Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Sinh hoá máu là gì? Ý nghĩa các chỉ số sinh hóa máu như thế nào?

Cập nhật: 04/03/2020 13:42 | Người đăng: Lường Toán

Xét nghiệm sinh hóa máu là một trong những xét nghiệm cần thiết để các bác sĩ chỉ định nhằm chẩn đoán bệnh cũng như theo dõi và điều trị hiệu quả. Thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về loại xét nghiệm này đồng thời giúp bạn đọc ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu thường gặp. Hãy cùng tham khảo nhé.

Tìm hiểu xét nghiệm sinh hóa máu là gì?

Xét nghiệm sinh hóa máu là một xét nghiệm y học thông dụng, thường được dùng để chẩn đoán và theo dõi những bệnh lý nội khoa, qua đó giúp đánh giá toàn bộ chức năng trong cơ thể bạn. Thực hiện những biện pháp xét nghiệm sinh hóa máu có vai trò rất quan trọng để phát hiện sớm những bệnh lý trong cơ thể. Để từ đó người bệnh sẽ có biện pháp điều trị bệnh hiệu quả nhằm tránh được những biến chứng của bệnh nghiêm trọng. Khi thực hiện sinh hóa máu bình thường thì người bệnh đỡ tốn kém và chẩn đoán bệnh chính xác hơn, có phác đồ điều trị bệnh kịp thời và rút ngắn thời gian điều trị bệnh hiệu quả.

Sinh hóa máu là gì?

>>Xem thêm: Bệnh chàm là gì? Có chữa khỏi không?

Chẳng hạn như với bệnh nhân bị viêm gan siêu vi B thì khi xét nghiệm sinh hóa máu sẽ giúp người bệnh sớm phát hiện để hạn chế tối đa những biến chứng của bệnh có thể gây ra ung thư. Theo đó thì kết quả sinh hóa máu có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát hiện những dấu hiệu bất thường của cơ thể, để từ đó đưa ra chẩn đoán bệnh sớm và điều trị bệnh hiệu quả nhất.

Ý nghĩa các chỉ số sinh hóa máu như thế nào?

Khi xét nghiệm sinh hóa máu, đa số bệnh nhân khi cầm kết quả trên tay nhưng vẫn không biết cách đọc cũng như nắm được ý nghĩa các chỉ số sinh hóa máu như thế nào? Sau đây hãy cùng theo dõi nhé.

Xét nghiệm Ure

Xét nghiệm ure nhằm đánh giá được chức năng thận đồng thời theo dõi được tình trạng bệnh suy thận hay những người đang thực hiện chức năng lọc thận. Tuy nhiên khi lượng nito ure thay đổi theo độ tuổi thì phạm vi bình thường với nito ure trong máu nói chung từ 2,5 – 7,5 mmol/l.

Trường hợp kết quả xét nghiệm Ure cho thấy nồng độ tăng cao thì là dấu hiệu cảnh cáo bạn đang mắc phải căn bệnh như: viêm cầu thận mạn, suy thận, u tuyến tiền liệt…

Trường hợp nồng độ Ure giảm thì người bệnh có thể mắc phải căn bệnh như: suy gan, truyền dịch nhiều, chế độ ăn nghèo ure…

Xét nghiệm Creatinin

Theo dược sĩ các Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch cho biết, việc xét nghiệm nồng độ Creatinin trong huyết thanh nhằm đo lường mức độ Creatinin trong máu để chẩn đoán và đánh giá được chức năng của thận. Thông thường chỉ số Creatinin ở mức bình thường là từ 53 – 100mmol/l, còn đối với nam là từ 62 – 120mmol/l. Nếu như nồng độ Creatinin trong máu tăng cao thì cảnh báo bạn mắc phải một trong những  bệnh sau: bệnh cường giáp, suy thận cấp và mạn tính, bệnh to đầu ngón tay, bí tiểu, tăng bạch cầu, Goutte…

Khi nồng độ Creatinin giảm trong máu thì là dấu hiệu cảnh báo bạn đang ở trường hợp sau: do dùng thuốc chống đông, khi mang thai hay đang gặp phải bệnh teo cơ cấp và mạn tính…

Xét nghiệm men gan Alt, Ggt và Ast

Những xét nghiệm trên nhằm đánh giá được chức năng gan. Với người bình thường thì mức độ AST, ALT và GGT sẽ ở ngưỡng từ 20 – 40UI/L. Bên cạnh đó thì 3 chỉ số men gan trên sẽ tăng nếu như những tế bào gan bị tổn thương. Đồng thời nếu xét nghiệm GGT tăng thì báo hiệu người bệnh đang mắc bệnh suy tim, hay cũng có thể do dùng một số loại thuốc như thuốc chống nấm, kháng sinh, thuốc kháng viêm, giảm đau như Ibuproxen, Voltaren, thuốc động kinh và thuốc Naproxen…

Xét nghiệm Bilirubin

Chỉ số sinh hóa máu khi xét nghiệm nồng độ Bilirubin trong máu cho biết được bệnh lý liên quan đến chức năng gan và mật. Xét nghiệm này thường được bác sĩ chỉ định bạn có thể đang mắc phải bệnh tan máu bẩm sinh hay vàng da…Theo đó thì chỉ số sinh hóa máu bình thường sẽ ở mức:

  • Bilirubin toàn phần nhỏ hơn hoặc bằng 17,0 mmol/l
  • Bilirubin trực tiếp nhỏ hơn hoặc bằng 4,3 mmol/l
  • Bilirubin gián tiếp nhỏ hơn hoặc bảng 12,7mmol/l

Xét nghiệm Albumin

Với chỉ số xét nghiệm sinh hóa Albumin ở mức bình thường sẽ dao động từ 35 – 50 g/l. Trường hợp mà nồng độ Albumin giảm báo hiệu gan đang bị hư hỏng. Hay với những người đang mắc bệnh thân thì có thể là do hội chứng thận hư, người bị suy dinh dưỡng có xuất hiện một số bệnh như sốc hay viêm nhiễm.

Xét nghiệm đường huyết

Với loại xét nghiệm sinh hóa đường huyết sẽ giúp người bệnh đánh giá được lượng đường trong máu đồng thời kiểm soát và chẩn đoán bệnh, theo dõi đường huyết ở bệnh nhân bị tiểu đường. Theo đó thì lượng Glucose ở mức bình thường sẽ dao động khoảng 3,9 – 6,4 mmol/l. Trong đó Glucose sẽ tang cao trường hợp người bệnh mắc phải những bệnh lý sau: bệnh gan, cường giáp, tiểu đường, cường tuyến yên hay giảm kali trong máu…

Khi lượng glucose trong máu giảm hay do chế độ ăn uống hoặc do người bệnh dùng thuốc hạ đường huyết quá liều hoặc có thể do bệnh gan nặng, suy vỏ thượng thận, nhược năng tuyến yên, suy giáp, bệnh nhân nghiện rượu hay bệnh Addison…

Xét nghiệm lượng chất béo trung tính Triglyceride

Lượng chất béo Triglyceride thường chiếm khoảng 95% khẩu phần chất béo hàng ngày mà mỗi người tiêu thụ trong chế độ ăn uống hàng ngày. Nếu như người bệnh thường xuyên nạp vào cơ thể lượng calo nhiều hơn khả năng tiêu thụ thì sẽ dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì…Khi lượng Triglyceride tích tụ trong máu quá nhiều là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường, tim mạch…và một số bệnh lý khác.

Để nắm được chỉ số Triglyceride trong máu thì bạn cần phải thực hiện và hiểu được chỉ số sinh hóa lipit máu. Theo đó chỉ số Triglyceride được đánh giá bình thường, thấp hay cao dựa vào những tiêu chuẩn sau:

  • Mức bình thường nhỏ hơn 1,7mmol/l
  • Giới hạn cao từ 1,7 – 2,25 mmol/l
  • Giới hạn cao: từ 2,26- 5,64 mmol/l
  • Rất cao: trên 5,65 mmol/l

Dù làm xét nghiệm sinh hóa mà lượng Triglyceride cao thì người bệnh cần phải được chiều chỉnh kịp thời bởi nó liên quan đến bệnh lý về mỡ máu và tim mạch.

Xét nghiệm Clo

Ý nghĩa của các chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu

Chỉ số sinh hóa máu Clo đánh giá một số chức năng trong cơ thể. Theo đó thì Clo tham gia vào quá trình trung hòa về điện tích bằng cách đối trọng với các cation như Na+ ( NaCl và HCL). Chúng hoạt động như một thành phần của hệ đệm nhằm hỗ trợ cho quá trình tiêu hoá và tham gia duy trì áp lực thẩm thấu đồng thời cân bằng nước cho cơ thể. Bên cạnh đó Clo có mối tương quan với điện giải khác khi làm xét nghiệm định lượng nồng độ Clo trong nước tiểu. Qua đó có thể chỉ định đánh giá tình trạng thể tích, khẩu phần muối và những nguyên nhân gây hạ Kali trong máu, từ đó giúp chẩn đoán nhiễm toan do ống thận.

Xét nghiệm Kali

Ở người bình thường thì lượng Kali trong máu sẽ dao động từ 3,5 -4,5 mmol/l. Lượng kali máu ở bệnh nhân bị suy thận sẽ tăng do thận giảm thải kali. Một số triệu chứng tăng kali trong máu bao gồm: dị cảm, mệt mỏi, liệt cơ, mất phản xạ và rối loạn nhịp tim.

Xét nghiệm Na

Các chỉ số sinh hóa máu nồng độ Na, Cl, và K là những xét nghiệm nhằm đánh giá chức năng của thận. Ở người bình thường thì nồng độ Natri trong máu sẽ dao động từ 135 – 145 mmol/l. Còn với bệnh nhân bị suy thận thì nồng độ Natri máu giảm. Các bác sĩ chỉ ra rằng đó là do bị mất Natri qua da, thận hoặc đường tiêu hóa…Tuy nhiên cũng có thể là do bị thừa nước. Một số triệu chứng lâm sàng của giảm Natri chủ yếu xảy ra ở hệ thần kinh bao gồm: co giật, nhức đầu, buồn nôn, hôn mê và lừ đừ…

Trên đây là những thông tin liên quan đến xét nghiệm sinh hóa máu. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Đừng quên theo dõi bài viết ở chuyên mục tiếp theo để cập nhật thông tin hữu ích. Chúc bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990