Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Rau mùi có tác dụng gì? Rau mùi chữa bệnh gì?

Cập nhật: 21/10/2020 15:03 | Người đăng: Lường Toán

Rau mùi được biết đến là một loại gia vị chính làm tăng hương vị của món ăn. Nhưng không phải ai cũng biết công dụng chữa bệnh của rau mùi với sức khỏe. Thông tin sẽ được chúng tôi tổng hợp chi tiết ở bài viết dưới đây nhé.

Một số thông tin về cây rau mùi

Rau mùi còn được gọi với các tên khác là rau ngò, ngổ, ngò rí, rau mùi ta...Loài cây này có tên khoa học là Coriandrum sativum L, được trồng phổ biến và phù hợp với khí hậu Việt Nam.

Rau mùi có tác dụng chữa bệnh rất tốt

>>Tham khảo thêm: Tác dụng của quả mướp với sức khỏe như thế nào? Cách ăn như thế nào?

Rau mùi là loại cây thuộc thân thảo, với chiều cao từ 20 – 60cm, với thân mảnh và nhẵn ở phần trên của phân nhánh. Lá cây hình tròn, có cuống dài với khoảng 1 – 3 lá chét phía trên, được xẻ thành 3 thùy. Các lá chét ở phía trên còn được chia thành những thùy nhọn, hình sợi nhỏ, các lá hợp tán từ 3-5 gọng. Cây lớn có hoa màu hồng nhạt hoặc màu trắng, phát triển thành quả cầu nhẵn với chiều dài 3mm. Sau đó được chia thành 2 nửa tách biệt, mỗi nửa loại lá này sẽ có 2 sống chung cho 2 nửa và 4 sống thẳng.

Rau mùi có tác dụng gì?

Cây rau mùi với mùi thơm hắc nên thường được ăn kèm với món chính để làm tăng hương vị cho món ăn. Tại một số quốc gia như Ấn Độ, Trung Quốc, ven Địa Trung Hải, Trung Á thì cây rau mùi được trồng với quy mô lớn với mục đích là lấy tinh dầu cung cấp cho ngành công nghiệp nước hoa. Còn quả cây rau mùi thì có thể dùng làm thuốc. Không chỉ vậy, các bộ phận khác của cây rau mùi như thân, rễ, lá còn được sử dụng chủ yếu làm dược liệu.

Một số nghiên cứu cho thấy, trong mỗi quả rau mùi có chứa hàm lượng tinh dầu từ 0,3 – 1,0%, 13 – 20% chất béo, khoảng 16 – 18% protein, 38% chất xơ. Trong đó, tinh dầu rau mùi chứa thành phần chính là phelandren, Linalol, bocneol, một ít geraniol, limonen, tecpinen, mycxen,…

Trong dân gian, họ thường sử dụng rau mùi với mục đích hỗ trợ kích thích hệ tiêu hóa. Đồng thời giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể rất tốt. Dưới đây là tổng hợp công dụng của rau mùi, các bạn cùng chú ý nhé.

Cây rau mùi chữa bệnh gì?

Như ở trên đã chia sẻ, cây rau mùi không chỉ là thực phẩm trong bữa ăn mà trong Đông y thì loài cây này còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt và hiệu quả.:

– Điều trị chứng rối loạn tiêu hóa do thực tích: 

Nguyên liệu chuẩn bị: 4g quất bì, 8g hồ tuy, 4g đinh hương, 4g hoàng liên

Cách thực hiện:

  • Các nguyên liệu trên cho vào 1 lít nước rồi đặt lên bếp
  • Đun sôi trong khoảng từ 15 – 20 phút thì chắt lấy nước uống ngày 2 lần.
  • Dùng thuốc kiên trì cho đến khi bệnh thuyên giảm.

– Hỗ trợ điều trị triệu chứng bệnh sởi cho trẻ em:

Theo dược sĩ trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch: Rau mùi có khả năng kích thích tuần hoàn ngoại vi, khiên cho độc tố sớm phát ra ngoài, do vậy mà trạng thái nhiễm độc cũng sẽ được giảm nhẹ. Với trường hợp sởi không đồng đều sẽ khiến người bệnh bị mệt mỏi, sốt hay khó chịu,… Dưới đây là một số cách để các mẹ tham khảo:

  • Dùng ngoài:

- Cách 1: Chuẩn bị cây rau mùi khoảng 150g rửa sạch, sau đó hãy giã nát và sắc với nước đun sôi. Thời gian nấu khoảng 5 phút và để nguội, lấy hỗn hợp này để thoa đều lên tay, chân và toàn bộ cơ thể theo thứ tự lưng trước bụng sau, trên trước dưới sau. Chú ý là không được để trẻ bị nhiễm lạnh.

Cách 2: Chuẩn bị 80g hạt rau mùi đem phôi khô rồi tán nhỏ thành bột mịn. Sau đó hãy trộn với 100ml rượu cùng với 100ml nước sôi. Sau đó bạn hãy mang hỗn hợp này để lọc, bỏ bã, thu được phần dung dịch thoa đều lên người bệnh nhân (trừ khuôn mặt). Tốt nhất hãy sử dụng khi còn ấm sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn hơn.

Các cách trên đây chỉ có tác dụng ngăn ngừa bệnh sởi. nhưng nếu đã nổi nốt mụn to hay trong thời kỳ hồi phục thì không nên sử dụng. Chú ý không được dùng cho những trường hợp người bệnh bị ra nhiều mồ hôi, suy nhược cơ thể hay người bệnh bị viêm loét dạ dày.

  • Uống trong:

Chuẩn bị khoảng 12g hạt cây mùi sau đó đem sắc với khoảng 1,5l nước trong vòng vòng 15 phút. Sau đó hãy gạn lấy nước để chia đều thành những lần uống trong ngày.

– Rau mùi cải thiện chứng khô sữa ở phụ nữ sau sinh:

Chuẩn bị 6g hạt mùi cho vào 100ml nước để đun lên. Thời gian nấu khoảng 15 phút, sau đó hãy chắt thành nước uống. Hãy kiên trì thực hiện cách này hàng ngày nếu muốn cải thiện triệu chứng tắc sữa.

Rau mùi điều trị sạm nám da:

Dùng nước rau mùi rửa mặt mỗi ngày có tác dụng cải thiện chứng tàn nhang, thâm, nám cực kỳ hiệu quả. Bạn hãy thử khoảng 20g hạt cây mùi rồi đun với nước dùng.

– Hỗ trợ điều trị bệnh trĩ:

Nước ép rau mùi hiệu quả, tốt cho sức khỏe

Tác dụng của rau mùi rất tốt cho bệnh trĩ. Bạn hãy thử dùng quả mùi đốt hun khói sau đó dùng để xông hậu môn, cách này đơn giản mà còn giúp cho triệu chứng bệnh trĩ thuyên giảm. Dù vậy thì trong y học hiện đại vẫn chưa cho thấy được chứng minh về hiệu quả của cách này. Theo đó trước khi thực hiện bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

– Rau mùi điều trị giun kim: 

Lấy hạt rau mùi để tán mịn sau đó trộn với dầu mè và lòng đỏ trứng gà luộc chín rồi tán đều. Mỗi ngày dùng 1 lần trước khi đi ngủ để loại bỏ giun kim an toàn, dùng đều đặn, liên tục trong 3 ngày.

– Rau mùi giúp cải thiện chứng ợ hơi, buồn nôn:

Chuẩn bị khoảng 40g hạt hồ tuy với 40g hạt củ cải để tán mịn. Sau đó hãy trộn đều các nguyên liệu này với nhau. Mỗi ngày có thể uống khoảng 4 – 8g bột này, chia làm 2 lần để mang lại hiệu quả tốt nhất. 

Ăn rau mùi tây có bị mất sữa không?

Một số bà mẹ lo lắng khi ăn rau mùi sẽ làm mất sữa mẹ, nhất là với các bà mẹ đang cho con bú. Vậy thực hư ăn rau mùi có bị mất sữa không? Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo với những phụ nữ đang mang thai thì không nên ăn rau mùi bởi lẽ đây là một nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị mất sữa mẹ. 

Trường hợp nếu như bạn muốn dùng loại rau này, thì lưu ý không nên dùng quá nhiều để tránh làm ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ nhé. Hoặc có thể thay thế bằng các loại thuốc khác.

Thông tin được chia sẻ dưới đây về loại rau mùi hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990