Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Sá sùng là con gì? Công dụng chữa bệnh của sá sùng như thế nào?

Cập nhật: 26/11/2020 15:25 | Người đăng: Lường Toán

Biển cả mang đến cho bạn rất nhiều sự khám phá tuyệt vời, với nhiều quà tặng do thiên nhiên ban cho. Trong đó có Sá sùng, mặc dù với bề ngoài hơi đáng sợ, nhưng sẽ tuyệt vời hơn nếu như bạn nắm được giá trị dinh dưỡng và công dụng chữa bệnh rất tuyệt vời của loại này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé. 

Sá sùng là con gì? Tìm hiểu về đặc điểm của sá sùng

Sá sùng được biết đến là một loài sinh vật biển thuộc hàng quý hiếm. Tại nước ta thì sá sùng thường xuất hiện tại nhiều khu vực biển bao gồm Nha trang, Vân Đồn, Quan Lạn – Quảng Ninh hay tại Côn Đảo,… Sinh vật này còn tồn tại ở nhiều biển cả tại nhiều quốc gia khác nữa. 

Sá sùng có thân mềm như giun đất

Với mỗi nơi, người dân sẽ gọi sá sùng với nhiều cái tên khác nhau, chẳng hạn như sâu đất, chặt khoai, giun biển, bi bi,… Khá nhiều người đã từng thưởng thức món ăn này nhưng không phải ai cũng biết công dụng của chúng.

Các nhà khoa học thường gọi sá sùng với cái tên lag Sipunculus nudus, thuộc nhà họ sá sùng.

Sá sùng được biết đến với nhiều công dụng cho sức khỏe mà không phải ai cũng biết. Đặc biệt là phải nhắc đến công dụng chữa bệnh mà đó chính là quà tặng thiên nhiên do biển cả mang lại cho chúng ta. Các bạn hãy cùng dần tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.

>>Tham khảo thêm: Thuốc isotretinoin có tác dụng gì? Một số lưu ý khi sử dụng

Dinh dưỡng có trong sá sùng

Các dược sĩ Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, cho thấy giá trị dinh dưỡng trong sá sùng cực kỳ tốt, trong đó phải kể đến những loại khoáng chất như sau glutamine, succinic, kẽm hay glyxin...Bên cạnh đó chúng còn nhiều các taurin và khoáng chất cũng rất dồi dào cho sức khỏe.

Trên thị trường hiện nay bán sá sùng với giá cả rất cao, không chỉ bởi khan hiếm mà thực tế chúng rất nhiều chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Cụ thể, trong mỗi con sá sùng có chứa đến 17 nguyên tố cùng với 18 loại acid amin mà cơ thể không tự hấp thụ được. Do vậy chỉ với một nguyên liệu mà cơ thể tổng hợp nhiều thành phần tốt cho cơ thể thì không dễ gì mà thực phẩm khác mang lại được.

Sá sùng sống ở biển nhưng lại có hương vị ngọt tự nhiên, bạn có thể sử dụng thay cho mì chính khi chế biến món ăn bổ  dưỡng và tốt cho sức khỏe. 

Con sá sùng trông như thế nào?

Sá sùng là một loài động vật không có xương sống, hình dạng như con giun đất vậy. Chúng thường xuất hiện ở nhiều vùng cát ven biển. Tại nơi này thường có đặc điểm là khi thủy triều lên xuống, chúng sẽ tạo ra các doi cát, được xem là nơi sống ưa thích của loài này.

Đặc điểm của con sá sùng không bao gồm nhiều cơ quan nội tạng như các con vật khác. Chúng chỉ có ruột chạy từ đầu đến cuối mà thôi. Trong ruột chúng hầu như chỉ có cát. Với con vật bình thường có độ dài khoảng 5 đến 10cm. Một số ít ỏi những con sá sùng nào béo múp míp thì chiều dài khoảng 15 hay 40cm lận.

Thu hoạch sá sùng như thế nào?

Nhìn chung, việc thu bắt sá sùng khá là vất vả. Các ngư dân thường phải dậy từ lúc tinh mơ cho đến khi thủy triều rút hết. Khi đó thì các dấu vết kiếm ăn của sá sùng vẫn còn sót lại. Các ngư dân thường lần theo những dấu vết đó, sau đó đào sâu xuống bên dưới là được. Nó cũng giống như con giun đất thường sống bên dưới.

Khi lần theo dấu vết sá sùng bò thì bạn có thể đạp mạnh vào mai là có thể bắt được. Thường mỗi lỗ chỉ có 1 con thôi do vậy mà việc bắt sá sùng thường mất khá nhiều thời gian. Không chỉ vậy, bọn này lẩn nhanh như trạch, rất dễ bị tuột mất.

Sá sùng thường được ngư dân bán tươi luôn hoặc về chế biến khô để bán cho được giá hơn.

Sá sùng có tác dụng gì?

Sá sùng là một loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, do vậy mà chúng thường được đưa vào thành phần của thuốc chống ung thư.

Sá sùng có tác dụng gì? Trước đây, sinh vật này thường được góp mặt trong danh sách những món ăn dành cho vua chúa. Tuy nhiên cho đến nay thì món ăn này phổ biến hơn thường được làm tại những nhà hàng, khách sạn bởi chúng thực sự bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe, hơn nhiều so với các loại hải sản khác. Những món ăn từ sá sùng nổi tiếng hơn khi dùng trong nước phở, nó được ví như ”Sá sùng chính là linh hồn của nước phở”.

Sá sùng thường tìm thấy ở biển

Trong Đông Y, sá sùng thường có vị mặn, tính mát, với nhiều công dụng để bổ dương khí, thanh nhiệt. Các ngư dân thường sử dụng để làm thuốc bổ tốt cho sức khỏe. Bạn có thể sử dụng để nấu canh, nấu cháo đồng thời chế biến các món ăn trong gia đình.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ sá sùng:

  • Chữa yếu sinh lý, liệt dương: Theo kinh nghiệm dân gian, công dụng của sá sùng khô. Sau đó nướng giòn, xay thành bột mịn, rồi uống với liều lượng từ 6 – 10 g một lần. Mỗi ngày uống 3 lần, uống với rượu hay với nước ấm mang lại công dụng bổ thận, tráng dương và giúp tăng cường sinh lực.
  • Điều trị chứng triều nhiệt, đổ mồ hôi trộm hoặc dùng cho người hay bị sốt về chiều.
  • Điều trị chứng tình trạng hen suyễn, ho có đờm cho cả người lớn và trẻ em.
  • Điều trị răng lợi sưng đau.
  • Giúp bé phát triển xương toàn diện, cải thiện chứng còi xương cho bé.

Chế biến sá sùng ra sao?

Sá sùng làm món gì ngon? Thu bắt sá sùng đã khó mà chế biến nó cũng khó chẳng kém. Bởi vì bản thân sá sùng có rất nhiều cát. Nếu chế biến không cẩn thận hay tỉ mỉ thì khi ăn sẽ vẫn còn cát. Cảm giác lạo xạo làm mất đi sự hấp dẫn của món ăn.

Vì thế khi sơ chế người ta buộc phải lộn ruột ra sau đó hãy lọc thật kỹ. Tiếp đó bạn hãy rửa đi rửa lại với muối thật nhiều lần sau đó lọc sạch cặn bẩn. Cách này sẽ giúp loại bỏ hết mùi tanh đặc trưng của sinh vật này. Sau đó hãy rửa lại nhiều lần cho đến khi chúng có màu trắng hồng thì thôi.

Chế biến sá sùng tươi

Sau các bước sơ chế sá sùng ở trên thì bạn hãy đóng đá sá sùng trong thùng xốp sẽ giúp chúng được bảo quản lâu hơn đồng thời giúp cho món ăn luôn tươi ngon. 

Chế biến sá sùng khô

Việc chế biến sá sùng khô trải qua khá nhiều công đoạn, sau khi làm sạch theo các bước ở trên thì bạn mang đi phơi nắng. Tất nhiên phải chọn thời tiết nắng phải to và đều mới được. Phơi liên tục 4 đến 5 nắng thì mới được. Không chỉ chú trọng thời gian phơi mà công đoạn sơ chế chúng cùng tốn khá nhiều thời gian, hao hụt rất nhiều. Các ngư dân cho biết, để có được 1kg sá sùng khô thì phải cần đến tầm 15, 16 cân sá sùng tươi. Đó là lý do mà sá sùng khô thường có giá khá cao.

Những thông tin được chia sẻ về loài sá sùng hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment đẻ được giải đáp nhé. Chúc bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990