SpO2 là một chỉ số quan trọng đánh giá sức khỏe của con người. Tuy nhiên thì không phải ai cũng biết SpO2 là gì? Chỉ số SpO2 có ý nghĩa và vai trò như thế nào với sức khỏe. Những câu hỏi xung quanh về yếu tố này sẽ được chúng tôi chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới đây. Các bạn hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết sau đây nhé.
SpO2 là gì?
SpO2 là gì? Đây là tên viết tắt của cụm từ "Saturation of peripheral oxygen", dịch ra tiếng Việt được hiểu là độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi. Hiểu một cách đơn giản, nồng độ SpO2 chính là tỷ lệ hemoglobin oxy hóa (hemoglobin có chứa oxy) so với tổng lượng hemoglobin trong máu (bao gồm cả oxy hóa và không oxy hóa hemoglobin). Các chuyên gia thường cho rằng, nồng độ SpO2 được đánh giá là một trong những dấu hiệu sinh tồn trong cơ thể, thường được kiểm tra cùng với 4 yếu tố là huyết áp, mạch, nhiệt độ và nhịp thở.
>>Xem thêm: Giải phẫu tuyến giáp trường hợp nào? Cách phục hồi sức khỏe sớm
Chỉ số SpO2 thường được xác định thông qua dụng cụ đo oxy xung - một phương pháp gián tiếp, không xâm lấn vào cơ thể. Dụng cụ này thường hoạt động bằng cách phát ra và sau đó sẽ hấp thụ một sóng ánh sáng khi chúng truyền qua các mạch máu tại các đầu ngón tay. Khi một biến thể của sóng ánh sáng được truyền qua các ngón tay thì sẽ cho thấy được giá trị của phép đo SpO2 bởi mức độ bão hòa oxy trong cơ thể thường gây ra những biến đổi màu của máu.
Chỉ số SpO2 bình thường là bao nhiêu?
Một số nghiên cứu cho thấy, chỉ số SpO2 ≥ 94% được xem là mức độ bình thường. Có nghĩa là, tình trạng oxy hóa trong máu thời điểm đó được coi là an toàn với cơ thể. Như vậy bạn đã hiểu được SpO2 bình thường là bao nhiêu. Việc đo chỉ số SpO2 là rất cần thiết, giúp bạn chủ động trong việc theo dõi sức khỏe và cảnh báo những vấn đề bất thường để có biện pháp điều trị chủ động.
- Nồng độ SpO2 từ 97% - 99%: Cho thấy chỉ số oxy trong máu tốt.
- Nồng độ SpO2 từ 94% - 96%: Cho thấy chỉ số oxy trong máu trung bình, cần thở thêm oxy
- Nồng độ SpO2 từ 90% - 93%: Chỉ số oxy trong máu thấp cần được điều trị theo phương pháp của bác sĩ
- Nồng độ SpO2 thấp hơn 90% là một ca cấp cứu trên lâm sàng.
Điều đó cho thấy nồng độ SpO2 giảm là yếu tố cảnh báo nguy cơ vấn đề sức khỏe không hề đơn giản. Người bệnh nên tham khảo chỉ định của bác sĩ để có phương án điều trị kịp thời.
Trên thực tế, việc đo nồng độ SpO2 bằng mọi thiết bị đều không có kết quả chính xác 100%. Bởi lẽ nồng độ này thường sẽ bị ảnh hưởng bởi 1 số yếu tố dưới đây:
- Do cử động
- Do độ sai lệch của thiết bị.
- Do Hb bất thường
- Có thể là do bị giảm tưới máu mô nguyên nhân do choáng hay đang sử dụng một số loại thuốc gây co mạch hoặc khiến cho thân nhiệt bị hạ nặng...
- Máy bị nhiễu do ánh sáng tại vị trí đang đo (hiện nay thì đa số các thiết bị đã loại bỏ được hiện tượng nhiễu do ánh sáng bên ngoài)
Các triệu chứng của tình trạng thiếu oxy trong máu
Thiếu oxy máu gây ra nhiều triệu chứng bất thường trong cơ thể, đồng thời cảnh báo sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề mà nếu không điều trị kịp thời cũng khá nguy hiểm. Do vậy người bệnh cần phải chú ý đến tình trạng thiếu oxy máu dưới đây:
- Thay đổi về màu sắc của da, cụ thể là máu
- Trí nhớ suy giảm, hay nhầm lẫn, lú lẫn
- Ho nhiều kèm theo khó thở
- Nhịp tim loạn, có thể lúc nhanh, chậm
- Thở gấp, thở khò khè
- Đổ mồ hôi
Như dược sĩ các Trường Cao đẳng Y Dược HCM thì nồng độ SpO2 là một trong 5 dấu hiệu sinh tồn của con người. Cụ thể nó cảnh báo tình trạng cơ thể có được cung cấp đủ oxy hay không, đưa ra những tín hiệu bạn có thể bị thiếu oxy hoặc thiếu oxy máu. Đây đều là những yếu tố gây ra những bệnh lý nguy hiểm trong cơ thể. Chẳng hạn như trường hợp không được cung cấp đủ oxy thì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của não , gan và những cơ quan khác của bạn có thể. Tình trạng này tiến triển rất nhanh ngày khi xuất hiện các triệu chứng bắt đầu. Bởi vậy mà mỗi người nên theo dõi chỉ số SpO2 thường xuyên để nắm được về lượng oxy máu trong cơ thể đồng thời biết được khi nào bạn cần cung cấp thêm oxy cho cơ thể hay đưa ra hướng xử lý kịp thời khi có tình trạng nguy hiểm.
Với những chia sẻ trên đây về nồng độ SpO2 là gì? Nó có ảnh hưởng như thế nào với cơ thể. Hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc có được những kiến thức hữu ích trong chăm sóc sức khỏe. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo để cập nhật thông tin hữu ích hơn. Chúc bạn sức khỏe