Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Pantoprazole 40 mg là thuốc gì? Cách dùng như thế nào?

Cập nhật: 03/05/2022 10:33 | Người đăng: Lường Toán

Trong chuyên mục bài viết ngày hôm nay, thầy cô các Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn giải đáp một số câu hỏi về cách dùng thuốc Pantoprazole 40 mg và những lưu ý khi sử dụng thuốc. Các bạn đừng bỏ lỡ nhé.

Thuốc Pantoprazole 40 mg là thuốc gì? Tác dụng của thuốc như thế nào?

Thuốc Pantoprazole là tên của một loại thuốc về đường tiêu hóa, thành phần chủ yếu là Pantoprazole Hydrochloride. Có 2 loại là Pantoprazole 40mg và 20mg.

Xem thêm:

Thuốc Pantoprazole được bào chế dưới dạng viên nang tan trong ruột, viên nén kháng dịch dạ dày, viên nén bao tan trong ruột, bột pha tiêm truyền tĩnh mạch, bột đông khô pha tiêm, viên nén bao phim tan trong ruột.

Thuốc Pantoprazole có tác dụng điều trị các bệnh về dạ dày và thực quản như trào ngược axit trong dạ dày. Thuốc hoạt động bằng cách làm giảm lượng axit trong dạ dày, đồng thời làm giảm đi các triệu chứng như ợ nóng, ợ chua, khó nuốt và ho kéo dài. Bên cạnh đó thuốc còn đẩy lùi các axit có hại trong dạ dày, ngăn ngừa các bệnh như viêm loét, đường ruột và ung thư thực quản...

Thuốc Pantoprazole chữa trị bệnh về đường tiêu hóa

Cách dùng và liều dùng thuốc Pantoprazole 40 mg như thế nào?

Cách dùng thuốc Pantoprazole 40 mg như sau:

Chú ý: Uống thuốc theo sự chỉ dẫn của các bác sĩ bởi liều lượng và thời gian sử dụng được tính trên tình trạng sức khỏe của người bệnh.

  • Với viên nén: Uống trực tiếp với nước. Việc nghiền nát hay nhai thuốc sẽ phá hủy các tính năng của thuốc, giảm bớt hiệu quả.
  • Với thuốc dạng hạt nhỏ: Dùng thuốc 30 phút trước bữa ăn hàng ngày.

Cách uống:

Bước 1: Trộn hạt với siro táo( bắt buộc), không được trộn với thức ăn và nước hay chất lỏng khác, không nhai hoặc nghiền nát.

Bước 2: Rắc hạt vào 1 thìa cà phê siro táo và nuốt ngay, sau đó uống 1 ngụm nước. Hoặc trộn 1 thìa cà phê siro táo với hạt thuốc trong 1 cốc nhỏ rồi khuấy đều, uống và nuốt ngay. Sau đó tráng cốc bằng nước, uống nốt phần còn lại cho hết.

Lưu ý:

  • Không được pha trước hỗn hợp thuốc cho lần dùng tiếp theo.
  • Với cách dùng thuốc thông qua ống nối với dạ dày: Thực hiện đúng theo chỉ dẫn của các bác sĩ.
  • Dùng thuốc liên tục không tự ý dừng khi chưa có chỉ định của các bác sĩ, ngay cả khi cơ thể khỏe hơn.
  • Dùng cùng 1 thời điểm mỗi ngày.

Liều dùng thuốc Pantoprazole 40mg đúng nhất

Liều dùng thuốc Pantoprazole 40mg phải được thực hiện theo chỉ định của các bác sĩ tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Nếu không được kê đơn, hãy uống theo chỉ dẫn dưới đây:

Đối với người mắc bệnh viêm ăn mòn thực quản:

  • Điều trị bệnh loét thực quản: Mỗi ngày 1 lần, mỗi lần 40mg, duy trì liên tục trong 8 tuần. Ngoài ra, nếu 8 tuần đầu bệnh chưa dứt hẳn, hãy uống tiếp 8 tuần tiếp theo. Nếu không khỏi, hãy đi thăm khám để tìm được phương pháp điều trị thích hợp hơn.
  • Đối với bệnh nhân bị viêm ăn món thực quản: Mỗi ngày 1 lần 40mg Pantoprazole.

Đối với người lớn mắc chứng bệnh trào ngược dạ dày:

  • Với liều uống: Mỗi ngày 1 lần 40mg Pantoprazole, điều trị rong vòng 8 tuần, và duy trì thêm 8 tuần nếu đợt trị liệu đầu tiên không hiệu quả. Sự an toàn và hiệu quả chưa được kiểm chứng sau 16 tuần điều trị
  • Với liều tiêm: mỗi ngày 1 lần 40mg Pantoprazole, dùng liên tục từ 7 đến 10 ngày, chủ yếu truyền qua đường tĩnh mạch trong 15 phút. Nếu bệnh nhân có thể dùng bằng đường uống thì dừng truyền theo đường tĩnh mạch.

Phụ nữ mang thai nên uống Thuốc Pantoprazole khi có chỉ định của bác sĩ

Đối với người lớn bị mắc bệnh loét tá tràng:

Mỗi ngày 1 lần uống Pantoprazole 40mg, cứ sau 12 tuần lại tăng liều, tối đa lên đến 120mg, trong 28 tuần. Với liều trị liệu này, rất nhiều bệnh nhân đã sử dụng hiệu quả lên đến 94% sau 4 đến 8 tuần.

Đối với người lớn mắc bệnh loét dạ dày:

Mỗi ngày 1 lần, mỗi lần uống 40mg

Đối với người lớn bị nhiễm Helicobacter Pylori:

  • Điều trị theo liệu pháp Triple:

Dùng 40mg Pantoprazole chia 2 lần mỗi ngày, duy trì sử dụng trong vòng 7 ngày. Tiếp theo nâng lên 40mg ngày 1 lần duy trì đến ngày 28 . Với liệu pháp này có thể diệt khuẩn lên đến 95%

  • Điều trị theo liệu pháp Quadruple:

Sử dụng 40mg Pantoprazole chia mỗi ngày 2 lần, dùng liên tục trong 7 ngày, dùng kết hợp bismuth subcitrate và tetracycline ngày 4 lần và metronidazole 200 mg ba lần mỗi ngày và 400 mg trước khi đi ngủ

Đối với người lớn mắc hội chứng Zollinger – Ellison:

  • Uống: 40mg chia mỗi ngày 2 lần, dùng tối đa mỗi ngày 240mg. cần điều trị duy trì trong 2 năm.
  • Tiêm: cứ sau 12 giờ truyền 80mg, trong vòng 15 phút

Đối với người lớn mắc viêm loét dạ dày do stress:

  • Với loét chảy máu do stress: chia 80mg 2 lần mỗi ngày, trong thời gian 15 phút, với tối đa 240mg, chia làm 3 liều
  • Với loét xuất huyết điều trị dự phòng: Tiêm tĩnh mạch liều cao 80mg, 3 ngày tiếp theo dùng liên tục 8mg/giờ

Đối với người lớn bị mắc bệnh dự phòng loét chảy máu do stress :

Chia đều 80mg Pantoprazole 2 lần mỗi ngày, truyền trong 15 phút. Khi sử dụng liều tối đa 240mg thì chia làm 3 liều với liều lượng bằng nhau.

Đối với bệnh nhân loét dạ dày tái xuất huyết điều trị dự phòng sau khi cầm máu:

Tiêm tĩnh mạch liều cao 80mg, trong 3 ngày tiếp theo truyền liên tục 8mg/ giờ, sau đó việc điều trị có thể được tiếp tục với liều uống PPI.

Các tác dụng phụ của thuốc Pantoprazole

Uống thuốc Pantoprazole có thể gây ra nhiều tác dụng phụ

Trong quá trình điều trị bệnh về dạ dày thực quản bằng Pantoprazole, có thể gây nên chứng nhức đầu hoặc tiêu chảy nhẹ. Ngoài ra còn có thể gặp một số biểu hiện như: buồn nôn, đau bụng trên, phát ban, ngứa…

Một vài trường hợp gặp tác dụng phụ như viêm tĩnh mạch huyết khối và phù nề, sốt…nhưng rất hiếm gặp

Người bệnh trong quá trình sử dụng nếu gặp bất kỳ các triệu chứng nào khác hãy liên hệ ngay với các bác sĩ nhé.

Những lưu ý trước và trong khi dùng thuốc Pantoprazole

  • Phụ nữ có thai và trẻ em chưa có nghiên cứu về tác dụng cũng như tác hại. Do vậy cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng loại thuốc Pantoprazole này.
  • Báo cho bác sĩ biết những loại thuốc bạn đang dùng để điều chỉnh, những loại thực phẩm dị ứng và tình trạng sức khỏe ( bao gồm những bệnh khác mà bạn đang phải chịu)
  • Khuyến nghị dùng dạng tiêm khi đang dùng đường uống là không thích hợp.
  • Khi sử dụng thấy bất kỳ triệu chứng bất thường nào cần báo ngay với các bác sĩ.

Trên đây là những thông tin tổng quan và thuốc Pantoprazole 40mg chữa bệnh gì, hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn . Nếu bạn còn băn khoăn thắc mắc nào, hãy để thông tin và câu hỏi bên dưới nhé. Chúc các bạn nhiều sức khỏe!

Thông tin hữu ích khác
thuoc-ha-sot-cho-nguoi-lon Các loại thuốc hạ sốt cho người lớn hiệu quả Dược sĩ cần biết Cảm cúm, sốt, viêm họng, ... là những căn bệnh thông dụng nhất và cũng dễ bị mắc phải nhất. Người dược sĩ cần nắm được những loại thuốc có công... thuoc-ha-sot-dut-hau-mon-cho-tre Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ dùng như thế nào an toàn? Thuốc hạ sốt đút hậu môn cho trẻ khá quen thuộc với các bố mẹ, được sử dụng trong một số trường hợp quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm... thuoc-ha-sot-cho-tre-so-sinh Các Loại Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả Trẻ sơ sinh thường hay bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng việc vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh với biểu hiện nóng hâm hấp thì... thuoc-omeprazole-delayed-release-su-dung-nhu-the-nao Omeprazole Delayed Release là thuốc gì? Sử dụng như nào? Omeprazole được sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị kích ứng thực quản do trào ngược dạ dày. Ngoài ra nó còn được dùng để điều trị loét dạ... thuoc-esomeprazole-than-duoc-dieu-tri-cac-trieu-chung-benh-ly-da-day Thuốc Esomeprazole là thuốc gì? Tác dụng phụ như thế nào? Trong số những loại thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày hiện nay thì Esomeprazole là sản phẩm thuốc phổ biến, hiệu quả điều trị cao và khá thông... thuoc-esomeprazole-co-tac-dung-gi-luu-y-ve-cach-dung-lieu-dung-an-toan Thuốc Esomeprazol Stada 40mg: Cách dùng, liều dùng an toàn Thuốc Esomeprazole khá quen thuộc với những người đang điều trị bệnh lý do tăng axit dạ dày bao gồm: trào ngược dạ dày, thực quản, viêm dạ dày,...
Xem thêm >>



0899 955 990