Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Sán lá gan có nguy hiểm không? Đặc điểm của sán lá gan là gì?

Cập nhật: 29/05/2020 15:23 | Người đăng: Lường Toán

Sán lá gan mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hại cho sức khỏe. Những thông tin về sán la gan trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có kiến thức để điều trị bệnh kịp thời, phòng ngừa nguy cơ về sau.

Sán lá gan là gì?

Sán lá gan là một loại ký sinh trùng thường ký sinh tại ống mật và lá gan của người hay những động vật bị nhiễm bệnh. Thường sán là gan có thể xâm nhập vào vật chủ thông qua đường tiêu hóa từ đó có thể gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm khác nhau. Nhiễm sán lá gan được biết đến là một bệnh mãn tính bởi nếu không phát hiện sớm thì chúng sẽ tồn tại rất lâu trong cơ thể người hay động vật.

Sán lá gan có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe

>>Tham khảo thêm: Tai biến mạch máu não là gì? Cách phòng chống như thế nào?

Hiện tại thì bệnh sán lá gan được chia thành 2 loại là sán lá gan nhỏ và sán lá gan lớn. Cả hai loại này chỉ khác nhau về kích thước và đều có hình dạng giống nhau, Điểm nhận dạng dễ nhất là sán lá gan lớn có kích thước to hơn so với sán lá gan nhỏ.

Hình dạng sán lá gan giống như một chiếc lá và có thân hình dẹt. Các chuyên gia bác sĩ cho rằng sán là gan là một loại sinh vật lưỡng tính bởi mỗi loại sán lá gan đều có hai bộ phận sinh dục của giống cái và giống đực.

Sán lá gan nhỏ

Sán lá gan nhỏ thường được tìm thấy ở cơ thể người là chủ yếu. Ngoài ra chúng có thể tồn tại ở một số loài động vật bao gồm mèo, chó, chuột,… Bên cạnh đó còn có các loài trung gian lan truyền bệnh như ốc, cá nước ngọt,… với những người khi ăn phải những món ăn trên mà chưa được chế biến kỹ thì có thể sẽ bị nhiễm ấu trùng sán hay hoặc trứng của chúng. Khi xâm nhập vào dạ dày, ấu trùng này sẽ bị rơi xuống tá tràng đồng thời đi theo đường mật di chuyển tới gan, sinh sống đồng thời khi chúng lớn lên thành sán trưởng, lúc này chúng có thể gây bệnh cho bộ phận như gan và đường mật.

Sán lá gan lớn

Loại sán là gan lớn này thì thường xuất hiện trên nhiều những loài động vật ăn cỏ bao gồm trâu, bò, dê và cừu,… Người bệnh khi bị nhiễm sán lá gan lớn nguyên nhân thường là do vô tình ăn phải những loại rau mọc ở dưới nước nhất là khi chúng bị nhiễm bẩn đồng thời có chứa các con sán loại này ví dụ như rau cần hay rau muống,…

Triệu chứng sán lá gan là gì?

Nhiễm sán lá gan ở người có thể không xuất hiện triệu chứng do vậy mà nhiều người không biết mình đã mắc bệnh. Theo dược sĩ các Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch cho biết triệu chứng nhiễm sán lá gan rất giống với nhiễm ký sinh trùng khác, do vậy mà khi đi khám có thể bác sĩ sẽ không chẩn đoán ra tình trạng này. Dưới đây là những đặc điểm của sán lá gan mà bạn cần lưu ý:

·         Đau bụng

Khi sán lá gan xuất hiện trong cơ thể con người thì chúng sẽ di chuyển từ ruột đến gan. Quá trình này thì ký sinh trùng sẽ phải chui qua bao gan do vậy mà nó sẽ gây ra những triệu chứng đau ở hạ sườn bên phải. Bên cạnh đó có thể chui vào đường ống mật làm ống mật bị tắc nghẽn, từ đó gây ra những cơn đau quặn mật, vàng da.

·         Buồn nôn, nôn và tiêu chảy

Người bị nhiễm sán lá gan có thể gặp phải triệu chứng buồn nôn, nôn và tiêu chảy. Tình trạng này có thể xảy ra ở trong giai đoạn đầu nhiễm sán hoặc trong trường hợp bị tắc các ống dẫn mật do bị sán chui vào. Tùy vào mức độ nhiễm trùng mà triệu chứng này có thể kéo dài vài tháng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời.

·         Sút cân

Tình trạng buồn nôn, tiêu chảy kéo dài có thể khiến người bệnh cảm thấy chán ăn và bị mất cảm giác ngon miệng. Từ đó sẽ bị sút cân nghiêm trọng

·         Nổi ban

Hệ thống gan bị ảnh hưởng sẽ khiến cho hệ thống miễn dịch trong cơ thể bị giảm sút. Đó là khi bạn xuất hiện triệu chứng phát ban trên khắc cơ thể. Theo các chuyên gia thì những triệu chứng này xuất hiện nhiều nhất là ở giai đoạn đầu khi nhiễm trùng sán lá gan.

·         Sốt

Sốt là triệu chứng nhiễm sán lá gan phổ biến nhất ở giai đoạn đầu của bệnh nhất là khi bị tắc các ống mật do sán.

Ngoài ra người bệnh có thể xuất hiện thêm một số triệu chứng khác chưa được kể đến trên đây. Tuy nhiên nếu thấy những dấu hiệu bất thường nào thì tốt nhất người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám điều trị theo phác đồ của bác sĩ.

Bệnh sán lá gan có nguy hiểm không?

Như ở trên chúng tôi đã đề cập đến là bệnh sán lá gan không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng nếu không được chữa trị sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vậy bệnh sán lá gan có nguy hiểm không? Chúng ta cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Khi cơ thể bị nhiễm sán lá gan thì các ấu trùng sẽ phải di chuyển qua tá tràng sau đó đi vào ổ bụng và đi đến gan. Tại đây là môi trường thích hợp cho sự phát triển của chúng đồng thời sinh sôi nảy nở nhiều thải ra những chất độc hủy hoại nhu mô gan gây áp xe gan và viêm gan.

Theo các bác sĩ thì Áp xe gan là bệnh rất nguy hiểm. Trường hợp mà không được chữa trị kịp thời sẽ khiến cho người bệnh gặp phải những biến chứng nghiêm trọng như vỡ áp xe vào phổi, vỡ áp xe vào bụng, màng phổi thậm chí vỡ áp xe vào tim… là nguy cơ dẫn đến tử vong cho người bệnh.

Bên cạnh đó khi sán lá gan trưởng thành thì chúng có thể tiếp tục chui vào đường mật đẻ trứng. Tình trạng này không được phát hiện và can thiệp sớm có thể gây ra ung thư túi mật.

Bệnh sán lá gan có chữa được không?

Sán lá gan nếu được phát hiện sớm thì hoàn toàn có thể chữa khỏi. Người bệnh cần phải tuân thủ các phương pháp điều trị của bác sĩ. Cụ thể là người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc diệt ký sinh trùng kèm theo một số loại thuốc kháng sinh và kháng viêm. Tùy vào tình trạng bệnh ở mỗi người mà bạn sẽ được chỉ định theo phác đồ điều trị và thời gian sử dụng thuốc phù hợp.

Sán lá gan gây đau bụng

Trước tiên để đạt hiệu quả trong điều trị sán lá gan thì người bệnh nên được đưa đến các cơ sở y tế. Tại đây các bác sĩ sẽ thăm khám, làm xét nghiệm đồng thời đưa ra những biện pháp điều trị có hiệu quả nhất.

Người bệnh cũng sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc uống nhằm tiêu diệt các loại ấu trùng sán lá gan. Tuy nhiên những loại thuốc này cần được chỉ định sử dụng theo đúng liều lượng và dùng theo sự kê đơn của bác sĩ.

Thuốc triclabendazole

Thuốc Triclabendazole thường được chỉ định dùng trong trường hợp điều trị sán lá gan nhỏ. Tuy nhiên với những người bị nhiễm sán lá gan lớn sẽ được chỉ định dùng thuốc điều trị đặc hiệu là Praziquantel.

Cần chú ý đến những đối tượng không nên sử dụng hai loại thuốc trên đó là người mắc bệnh suy gan, tim, thận; phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú, hay những người bị mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

Corticosteroid

Ngoài ra người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc Corticosteroid nếu những triệu chứng của bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn. Loại thuốc này chỉ dùng để điều trị triệu chứng tức thời và nên sử dụng khi được sự cho phép của các bác sĩ.

Phẫu thuật

Một số trường hợp bệnh nhân có thể được phẫu thuật nhằm cắt bỏ một phần gan bị tổn thương với những trường hợp triệu chứng bệnh phát hiện ra quá muộn, đồng thời kèm theo những biến chứng nguy hiểm bao gồm viêm đường mật, nhu mô gan đã bị hư tổn,…

Những biện pháp chữa sán lá gan trên đây chỉ là điều trị nội khoa. Sau thời gian điều trị thì người bệnh sẽ được giữ lại để theo dõi khoảng 3 ngày là ít nhất để xem đáp ứng thuốc. Sau 3 và 6 tháng người bệnh cần phải được tái khám lại 2 lần ở các mốc trên.

Với những chia sẻ thông tin về sán lá gan kể trên hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Ngoài ra sau thời gian điều trị thì bệnh sán lá gan nên ăn gì, không nên ăn gì thì bạn cũng cần tham khảo lời khuyên từ bác sĩ hoặc theo dõi chuyên mục bài viết sau nhé. Chúc bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990