi

Thực tế dưỡng môi có rất nhiều cách chỉ với gia vị ngọt hàng ngày, đơn giản nhất là sử dụng mật ong. Ngoài ra bạn có thể sử dụng đường đen kết hợp với mật ong, oliu để trộn đều vào. Thoa hỗn hợp này lên môi khoảng 5 – 10 phút để các dưỡng chất được thẩm thấu rồi dùng tay xoa nhẹ môi giúp tẩy tế bào chết. Cuối cùng hãy rửa bằng nước sạch. Nên sử dụng phương pháp này 1 lần/ tuần để giữ cho làn môi của bạn luôn hồng hào và căng bóng.

  • Đường dùng để tẩy tế bào chết

Ngoài dưỡng môi thì tác dụng của đường đen được nhiều người kể đến là tẩy tế bào chết. Đây là một phương pháp khá phổ biến được nhiều người áp dụng. Bạn có thể kết hợp với cà chua để mang lại hiệu quả cao nhất.

Cà chua có chứa nhiều Vitamin A,C,E dùng để chống oxy hóa. Do vậy kết hợp 2 nguyên liệu này giúp cung cấp dưỡng chất cho da, trị mụn và tẩy tế bào chết.

Cách làm: Rửa sạch cà chua, xay nhuyễn, khuấy đều với sữa chua và đường. Thoa hỗn hợp này lên da trong khoảng 10 phút. Nên áp dụng 2 lần/ tuần để mang lại hiệu quả cao nhất.

Tác dụng của đường trong việc chữa bệnh

  • Đường giúp làm dịu bỏng lưỡi

Với tính chất làm dịu ngọt mát, đường có khả năng làm xoa dịu bỏng rát ngay tức thì. Khi trong miệng có vết bỏng rát nhẹ, bạn chỉ cần rắc ít đường lên vết thương hoặc ngậm viên đường thốt nốt sẽ làm dịu đi cảm giác khó chịu. Ngoài ra những chất tạo ngọt còn giúp xẹp nhanh và lành những vết bỏng.

  • Đường giúp chữa ho

Tác dụng của đường phèn trong chữa ho hẳn là ai cũng biết. Trong dân gian, bạn chỉ cần kết hợp đường này với quất hoặc chanh để làm dịu lại những cơn ho.

Cách làm: Rửa sạch và thái mỏng những lát quất rồi trộn với đường phèn. Chung hoặc hấp cách thủy 30 phút. Nên ngậm khi hỗn hợp vẫn còn ấm. Mỗi ngày ngậm 3 lần nhất là lúc bị ho.

Tác hại của đường

Dùng đường quá nhiều gây hại đến sức khỏe

Ngoài những tác dụng của đường kể trên thì đường còn gây một số tác hại nếu như bạn dùng quá nhiều. Dưới đây thầy cô khoa Cao Đẳng Dược TPHCM sẽ chia sẻ chi tiết hơn về những tác hại của nó.

  • Đường gây nên bệnh tiểu đường

Khi cơ thể thu nạp quá nhiều đường, nó sẽ hấp thụ vào máu rất nhanh khiến cho các tế bào tuyến tụy giảm tiết insulin. Do vậy việc dùng đường glucose trong máu cũng phải được thực hiện ở mức cho phép.

  • Đường gây nên bệnh ung thư và tim mạch

Những người thu nạp quá nhiều đường sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ung thư hơn những người bình thường. Bởi khi đó khiến lượng đường huyết tăng, insulin được tiết ra nhiều hơn và được chuyển hóa thành nhiên liệu đốt cháy, tạo ra fructose. Nó rất có hại cho sức khỏe bởi nó sẽ chuyển thành chất béo sau khi chuyển hóa. Nguy cơ cao gây nên những bệnh tăng mỡ máu và cao huyết áp.

Ngoài những bệnh lý trên thì theo nghiên cứu cho thấy những người bị béo phì thường do thu nạp quá nhiều đường. Bên cạnh đó, đường còn gây nổi mụn, da xấu, sâu răng nếu như sử dụng quá nhiều. Do vậy cần phải biết cân nhắc và hạn chế sử dụng nếu có những biểu hiện của bệnh lý trên.

Hi vọng những thông tin trên đây sẽ giúp các bạn có được kiến thức hữu ích về tác dụng của đường. Đồng thời bạn sẽ biết cách dùng hiệu quả để đảm bảo cho sức khỏe.

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990