Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Phác đồ cấp cứu ngừng tuần hoàn thực hiện như thế nào?

Cập nhật: 05/05/2020 12:01 | Người đăng: Lường Toán

Ngừng tuần hoàn là tình trạng thường xảy ra khi nạn nhân gặp phải những tai nạn do bị điện giật, đa chấn thương, đuối nước, sốc phản vệ,... Đa số những trường hợp này cần phải được đưa đến bệnh viện để cấp cứu ngừng tuần hoàn ngay. Vậy cấp cứu ngừng tuần hoàn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Khái niệm ngừng tuần hoàn

Ngừng tuần hoàn được hiểu là trạng thái tim ngừng đột ngột do vậy cơ thể cũng sẽ bị ngừng cung cấp máu, nguy hiểm hơn là những cơ quan não, phổi không được cung cấp máu đầy đủ... Hiện nay trạng thái ngừng tuần hoàn có 3 loại chính là vô tâm thu, rung thất và phân ly điện cơ. Tình trạng này thường xảy ra trong trường hợp bị điện giật, sốc phản vệ, đuối nước, đa chấn thương,... Bên cạnh đó ngừng tuần hoàn còn là hậu quả của một số bệnh lý mãn tính như xơ gan, ung thư, suy tim, suy thận,...

Cấp cứu ngừng tuần hoàn là gì?

>>Xem thêm: Ngoại tâm thu có chữa được không?

Với tất cả những trường hợp trên thì cần nhanh chóng cấp cứu ngừng tuần hoàn hô hấp để cung cấp máu mang oxy đến cho các tế bào não, nhanh nhất là trong vòng 5 phút đầu kể từ thời điểm nạn nhân bị ngừng tim. Tuy nhiên cần lưu ý việc cấp cứu ngừng tuần hoàn cần phải được tiến hành tại chỗ, thực hiện ngay và đúng kỹ thuật.

Phương án cấp cứu ngừng tuần hoàn và hô hấp đúng cách

Thường phác đồ cấp cứu ngừng tuần hoàn sẽ được thực hiện với 3 bước cơ bản dưới đây:

  •         A: Airway: khai thông đường thở;
  •         B: Breathing: thông khí nhân tạo;
  •         C: Circulation: ép tim ngoài (hoặc trong) lồng ngực.

Ngoài ra có thể áp dụng biện pháp dùng thuốc và sốc điện ngay cho những bệnh nhân bị ngừng tuần hoàn.

Khai thông đường thở cho nạn nhân

  •         Đặt nạn nhân nằm ngửa trên nền cứng sao cho tư thế đầu và cổ ưỡn tối đa đồng thời để mặt quay về một bên;
  •         Dùng tay của mình đặt lên miệng bệnh nhân, lấy các ngón tay móc sạch đờm dãi và dị vật trong miệng nếu có. Trường hợp dị vật bị nằm sâu bên trong và khó lấy thì tốt nhất bạn không nên cố lấy ra bởi có thể đẩy dị vật vào sâu thêm làm tắc đường thở hoàn toàn;
  •         Tuy nhiên có thể áp dụng cách làm rơi dị vật ra ngoài như sau: Ôm xốc nạn nhân từ phía sau, bàn tay sẽ được thu lại thành nắm và đặt dưới mũi ức của nạn nhân, một bàn tay còn lại đặt chồng lên bàn tay kia. Thực hiện động tác ôm xốc nạn nhân lên đảm bảo nắm tay thúc mạnh vào thượng vị hướng về phía lồng ngực người bệnh. Trường hợp không thể sốc nạn nhân nên thì có thể đặt họ nằm ngửa trên nền cứng, người cấp cứu hãy ngồi trên người của nạn nhân sao cho 2 bàn tay đặt chồng lên nhau trên vùng thượng vị của người bệnh đồng thời thúc mạnh về phía trước ngực. Với trẻ em bị ngừng tuần hoàn thì có thể cầm 2 chân dốc ngược lên sau đó dùng tay vỗ mạnh vào vùng giữa 2 xương bả vai như vậy sẽ làm cho dị vật bật ra ngoài.

Thông khí cơ học - nhân tạo (hô hấp nhân tạo)

Người cấp cứu có thể chọn một trong hai kỹ thuật thổi miệng - miệng hoặc miệng - mũi.

Cấp cứu ngừng tuần hoàn cần phải được thực hiện đúng cách
  •         Khi thổi miệng - miệng: bạn hãy dùng 1 bàn tay đặt lên trán nạn nhân, ấn ngửa đầu của nạn nhân ra phía sau, sau đó hãy dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái kẹp mũi nạn nhân lại. Dùng bàn tay thứ 2 của mình để nhằm nâng hàm dưới của nạn nhân lên trên, ra trước sau đó mở miệng bệnh nhân ra. Hãy hít thật sâu một hơi và thực hiện áp chặt miệng vào miệng của nạn nhân sau đó hãy thổi hết không khí dự trữ qua miệng;
  •         Khi thổi miệng – mũi: Bạn hãy sử dụng tay để nâng xương hàm dưới của nạn nhân lên trên, ra trước sau đó hãy khép miệng nạn nhân lại; dùng tay còn lại của mình đặt lên trán của nạn nhân đồng thời ấn ngửa đầu nạn nhân ra sau. Lấy một hơi thật sâu, và áp chặt miệng vào mũi của nạn nhân sau đó thổi hết không khí dự trữ qua mũi;
  •         Hãy thực hiện một trong 2 cách từ 10 – 12 phút để đảm bảo cho người bệnh được cấp ngừng tuần hoàn hô hấp tốt nhất.

Trong một số trường hợp được trang bị dụng cụ, bạn hãy đặt ống nội khí quản hoặc úp masque bóp bóng lên nạn nhân. Đồng thời masque úp khít lên mũi và miệng của nạn nhân. Masque thường được nối với bóng bóp. Hãy thực hiện bóp bóng cho nạn nhân khoảng 20 nhịp/phút. Đảm bảo bóng bóp được kết nối với nguồn oxy có lưu lượng là 6 – 8 lít/phút.

Ép tim ngoài lồng ngực

Sau khi thực hiện theo quy trình cấp cứu ngừng tuần hoàn ở trên thì tiếp theo hãy thực hiện ép tim ngoài lồng ngực. Các bước sẽ được thực hiện như sau:

  •         Đặt nạn nhân nằm ngửa trên nền cứng;
  •         Bạn hãy đứng dạng 2 chân 2 bên của người bệnh, sau đó hướng mặt về phía người bệnh;
  •         Hãy đặt cùi lòng bàn tay trên điểm 1/3 của xương ức, cách mũi ức khoảng 2 ngón tay, tay nọ đặt trên tay kia, các ngón tay đan nhau;
  •         Thực hiện các động tác ép tim được tiến hành theo chiều thẳng đứng như sau: Dùng 2 tay chống ép thăng bằng với trọng lượng cơ thể, thực hiện theo biên độ ép xuống mỗi lần khoảng 4 – 5cm. Để tim giãn nở thì mỗi lần ép xuống phải thả ra đảm bảo tần số ép tim lý tưởng trong khoảng từ 80 – 100 lần/phút;
  •         Kết hợp xen kẽ hai động tác ép tim và thổi ngạt phải thực hiện xen kẽ theo các chu kỳ hồi sức tim phổi. Mỗi một chu kỳ hồi sức tim phổi phải được thực hiện khoảng 30 lần ép tim, xen kẽ 2 lần thổi ngạt.

Điều trị bằng thuốc

Thuốc cấp cứu ngừng tuần hoàn bộ y tế khuyến cáo cần phải được dùng theo chỉ định của bác sĩ. Tốt nhất người bệnh nên được sử dụng những loại thuốc dưới đây:

 

  •         Adrenalin: được biết đến là một loại thuốc hồi sức cơ bản. Mỗi ngày nên sử dụng một liều cao khoảng 1 – 3mg để tiêm tĩnh mạch, mỗi lần cách nhau 3 – 5 phút/lần, được kết hợp với  biện pháp ép tim. Trường hợp không thể được tiêm tĩnh mạch thì bạn có thể hòa liều gấp đôi là 3 – 6mg trong khoảng 10ml huyết thanh mặn 0,9% sau đó hãy bơm vào khí quản  bằng việc tiêm qua màng giáp nhẫn hay ống nội khí quản rồi bóp bóng thông khí mạnh khoảng 2 – 3 lần. Lưu ý không được tiêm thuốc trực tiếp vào người nạn nhân;
  •         Không tự ý truyền natri cacbonat, nó được thực hiện với trường hợp ngừng tim trên 15 phút hay với trường hợp người bệnh có toan chuyển hóa hoặc tăng kali máu. Nếu dùng cần đảm bảo liều đầu tiên là 1mmol/kg và khoảng 10 phút sau lại 0,5 mmol/kg;
  •         Chỉ nên dùng lidocain 1 – 2mg/kg trường hợp đã dùng adrenalin và thất bại trong chống rung;
  •         Người bệnh chỉ nên bù dịch tĩnh mạch với trường hợp bệnh nhân bị  mất máu hoặc thiếu khối lượng tuần hoàn. Khi đó thì nên dùng huyết thanh mặn 0,9%, không chứa dung dịch đường;
  •         Với trường hợp nhịp chậm hay bị ngộ độc Phospho nên dùng Atropin;
  •         Dùng canxi cho người bệnh bị ngừng tuần hoàn và trước đó bị hạ canxi hoặc bị ngộ độc bởi những chất ức chế canxi hay bị tăng canxi máu;
  •         Với trường hợp nạn nhân nhịp chậm, không đáp ứng với thuốc thì có thể áp dụng kích thích tim bằng máy
  •         Không nên để não bị tụt huyết áp quá lâu, tránh trường hợp bị sốt cao và co giật, và bị tăng đường máu và độ thẩm thấu máu.

Phá rung bằng sốc điện

Rung thất là tình trạng rung lên hỗn loạn của các thớ cơ tim, chúng không còn khả năng tống máu đi nuôi cơ thể đồng thời được coi là ngừng tuần hoàn. Trong khi đó phá rung bằng sốc điện được hiểu là biện pháp sử dụng dòng điện có cường độ lớn nhưng có hiệu điện thế thấp phóng qua trục của tim với mục đích xóa sạch các ổ phát xung hỗn loạn, qua đó sẽ khôi phục lại bình thường tính tự động của hệ thống thần kinh tim.

Theo đó liều sốc điện thông thường là: Lần 1: 120j; lần 2: 150j; lần 3: 200j; lần 4: 200j với bệnh nhân chưa phá được rung thất.

Những thông tin vừa được chia sẻ trên đây về tình trạng cấp cứu ngừng tuần hoàn hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Nếu có băn khoăn nào cần giải đáp thì hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990