Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Giải phẫu tuyến giáp trường hợp nào? Cách phục hồi sức khỏe sớm

Cập nhật: 15/07/2020 13:24 | Người đăng: Lường Toán

Giải phẫu tuyến giáp là một thủ thuật trong y học nhằm để điều trị các bệnh lý tuyến giáp. Phương pháp này thường được chỉ định khi mà bệnh nhân dùng thuốc không khỏi. Nhiều người lo lắng về phương pháp này, trong chuyên mục bài viết hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết hơn nhé.

Tuyến giáp là gì?

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết trong cơ thể. Tuy bộ phận này có kích thước nhỏ nhưng chúng lại đảm nhiệm rất nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể. Tuyến giáp giúp tiết ra hormone giáp trạng bao gồm Thyroxine (T4) và hormone tri-iodo-thyronine (T3), chúng có nhiệm vụ điều hòa hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.

Giải phẫu tuyến giáp là gì

>>Xem thêm: Thuốc Colchicin - Thần dược điều trị bệnh Gout và lưu ý khi sử dụng

Nhắc đến tuyến giáp chắc hẳn ai cũng biết bộ phận này thường nằm ở phía trước cổ và có dạng hình con bướm. Phía trước tuyến giáp là da và cơ thịt còn phía sau là khí quản. Tuyến giáp thường được cấu tạo 2 thùy – trái, phải và được nối với nhau bằng eo giáp. Một tuyến giáp bình thường sẽ có khối lượng khoảng từ 10 đến 20 gram, khối lượng này chủ yếu phụ thuộc vào thể trạng cơ thể ở mỗi người và bệnh lý đang mắc phải.

Với chức năng tiết ra  2 hormon T4 và T3, tuyến giáp cho chức năng chính:

- Đảm bảo hoạt động của tế bào khỏe mạnh, giúp tăng cường chuyển hóa glucid trong cơ thể để tăng đường huyết đồng thời giúp cơ thể tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động và giảm cân.

- Đảm nhiệm chức năng và hoạt động của tuyến sữa và tuyến sinh dục.

- Tăng cường hô hấp và lượng oxy trong máu nhằm giúp làm tăng sự chuyển hóa tại các mô.

- Giúp tăng nhịp tim, lưu lượng máu qua tim, để mang nhiều oxy đến các cơ quan trong cơ thể.

- Tăng cường hoạt động cho bộ não và hệ thần kinh khỏe mạnh, hiệu quả đồng thời giúp phát triển trí tuệ.

- Ảnh hưởng đến sự phát triển và sự tăng trưởng trong cơ thể về cân nặng, chiều cao, và trí tuệ,…

- Duy trì lượng canxi trong máu ổn định.

Khi nào nên đi kiểm tra tuyến giáp? 

Có thể thấy tuyến giáp đóng vai trò rất quan trọng của cơ thể. Khi tuyến giáp gặp phải sự tổn thương trong cơ thể sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến cơ quan và bộ phận khác trong cơ thể. Do vậy nếu như người bệnh xuất hiện những triệu chứng dưới đây thì bạn có thể nghĩ ngay đến những bệnh lý tuyến giáp:

- Cơ thể mệt mỏi, nhức mỏi, lờ đờ.

- Run tay, chân

- Tăng hoặc giảm cân không rõ nguyên nhân.

- Ăn không ngon miệng.

- Kinh nguyệt thay đổi.

- Suy giảm ham muốn tình dục.

- Hệ tiêu hóa ảnh hưởng: táo bón hoặc tiêu chảy liên tục thời gian dài.

- Cơ thể dễ nóng hoặc dễ lạnh.

- Rụng tóc.

Tình trạng rụng tóc nếu như kéo dài kèm theo tình trạng đổ mồ hôi nhiều thì người bệnh không nên chủ quan trong việc điều trị bệnh.

- Móng tay giòn, dễ gãy.

- Tim đập nhanh, run tay.

- Đổ nhiều mồ hôi, cảm xúc hồi hộp, lo lắng

Vừa rối là những triệu chứng của bệnh lý tuyến giáp. Tùy vào từng trường hợp hay tình trạng bệnh lý sẽ xuất hiện những biểu hiện khác nhau. Theo các chuyên gia bác sĩ thì nếu cơ thể xảy ra những triệu chứng bất thường nào thì cũng không nên chủ quan trong việc đi thăm khám. Từ đó các bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị bằng thuốc hoặc giải phẫu tuyến giáp hiệu quả.

Các hình thức giải phẫu tuyến giáp

Dược sĩ các Trường Cao đẳng Y Dược TP Hồ Chí Minh cho biết giải phẫu tuyến giáp có nhiều loại. Theo đó mỗi trường hợp các bác sĩ cần phải phân tích những yếu tố liên quan và sức khỏe của mỗi người để chỉ định phương pháp điều trị khác nhau.

Hiện nay, có thể áp dụng 3 loại giải phẫu tuyến giáp phổ biến nhất bao gồm:

Cắt tuyến giáp hoặc cắt thùy tuyến giáp

Phương pháp giải phẫu tuyến giáp này nhằm loại bỏ một thùy hoặc có thể một nửa tuyến giáp. Thường được áp dụng chủ yếu trong một số trường hợp xuất hiện một nốt u ác tính hoặc ung thư tại một bên tuyến giáp.

Cắt thùy nối (isthmus)

Giải phẫu tuyến giáp trên siêu âm bằng cắt thùy nối nhằm loại bỏ một mảnh mô nối hai thùy của tuyến giáp nếu xuất hiện khối u trên đó. Mô này thường có tên y học là isthmus.

Cắt toàn bộ tuyến giáp

Giải phẫu tuyến giáp áp dụng một số trường hợp nào

Phương pháp cắt toàn bộ tuyến giáp nhằm loại bỏ toàn bộ tuyến giáp ra khỏi cơ thể. Các bác sĩ thường áp dụng giải phẫu này với những trường hợp bị ung thư tuyến giáp giai đoạn nặng hay xuất hiện nhiều khối u ở hai bên thùy và người mắc bệnh Basedow.

Quy trình giải phẫu tuyến giáp

Về quy trình giải phẫu tuyến giáp thì trước đó các bác sĩ điều trị sẽ dặn dò việc chuẩn bị thủ tục cần thiết cho bạn. Cụ thể bạn sẽ phải nhịn ăn uống trong một khoảng thời gian nhất định.

Trong lúc giải phẫu siêu âm tuyến giáp thì người bệnh sẽ được tiêm thuốc gây mê toàn thân. Người bệnh sau đó sẽ  được rạch một đường nhỏ ở cổ thật cẩn thận để đảm bảo không chạm đến dây thanh âm và khí quản. Cuộc phẫu thuật thường chỉ kéo dài trong khoảng 2 giờ đồng hồ.

Người bệnh sau phẫu thuật sẽ được đưa đến phòng hồi sức để theo dõi tích cực. Sau đó sẽ được theo dõi mức độ hồi phục và chế độ nghỉ ngơi, dinh dưỡng phục hồi nhanh chóng.

Cách giúp bệnh nhân giải phẫu tuyến giáp nhanh hồi phục sức khỏe

Người bệnh khi vừa trải qua ca phẫu thuật giải phẫu tuyến giáp thì vẫn sẽ được tiếp tục theo dõi tại bệnh viện. Trong khoảng thời gian này, người bệnh vẫn có thể được ăn những loại đồ ăn mềm, dễ nuốt.

Cụ thể người bệnh có thể được ăn súp, cháo loãng và cháo xay nhuyễn hay đồ ăn nhiều nước để cung cấp năng lượng cho người bệnh trong khoảng 3-5 ngày sau mổ. Bên cạnh đó, bao tử người bệnh còn được hoạt động trở lại sau một khoảng thời gian nhịn ăn chờ phẫu thuật, đồng thời cũng giúp người bệnh dễ tiếp nhận thức ăn hơn.

Người bệnh cần phải được vệ sinh cơ thể mỗi ngày và sẽ được cắt chỉ vết khâu sau khoảng 7 ngày. Khi đó, người bệnh có thể trở lại cuộc sống bình thường, có thể ăn uống, sinh hoạt và được xuất viện.

Sau khi xuất viện, người bệnh vẫn cần phải được theo dõi thêm khoảng 7 ngày và tái khám theo định kỳ. Như vậy có thể giúp kiểm soát được những biến chứng sớm có thể xảy ra. Với lần tái khám này, bác sĩ cũng sẽ giải đáp cho bệnh nhân về hiệu quả của ca giải phẫu tuyến giáp hiệu quả hay chưa.

Sau đó người bệnh vẫn cần phải được tái khám định kỳ theo mốc thời gian sau 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng nhằm giúp tầm soát những biến chứng muộn sau ca phẫu thuật. Trường hợp người bệnh có phát hiện được những biến chứng trong giai đoạn này, thì sẽ được bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp.

Với những chia sẻ trên đây về giải phẫu tuyến giáp hi vọng sẽ giúp người bệnh không phải lo lắng. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
gcp-la-gi GCP là gì? 13 nguyên tắc tiêu chuẩn GCP trong ngành Dược Ngành Dược đang sử dụng các công nghệ tiên tiến nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cũng như tối ưu hóa quản lý dược phẩm, các quy định GCP do... gpp-la-gi GPP là gì? Tiêu chuẩn GPP trong ngành Dược như thế nào? GPP là từ thường hay được nhắc đến trong ngành Y dược, là tiểu chuẩn quan trọng mà nhà thuốc cần tuân theo khi muốn đưa nhà thuốc vào hoạt động.... chuc-danh-nghe-nghiep-y-te Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp y tế cần điều kiện gì? Bộ Y tế vừa ban hành quy định mới về tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Y, Dược, Dân số. Cùng tìm... glp-la-gi GLP là gì? Vai trò của GLP trong ngành Dược GLP là một trong các tiêu chuẩn quan trọng mà bất kỳ nhà sản xuất hay doanh nghiệp thuốc đều cần tuân thủ. Vậy thực chất GLP là gì? Vai trò của... nganh-to-chuc-va-quan-ly-y-te Ngành Tổ chức và Quản lý Y tế là gì? Ra trường làm gì? Trong bối cảnh hiện nay ngành Y tế đang phát triển nhanh chóng tạo ra rất nhiều cơ hội việc làm. Vậy ngành Tổ chức và Quản lý y tế là gì? Ra... mach-nhanh-la-bieu-hien-cua-benh-gi-co-nguy-hiem-khong Mạch nhanh là biểu hiện của bệnh gì? Có nguy hiểm không? Mạch nhanh chính là tình trạng mạch đập bất thường gây ra tình trạng đánh trống ngực, hồi hộp trong vào vài giây hoặc thậm chí là vài phút. Mạnh...
Xem thêm >>



0899 955 990