Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Quả vải có tác dụng gì? Ăn nhiều vải có tốt không?

Cập nhật: 20/10/2020 14:53 | Người đăng: Lường Toán

Quả vải có tác dụng gì? Ăn nhiều vải có tốt không? Những câu hỏi này đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của bạn đọc. Thông tin chi tiết sẽ được chúng tôi tổng hợp trong bài viết dưới đây, các bạn hãy tham khảo nhé.

Giá trị dinh dưỡng của quả vải

Quả vải có thành phần chính là nước và carbohydrate, đa số năng lượng trong quả vải có chứa đường, giúp cho quả vải có vị ngọt, và có hàm lượng nhỏ chất xơ.

Bù lại thì trái vải có chứa một hàm lượng lớn các loại vitamin và khoáng chất, chủ yếu là vitamin C. Nếu ăn một trái vải thì bạn được cung cấp khoảng 8% vitamin C cùng với  khá nhiều đồng và kali.

Bổ sung vitamin, khoáng chất từ quả vải

>>Tham khảo thêm: Đậu phộng có tác dụng gì? Ăn nhiều có mập không?

Không khác gì những loại trái cây khác, vải bổ sung hàm lượng lớn chất chống oxy hóa thực vật và chất chống oxy hóa polyphenol hàm lượng lớn. Bên cạnh đó, hoạt chất oxy hoa Epicatechin trong quả vải còn có khả năng cải thiện sức khỏe tim mạch, từ đó làm giảm nguy cơ ung thư và bệnh tiểu đường.

Bên cạnh đó, chất rutin trong quả vải có khả năng bảo vệ nhằm chống lại một số bệnh mãn tính bao gồm bệnh tim, ung thư và tiểu đường.

Với hàm lượng các khoáng chất, các vitamin hay các chất chống oxy hóa tốt cho cơ thể kể trên thì ăn vải có tác dụng rất tốt cho bệnh tim mạch, ung thư và bệnh tiểu đường.

Vậy quả vải có tác dụng gì?

Với hàm lượng chất dinh dưỡng cao thì quả vải nói chung có khá nhiều công dụng trong chăm sóc sức khỏe được nhiều chuyên gia khuyến cáo. Với quả vải thiều thì nên ăn một lượng vừa đủ để mang lại công dụng dưới đây:

Qủa vải thiều làm đẹp da

Qủa vải có tác dụng nuôi dưỡng và làm đẹp da rất tốt, bởi trong trái vải chứa nhiều chất chống oxy hóa từ đó làm cho da săn chắc, khỏe mạnh, loại bỏ nếp nhăn, đồng thời giúp cho làn da nét trẻ trung hơn.

Quả vải thiều giúp làm giảm đau

Với hợp chất flavonoid trong trái vải còn mang lại công dụng giảm đau cực kỳ hiệu quả, ngăn ngừa tình trạng viêm cũng như hạn chế sự tổn hại các mô trong cơ thể.

Quả vải thiều giúp cải thiện lưu thông máu

Những khoáng chất cần thiết cho cơ thể như đồng, hemoglobin, folate và magiê được tìm thấy với số lượng đáng kể trong quả vải. Chúng góp vai trò quan trọng trong quá trình tạo hồng cầu, thúc đẩy lưu thông máu và tăng khả năng oxy hóa của các cơ quan và tế bào trong cơ thể.

Quả vải thiều giúp tăng cường trao đổi chất

Quả vải có tác dụng gì? Với các loại trái cây nói chung đều rất tốt cho cơ thể. Trong đó vải sẽ bổ sung hàm lượng chất xơ và vitamin B cao, từ đó sẽ giúp tăng cường sự trao đổi chất, làm sạch mọi hệ thống cơ quan hay các tế bào từ đó giúp lọc được những chất dư thừa trong cơ thể như protein, chất béo hay đường.

Quả vải hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh

Cũng theo các chuyên gia dinh dưỡng, với sự kết hợp của chất xơ, pectin cùng với nước trong quả vải mang lại tác dụng hữu ích với nhu động ruột, từ đó giúp duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Làm sạch ruột từ đó ngăn ngừa ưng thư ruột kết hay bệnh táo bón. 

Quả vải tốt cho hệ tim mạch

Quả vải nằm trong vị trí thứ 2 các loại quả có  đặc tính kháng oxy hóa rất tốt. Chất này có tác dụng chống lại các gốc tự do, là nguyên nhân gây ra sự bất ổn cho tế bào trong cơ thể. Với hàm lượng chất flavonoid trong quả vải thì nó sẽ phát triển  chức năng mạch máu, từ đó giúp ngăn ngừa một số bệnh lý về tim mạch. 

Quả vải thiều chứa calorie thấp

Nếu bạn đang muốn duy trì cân nặng ổn định thì có thể bổ sung thêm trái vải trong thành phần ăn uống của mình. Một số nghiên cứu cho thấy, một chén vải sẽ bổ sung 125 calories từ đó giúp làm giảm sự thèm ngọt cho người bệnh. Với hàm lượng chất béo không đáng kể đồng thời bổ sung thêm nhiều chất xơ, sẽ hỗ trợ cho quá trình giảm cân ở người bệnh.

Quả vải giúp phòng ngừa ung thư

Theo dược sĩ các trường Cao đẳng Dược Hồ Chí Minh, mỗi quả vải bổ sung hợp chất flavonoid và các chất kháng oxy hóa rất tốt. Hoạt chất này vừa có khả năng kháng ung thư hiệu quả. Cụ thể với bệnh nhân đang được hóa trị liệu thì nên bổ sung thêm vải trong chế độ dinh dưỡng nhằm giúp bảo vệ cơ thể trước những tác động có hại trong phương pháp điều trị này. Ngoài ra bên ngoài vỏ trái vải còn gây sự ức chế sự tăng trưởng của các tế bào ung thư vú đồng thời hạn chế hình thành ung bướu. Với những tác dụng đó là do sự kết hợp chất polyphenol dồi dào có trong trái vải.

Quả vải ổn định huyết áp

Potassium (kali) trong quả vải là một loại khoáng tố cực kỳ tốt nhằm giúp kiểm soát huyết áp. Có nhiều loại thực phẩm bổ sung kali trong đó có quả vải. Theo nghiên cứu, một chén vải bổ sung khoảng 325mg kali cho cơ thể, chiếm khoảng 9% lượng kali hàng ngày. Ngoài ra với hàm lượng sodium (natri) vô cùng thấp thì bạn nên bổ sung vải với mục đích điều hòa, kiểm soát huyết áp cực kỳ hiệu quả.

Quả vải tăng cường miễn dịch

Như ở trên đã chia sẻ, vải thiều có chứa hàm lượng vitamin C tương đối cao, do vậy mà bạn có thể sử dụng với mục đích tăng cường khả năng miễn dịch đồng thời giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Từ đó sẽ giúp chống chọi với bệnh tật, đặc biệt là một số bệnh cảm, cúm...

Có nên ăn nhiều vải không?

Bất kỳ loại thực phẩm nào ăn nhiều cũng không tốt cho sức khỏe, mà còn là nguyên nhân gây ra một số bệnh lý khác. Với quả vải cũng vậy, việc bổ sung quá nhiều sẽ là nguyên nhân gây ra những bệnh lý dưới đây:

Người bị tiểu đường

Vải thiều có chứa hàm lượng đường rất cao do vậy mà được các bác sĩ khoa nội tiết khuyến cáo không dùng cho người bệnh tiểu đường. Cụ thể bên rất nhiều minh chứng cho thấy vải tốt cho da, làm đẹp da, đồng thời rất tốt cho não bộ, sức khỏe. Dù vậy bạn cũng nên ăn uống với hàm lượng vừa phải để đảm bảo được công dụng đồng thời không gây ra những bệnh mãn tính tiểu đường hiện nay..

Bổ sung vải thiều một cách hợp lý, tốt cho sức khỏe

Người máu nóng, nhiệt miệng…

Trong Đông Y, quả vải thiều có tính nóng trong. Do vậy nếu như cơ thể bạn nóng thì chắc chắn sẽ bị nổi mụn hay những vết ban đỏ xuất hiện khi ăn vải. Trường hợp nặng có thể gây ra phản ứng xấu bao gồm đau đầu, tiêu chảy, chóng mặt, chân tay bủn rủn.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng rất dễ nhiễm cảm lạnh, bệnh nhân có đờm, rôm sảy, mụn nhọt, người đang bị thủy đậu, chắp lẹo mắt … thì hãy hạn chế tối đa việc ăn vải thiều.

Thai phụ từng mắc chứng tiểu đường, thừa cân

Quả vải đối với bà bầu rất tốt nếu như được sử dụng đúng cách và liều lượng. Tuy nhiên thì khi mang bầu, cơ thể phụ nữ thường tăng nhiệt hơn bình thường, nếu như ăn vải nhiều sẽ rất dễ bị nổi mụn, nhọt đồng thời làm tăng nguy cơ  mắc bệnh tiểu đường cũng như chứng thừa cân sau sinh.

Do vậy bạn hãy chú ý bổ sung một cách hợp lý, không nên lạm dụng với bà bầu đều không tốt cho sức khỏe.

Trẻ em

Trẻ em cũng là đối tượng được bác sĩ khuyến cáo nên chú ý khi ăn vải. Cơ thể trẻ chưa được hoàn thiện chức năng đầy đủ so vậy sẽ rất dễ bị nóng trong nếu ăn quá nhiều, hoặc có thể bị dị ứng và rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể. 

Trên đây là những thông tin tổng hợp về quả vải có tác dụng gì, hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Đừng quên theo dõi bài viết ở chuyên mục tiếp theo để cập nhật thông tin khác nhé. Chúc bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
phu-cap-doc-hai-nganh-y-te Quy định và cách tính phụ cấp độc hại ngành y tế mới nhất 2025 Tùy vào tính chất của mỗi công việc thì ngoài mức tiền lương được hưởng thì người lao động còn được hưởng một khoản phụ cấp. Bài viết dưới đây sẽ... nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp...
Xem thêm >>



0899 955 990