Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bệnh chàm có triệu chứng gì? Có chữa được bệnh không?

Cập nhật: 17/03/2023 14:52 | Người đăng: Lường Toán

Bệnh chàm có thể gây nên triệu chứng ngứa khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người bệnh, khiến cho bệnh nhân trở lên mất tự tin trong cuộc sống. Nếu không sớm phát hiện những nguyên nhân và triệu chứng của bệnh thì bệnh sẽ ngày càng trở lên nặng nề hơn. Theo đó người bệnh nên tìm hiểu thông tin trong chuyên mục bài dưới đây để chấm dứt những triệu chứng khó chịu của bệnh.

Tìm hiểu về bệnh chàm

Bệnh chàm còn được gọi là bệnh Eczema, hay còn gọi là bệnh viêm da cơ địa gây viêm nhiễm cấp và mãn tính từ những nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Khi đó sẽ khiến cho vùng da bị sưng đỏ, ngứa, nổi mụn nước, tình trạng này có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên da.

Bệnh chàm da gây ngứa ngáy khó chịu
Bệnh chàm da gây ngứa ngáy khó chịu

>>> Xem thêm: Thuốc xịt hen suyễn Seretide có tác dụng gì? Cách dùng ra sao?

Các chuyên gia y tế cho biết bệnh chàm bao gồm: chàm nhiễm khuẩn, chàm tiếp xúc và chàm da dầu. Bệnh chàm không có tình lây nhiễm tuy nhiên người bệnh cũng nên lưu ý những nguyên nhân, triệu chứng để có biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế được tình trạng bệnh có thể lây lan sang các vùng da khác trên cơ thể.

Triệu chứng của bệnh chàm là gì?

Với trẻ em thì bệnh chàm sữa khá phổ biến, ngoài ra có thể khởi phát cấp tính khi trẻ có tiếp xúc với những dị nguyên như phấn hóa, thức ăn, lông động vật… Theo đó thì những tổn thương do bệnh chàm rất khó để phân biệt bởi chúng thường xuất hiện ngoài da và không dễ để nhận biết bằng mắt thường. Mặc dù không gây nguy hiểm cho tính mạng nhưng bệnh khiến cho bạn cảm thấy rất khó chịu và mất tự tin khi giao tiếp.

Tùy vào độ tuổi cũng như mức độ bệnh có thể gây ra những tổn thương khác nhau. Dấu hiệu bệnh chàm điển hình là xuất hiện những đám đỏ, ngứa và sần da. Sau đó, chúng sẽ tiến triển thành những mụn nước lông, xuất tiết và đóng vảy. Những mụn nước này có thể vỡ ra mà nếu không được chăm sóc kỹ thì rất dễ bị nhiễm trùng.

Những triệu chứng của bệnh chàm rất khó chịu và ngứa ngáy, chúng thường nặng hơn khi da bài tiết nhiều mồ hôi. Đa số tình trạng này xuất hiện nhiều trên má, cổ, những nếp gấp như khuỷu tay, cổ chân, cổ tay, vùng quanh mắt, mi mắt, mu bàn chân, tay …

Không chỉ vậy bệnh chàm khô còn khiến cho lòng bàn tay, tay, chân, da bàn chân dày, khô nổi trắng và gây viêm kết mạc mắt. Do vậy nếu xuất hiện những triệu chứng bệnh chàm kể trên thì người bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khác, làm các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh. Không được tự dùng thuốc xử lý bởi nó sẽ khiến cho bệnh càng trở lên nặng nề hơn và gây bội nhiễm.

Bệnh chàm có chữa được không?

Triệu chứng của bệnh chàm khiến cho bệnh nhân cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu. Do vậy mà ai khi phát hiện ra mắc phải bệnh này thì đều luôn thắc mắc “bệnh chàm có chữa được không?” Theo các dược sĩ của các Trường Cao Đẳng Y Dược HCM thì bệnh chàm hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu như bạn áp dụng các phương pháp sau đây:

Ngay khi phát hiện những bất thường trên da và những tổn thương nghi ngờ lan rộng, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân thì hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa đến được khám, nhằm tránh trường hợp bệnh tiến triển nặng gây bội nhiễm bởi đa số người bệnh sẽ đi đến bệnh viện trong đợt cấp của bệnh.

  • Biện pháp đầu tiên là bạn cần ngưng tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng

Nguyên tắc đầu tiên trong cách chữa bệnh chàm hiệu quả là phải giữ ẩm da, làm sạch da để tránh bội nhiễm. Đồng thời có thể làm giảm triệu chứng ngứa bằng cách bôi thuốc ngoài da hoặc dùng thuốc uống. Không nên gãi có thể làm cho tình trạng tổn thương nặng hơn, dễ bị bội nhiễm vi khuẩn.

  • Hãy sử dụng thuốc mỡ chữa bệnh chàm ngoài da giúp làm mềm và giảm ngứa ngáy, sưng nề
  • Thuốc kháng sinh histamin có tác dụng làm giảm ngứa, hạn chế được tình trạng gãi vỡ mụn nước
  • Việc sử dụng thuốc kháng sinh nếu xuất hiện triệu chứng bệnh chàm có thể chuyển sang tình trạng bội nhiễm nhiễm khuẩn.

Một số loại thuốc được sử dụng theo sự kê đơn của bác sĩ chuyên khoa, bạn không được tự ý sử dụng. Trong thời gian điều trị bệnh chàm thì không nên để da tiếp xúc trực tiếp với những chất tẩy rửa như xà phòng, dầu rửa bát và những vật liệu dễ gây kích ứng như nhựa, bao cao su.

Một số người thường áp dụng những loại lá chè hay lá trầu không…có tác dụng kháng khuẩn rất tốt, chống viêm. Tuy nhiên bệnh chàm tắm nước lá, hay dùng xà bông thì khiến cho da trở lên khô hơn, mất đi hàng rào bảo vệ da vốn có. Từ đó khiến cho tình trạng bệnh trở lên nặng nề và lâu khỏi hơn. Do vậy để làm cho da sạch thì bạn nên tắm hàng ngày bằng các loại sữa tắm có độ dưỡng ẩm cao, dịu nhẹ cho da.

Bệnh chàm kiêng ăn gì?

Một số loại thực phẩm tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra bệnh chàm, khiến cho tình trạng bệnh trở lên nặng nề hơn như:

Hải sản

Bệnh chàm sữa ở trẻ em

Một số loại hải sản như tôm, sò, cua… có chứa hàm lượng histamin làm tăng nguy cơ dị ứng ngoài da. Theo đó những protein trong hải sản có thể gây ra những phản ứng bất thường trong hệ miễn dịch làm sản sinh histamin và những hóa chất khác là nguyên nhân của những bệnh da liễu, trong đó bao gồm bệnh chàm.

Chất béo, tinh bột và đường tinh luyện

Một số thực phẩm chứa nhiều đường rất dễ gây bít tắc lỗ chân lông làm cho vi khuẩn có điều kiện phát triển bệnh hơn. Bên cạnh đó thì đồ ăn ngọt có thể gây mụn trứng cá và tình trạng ngứa ngáy cho người bệnh.

Chất béo cũng có thể làm ảnh hưởng đến khả năng thải độc của gan thận, làm rối loạn tuyến bã nhờn khiến cho độc tố tích tụ dưới da nhiều hơn. Đó là nguyên nhân khiến cho bệnh bị bùng phát và chuyển biến nặng hơn.

Sữa và những chế phẩm từ sữa

Một số thực phẩm giàu protein từ sữa thường không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên thì việc chứa hàm lượng lớn canxi, protein, sữa có thể kích thích sự phát triển của bệnh chàm. Do vậy có thể sử dụng nhóm thực phẩm này để phòng ngừa bệnh.

Rượu bia và những chất kích thích

Một số nghiên cứu cho thấy đồ uống có cồn có thể làm ảnh hưởng đến chức năng thải độc của nội tạng. Khi độc tố không được đẩy ra ngoài mà tích tụ dưới da thì gây ra tình trạng ngứa ngáy, mẩn đỏ hay đóng vảy của bệnh chàm. Ngoài ra những chất kích thích còn khiến cho hệ thần kinh tê liệt, từ đó tình trạng ngứa ngáy càng nghiêm trọng hơn.

Đây không phải là tất cả những thực phẩm mà bệnh chàm nên kiêng. Do vậy để nắm rõ bệnh chàm kiêng ăn gì thì bạn nên tham khảo lời khuyên của bác sĩ để được điều trị tốt nhất nhé.

Những thông tin về bệnh chàm vừa được chúng tôi giải đáp trên đây hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Đừng quên theo dõi các bài viết ở chuyên mục tiếp theo để cập nhật thông tin hữu ích. Chúc bạn đọc sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990