Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Rau má có tác dụng gì? Một số món ăn ngon từ rau má

Cập nhật: 07/11/2020 12:35 | Người đăng: Lường Toán

Rau má từ xa xưa đã được truyền tai nhau về nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như giúp thanh nhiệt cơ thể, ngộ độc thực phẩm, tiêu nhiệt … Đây còn là một thực phẩm rất bổ dưỡng trên mâm cơm của mỗi gia đình. Thông tin sẽ được chúng tôi tổng hợp ở bài viết dưới đây. Các bạn hãy tham khảo nhé. 

Giới thiệu về cây rau má

Rau má rất phổ biến với người dân Việt Nam, là một loại cây thân bò lan rất dễ tìm thấy ở bất kỳ khu đất nào. Cây rau má có đặc điểm thân cây gầy và nhẵn, có màu xanh lục hay lục ánh đỏ. Lá hình thận, màu xanh và có cuống dài. Phần đỉnh lá hình tròn đồng thời có kết cấu trơn nhẵn rất giống với gân lá dạng lưới hình chân vịt. Đặc điểm của hoa rau má có màu trắng, nằm sát mặt đất. Hoa lưỡng tính có kích thước nhỏ hơn 3 mm với 5 – 6 thùy tràng hoa. Trong đó thì quả có hình mắt lưới dày đặc.

Rau má thường mọc dại ngoài đất, rất dễ tìm thấy

>>Tham khảo thêm: Bí quyết trị gàu tại nhà đơn giản và hiệu quả bất ngờ

Ngày nay, cây rau má được phân bố nhiều ở các nước như Úc, New Guinea, Malsesia, các nước châu Á và các đảo thái Bình Dương.

Bạn có thể lấy toàn bộ cây rau má để sử dụng, có thể rửa sạch, phơi khô và nghiền thành bột. Hoặc có thể chế biến món ăn, đến nay thì rau má được bào chế dưới dạng viên nang mềm và trà tiện lợi và rất dễ sử dụng.

Theo các dược sĩ các trường Cao đẳng Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, rau má giúp bổ sung các hợp chất bao gồm kali, saponin, sterol, canxi, beta – caroten, sắt,  saccharide, alkaloid, magiê, phốt pho, mangan cùng với các loại vitamin nhóm B như B1, B2, B3, Vitamin C và K.

Rau má có tác dụng gì?

Cây rau má thường có vị đắng, do vậy có thể sử dụng như một vị thuốc được sử dụng từ xa xưa đến nay. Vậy rau má có tốt không? Hãy cùng tìm hiểu về tác dụng của rau má để biết cách sử dụng nhé.

Trong Y học cổ truyền

Theo Trung y, rau má có tác dụng thanh nhiệt, dưỡng âm, lợi tiểu, nhuận gan và giải độc. Thông thường, Đông y thường sử dụng rau má làm thuốc bổ và chủ trị các chứng bệnh như hư khí, rôm sẩy, bạch đới, tả lỵ, mụn nhọt, chữa thổ huyết, sát trùng,….

Trong y học hiện đại

Vào những năm 1940, công dụng của rau má được nhiều nhà nghiên cứu phát triển. Theo các chuyên gia, với những hoạt chất hóa học thuộc nhóm saponins, rau má mang đến nhiều công dụng dưới đây:

  • Rau má rất tốt cho da

Theo trong nghiên cứu, dịch chiết xuất từ rau má mang lại công dụng rất tốt cho việc kích hoạt quá trình phân chia tế bào đồng thời tăng cường sự thúc đẩy tổng hợp collagen tại các mô liên kết, từ đó giúp hình thành các tế bào da mới, hỗ trợ làm lành vết thương nhanh chóng. Chính nhờ sự kích thích lên da non của rau má mà dược phẩm này còn được ứng dụng khá nhiều trong ngành mỹ phẩm với tác dụng giúp xóa vết nhăn, căng mịn da đồng thời làm chậm quá trình lão hóa.

  • Rau má trị bệnh phong, lao

Ăn rau má có tác dụng gì? Với hoạt chất asiaticoside được tìm thấy trong rau má sẽ có tác dụng rất tốt giúp làm tan lớp màng sáp bọc vi khuẩn bệnh phong, lao. Không chỉ vậy, rau má còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể từ đó giúp chống lại sự xâm nhập và phát triển nhóm chủng khuẩn này, hỗ trợ điều trị các bệnh đó hiệu quả hơn.

  • Tác dụng đối với hệ tim mạch

Với hàm lượng chất xơ lớn trong rau má sẽ có tác dụng làm giảm cholesterol xấu trong máu, từ đó giúp ngăn ngừa tình trạng bệnh lý về tim mạch. Không chỉ vậy, hoạt chất Bracoside A được tìm thấy trong rau má sẽ có tác dụng kích thích sự bài tiết nitric oxide (NO) trong mô. Qua đó sẽ giúp làm giãn nở vi động mạch, giúp hỗ trợ lưu thông máu qua mô tốt hơn, đồng thời giúp làm giảm nhanh các cơn đau tim. Quá trình này cũng hỗ trợ đào thải chất độc tích tụ trong cơ thể dễ dàng hơn.

  • Cải thiện trí nhớ, cải thiện thần kinh, giảm stress

Rau má có chứa hợp chất Bracoside B sẽ tác dụng lên hệ thần kinh trung ương rất tốt. Từ đó sẽ giúp tăng cường các chất trung gian giúp chuyển hóa thúc đẩy não bộ hoạt động tốt hơn. Qua đó sẽ giúp tăng cường khả năng tập trung đồng thời hỗ trợ cải thiện trí nhớ đối với người cao tuổi. Không chỉ vậy, hoạt chất Triterpenoids trong rau má mang lại rất nhiều công dụng trong việc tăng cường chức năng tâm thần, giảm stress, sự lo lắng và căng thẳng.

  • Rau má giúp điều trị ung thư

Một số nghiên cứu cho thấy những thành phần hóa học được tìm thấy trong rau má sẽ có tác dụng giúp ổn định DNA, từ đó giúp ngăn chặn các tế bào biến tính thành ung thư. 

Rau má làm món gì ngon?

Rau má được xem là món ăn giàu chất dinh dưỡng trong bữa cơm gia đình, rất phổ biến trên mâm cơm của gia đình Việt. Dưới đây là một số món ăn để bạn đọc tham khảo: Canh rau má nấu hến, rau má xào với thịt mèo, rau má nấu với thịt heo… Tất cả các món ăn này đều rất bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe.

Rau má khô làm thuốc rất tốt

Hoặc đơn giản hơn, bạn có thể luộc rau má chấm với nước mắm hoặc làm nước ép rau má vẫn giữ nguyên vẹn các chất dinh dưỡng. Chắc chắn chúng sẽ rất tốt cho cơ thể.

Hướng dẫn cách dùng và liều lượng rau má

Rau má rất thông dụng, bạn có thể dùng tươi hoặc khô được bào chế thành dạng bột. Các chuyên gia khuyến cáo mỗi ngày nên sử dụng 40 gram. Tùy vào mục đích sử dụng, có thể điều chỉnh liệu lượng khác nhau. Riêng với điều trị các vấn đề về suy tĩnh mạch chân thì mỗi ngày nên sử dụng 60 – 180 mg. 

Một số lưu ý khi sử dụng rau má

Trong đông y, rau má thường có tính hàn, bởi nếu như lạm dụng rau má rất có thể gây lạnh bụng dẫn đến tiêu chảy. Không chỉ vậy việc dùng rau má sống mà chưa đảm bảo rất dễ gây rối loạn tiêu hóa và ngộ độc. Nhất là khi bạn dùng phải rau má bị dư thừa thuốc bảo vệ thực vật hay bị nhiễm ký sinh trùng,…

Ngoài những tác dụng phụ kể trên thì tùy cơ địa mỗi người có thể gặp phải một số triệu chứng bất thường khác: n

  • Tăng nguy cơ sảy thai và giảm khả năng thụ thai 
  • Tổn thương gan hoặc viêm da
  • Gây buồn ngủ nếu dùng chung với thuốc phẫu thuật

Những lợi ích của rau má với sức khỏe chắc chắn sẽ giúp bạn biết thêm một vị thuốc điều trị bệnh cực tốt. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990