Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Sữa đậu nành có tác dụng gì? Có tốt không?

Cập nhật: 24/10/2020 14:42 | Người đăng: Lường Toán

Sữa đậu nành có tác dụng gì? Có tốt không? Những câu hỏi này đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của bạn đọc. Để tìm hiểu chi tiết hơn thì các bạn hãy cùng theo dõi bài viết trong chuyên mục bài viết dưới đây.

Giá trị dinh dưỡng với sữa đậu nành

Sữa đậu nành mang lại nhiều tác dụng rất tuyệt vời cho sức khỏe nhờ vào hàm lượng chất béo, chất xơ và protein tuyệt vời. Ngoài ra đây còn là thực phẩm bổ sung nguồn cung cấp các loại khoáng chất và vitamin khổng lồ bao gồm kẽm, canxi, sắt, kali, ma-giê, phốt-pho, natri, kẽm, folate, thiamin, riboflavin , niacin , vitamin B6, B12, D, E, K cực kỳ tốt cho sức khỏe. 

Sữa đậu nành mang lại giá trị dinh dưỡng rất cao

>>Tham khảo thêm: Nhóm máu A là người như thế nào? Nhóm máu A nhận được nhóm máu nào?

Sữa đậu nành có tốt không?

Với hàm lượng chất dinh dưỡng đa dạng và cao như đã liệt kê ở trên có thể thấy sữa đậu nành cực kỳ tốt cho sức khỏe. Nhất là với loại sữa đậu nành nguyên chất mang lại nhiều công dụng dưới đây:

Sữa đậu nành tăng cường sức khỏe

Một số nghiên cứu cho thấy, trong 1 ly sữa đậu nành 100ml bổ sung khoảng 6-8g protein, để tăng cường cơ bắp cho cơ thể. Với hàm lượng chất dinh dưỡng cực kỳ phong phú, bạn có thể uống một ly sữa đậu nành không đường mỗi ngày sẽ tăng cường 45% nhu cầu vitamin B12, chiếm khoảng 30% nhu cầu canxi mỗi ngày của bạn. 

Sữa đậu nành giúp cải thiện sức khỏe tim mạch 

Theo dược sĩ các trường Cao đẳng Y Dược HCM, sữa đậu nành bổ sung hàm lượng chất xơ, protein, các axit amin và isoflavone cho cơ thể. Từ đó có chức năng làm giảm cholesterol xấu LDL, đồng thời giúp ổn định huyết áp. Đó là lý do để điều trị và ngăn ngừa những bệnh lý tim mạch cực kỳ hiệu quả. 

Sữa đậu nành làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư 

Hàm lượng chất isoflavone có trong sữa đậu nành mang lại nhiều công dụng như một hoạt chất chống ung thư hiệu quả đồng thời còn làm hạn chế được khả năng tái phát ung thư cùng như kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.

Không chỉ vậy, sữa đậu nành còn mang lại tác dụng giúp bảo vệ cơ thể tránh khỏi ung thư tuyến tiền liệt và đường tiêu hóa… Với hàm lượng canxi cao trong sữa đậu nành còn giúp cải thiện bệnh loãng xương ở người cao tuổi hiệu quả. Nhất là với phụ nữ thì nên bổ sung hàng ngày sẽ rất tốt.

Sữa đậu nành giúp kiểm soát cân nặng, béo phì

Với hàm lượng isoflavone trong đậu nành mang lại rất nhiều công dụng. Trong đó giúp kiểm soát cân nặng và béo phì cực kỳ hiệu quả. Đó là lý do mà nhiều chị em bổ sung thêm đậu nành trong chế độ dinh dưỡng ở mỗi người.  Đây là một loại hợp chất tự nhiên bổ sung estrogen - một loại hormone ở người cao tuổi có thể bị suy giảm trầm trọng, từ đó càng làm tăng nguy cơ bị thừa cân, béo phì. Bởi vậy với các nhà khoa học, thì việc uống nhiều sữa đậu nành nhiều có khả năng ức chế quá trình tạo mỡ, do vậy nó sẽ giúp kiểm soát cân nặng đồng thời tránh tình trạng thừa cân, béo phì rất tốt.

Sữa đậu nành giúp cải thiện khả năng sinh sản 

Sữa đậu nành cực kỳ tốt cho phụ nữ trong giai đoạn sinh sản. Nhất là chị em đang có mong muốn mang thai hay người đang thực hiện các biện pháp hỗ trợ sinh sản. Cụ thể, không chỉ với sữa đậu nành mà những chế phẩm khác từ đậu nành cũng rất tốt cho nữ giới. Cụ thể nó sẽ có thể làm tăng tỷ lệ rụng trứng và giúp cho chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hơn. Bên cạnh đó còn giúp cho chị em tăng tỷ lệ thụ thai nhất là với người đang tiến hành phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.

Sữa đậu nành cần lưu ý khi sử dụng

Nhiều nghiên cứu khác còn chứng minh được nguồn isoflavone đậu nành có khả năng giúp duy trì nồng độ estrogen đối với phụ nữ mãn kinh. Bởi vậy mà đây là đối tượng nên thường xuyên uống sữa đậu nành tăng cường nội tiết tố estrogen đồng thời giúp ngăn ngừa các bệnh ác tính có thể xảy. Đáng chú ý là khả năng làm giảm những triệu chứng mãn kinh ở phụ nữ cực kỳ hiệu quả hay cải thiện những cơn bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm khó chịu.

Một số lưu ý khi dùng sữa đậu nành

Không nên uống sữa đậu nành khi nào? Câu hỏi này cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm của bạn đọc. Hãy cùng giải đáp nhé:

  • Không nên thay thế hoàn toàn sữa động vật bằng sữa đậu nành cho trẻ em từ 1 tuổi đến 5 tuổi.
  • Không nên cho trứng gà vào sữa đậu nành để đun sôi uống. Bởi chất trypsine trong sữa đậu nành có thể kết hợp với protein trong trứng gà sẽ tạo ra hoạt chất khác tác động đến cơ thể.
  • Không nên uống sữa đậu nành khi nào? Đó là trước hoặc sau ăn cam, quýt 1 tiếng bởi các acid và vitamin trong hoa quả có thể tác dụng lên các protein trong sữa đậu nành. Từ đó tạo thành khối kết trong ruột non, gây ra sự ảnh hưởng đến tiêu hóa, người bệnh có thể bị đau bụng, đầy bụng gây ra tiêu chảy.
  • Lưu ý không nên uống sữa đậu nành khi đói. Hãy dùng sau bữa ăn sáng 1 - 2 giờ.

Ngoài ra sữa đậu nành còn cảnh báo không dùng trong trường hợp khác chưa được kể đến trên đây. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn hợp lý nhất nhé. Chúc bạn sức khỏe! 

 

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990