Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Những thông tin cần biết về vacxin thủy đậu

Cập nhật: 13/11/2019 11:18 | Người đăng: Lường Toán

Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo nên tiêm phòng Vacxin thủy đậu để phòng tránh bệnh một cách hiệu quả. Vậy có những loại Vacxin thủy đậu nào, trường hợp cần phải tiêm Vacxin thủy đậu và cần phải lưu ý những thông tin gì khi tiêm Vacxin thủy đậu? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những vấn đề này thông qua bài viết sau đây.


Vacxin thủy đậu là một loại Vacxin sống đã được giảm độc lực, giúp cơ thể tạo được sức đề kháng tự nhiên đối với bệnh thủy đậu

Vacxin thủy đậu là một loại Vacxin sống đã được giảm độc lực, giúp cơ thể tạo được sức đề kháng tự nhiên đối với bệnh thủy đậu. Vacxin thủy đậu có dạng đông khô của vi rút Varicella, đây chính là loại vi rút gây ra bệnh thủy đậu.

Các loại Vacxin thủy đậu

Hiện nay có 2 loại Vacxin thủy đậu đang được sử dụng chính là:

  • Vacxin Varicella: do hãng Green Cross, Hàn Quốc sản xuất và được tiêm 1 liều 0.5mL duy nhất.
  • Vacxin Varivax: do hãng Merck Sharp & Dohme, Hoa Kỳ sản xuất và được tiêm 2 liều 0.5mL/liều, mỗi liều cách nhau 4-8 tuần.

Lịch tiêm phòng vacxin thủy đậu

Đối với từng đối tượng khác nhau sẽ có lịch tiêm phòng vacxin thủy đậu khác nhau. Cụ thể lịch tiêm vacxin thủy đậu đối với từng đối tượng như sau:

  • Đối với trẻ từ 12 đến 18 tháng tuổi: 1 mũi.
  • Đối với trẻ từ 19 tháng tuổi đến 13 tuổi và chưa từng mắc bệnh thủy đậu: 1 mũi
  • Những trẻ trên 13 tuổi và người lớn chưa mắc bệnh thủy đậu: 2 mũi, mỗi mũi cách nhau khoảng 4-8 tuần.
  • Đối với phụ nữ đang có kế hoạch sinh con sẽ cầm phải tiêm phòng vacxin thủy đậu trước khi dự định mang thai khoảng 3-5 tháng (5 tháng với vắc-xin Varivax và 3 tháng với vắc-xin Varicella)

Những trường hợp cần phải tiêm phòng vacxin thủy đậu

  • Những người bị viêm phế quản nặng hoặc bị chứng thận hư đang phải sử dụng thuốc ACTH hay Corticosteroids để điều trị bệnh.
  • Những người chưa từng mắc bệnh thủy đậu hoặc có nguy cơ bị lây nhiễm cao.
  • Những người bị suy giảm hay nghi ngờ bị suy giảm hệ thống miễn dịch.
  • Những người mắc bệnh liên quan đến bạch hầu như bạch hầu cấp tính.
  • Đối với những người đang làm việc trong ngành Y tế thường xuyên phải tiếp xúc nhiều với người bệnh.
  • Những người đã từng tiêm vacxin thủy đậu nhưng có nguy cơ mắc bệnh cao.
  • Những người sống ở trong một môi trường đông đúc, khép kín như: ký túc xá, khu tập thể, bệnh viện, trường học. Tiêm phòng vắc xin thủy đậu sẽ có thể giảm thiểu khả năng bệnh lây lan.


Những trường hợp nào không nên tiêm vắc xin thủy đậu?

Những trường hợp không nên tiêm vắc xin thủy đậu

Bên cạnh những đối tượng cần phải tiêm phòng vắc xin thủy đậu để bảo vệ thật tốt sức khỏe của mình thì cũng có những đối tượng tuyệt đối không nên tiêm vắc xin thủy đậu vì có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Vậy những trường hợp nào không nên tiêm vắc xin thủy đậu?

  • Bị suy giảm miễn dịch tế bào.
  • Đang bị sốt hoặc nổi ban, có dấu hiệu dị ứng.
  • Có tiền sử dị ứng với bất kỳ một thành phần nào của vắc xin thủy đậu
  • Có tiền sử bị co giật trong khoảng 1 năm trước khi tiêm vắc xin
  • Những người bị rối loạn chức năng gan, thận, mắc các bệnh về tim mạch, các bệnh về máu hoặc những căn bệnh có diễn biến bất thường.
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc dự định có thai trong khoảng 2 tháng.
  • Suy giảm hệ thống miễn dịch.
  • Đã từng tiêm một loại vắc xin dạng sống khác trong vòng 1 tháng trước khi tiêm vắc xin thủy đậu.
  • Mắc một số căn bệnh liên quan đến bạch cầu như u lympho ác tính, bạch cầu tế bào lympho T, bạch cầu tủy cấp. Những bệnh nhân đang được điều trị bệnh bạch cầu ở giai đoạn tấn công, hệ thống miễn dịch bị ức chế mạnh do xạ trị.

Phản ứng phụ của vắc xin thủy đậu

Trong một số trường hợp sau khi tiêm phòng vắc xin thủy đậu có thể gặp phản ứng phụ. Cụ thể những phản ứng phụ có thể gặp phải là:

  • Trên toàn cơ thể có biểu hiện sốt, ngứa và phát ban.
  • Tại vị trí tiêm có thể bị sưng đau, ngứa, tụ máu, tấy đỏ, nổi cục cứng.
  • Trong khoảng từ 1-3 tuần sau khi tiêm vắc xin thủy đậu, trẻ em và cả người lớn có thể sẽ bị sốt và nổi phát ban. Đây là một phản ứng hết sức thông thường và sẽ nhanh chóng biến mất. Đối với trường hợp có nguy cơ cao mắc phản ứng phụ với vắc-xin sẽ có triệu chứng sốt, kèm theo các nốt sần hoặc phát ban dạng phỏng nước, phản ứng thường xảy ra trong vòng 2 - 4 tuần sau khi tiêm.
  • Trong một số ít trường hợp còn có thể bị xuất huyết, chảy máu cam hoặc bị chảy máu ở lớp niêm mạc của miệng.

Khi tiêm phòng vắc xin thủy đậu cần phải lưu ý những điều gì?

  • Đối với phụ nữ đang ở trong độ tuổi sinh nở sẽ cần phải kiêng cữ ít nhất 3 tháng sau khi tiêm phòng.
  • Phụ nữ đang cho con bú cần thận trọng khi tiêm vắc-xin vì có khả năng virus được bài tiết vào sữa mẹ.
  • Trong khoảng 6 tuần sau khi tiêm phòng nên gạn chế tiếp xúc cùng với những người có khả năng cao bị lây nhiễm bệnh thủy đậu như phụ nữ đang mang thai, người bị suy giảm hệ miễn dịch, trẻ sơ sinh có mẹ chưa từng bị mắc bệnh thủy đậu.
  • Trong và sau khi tiêm phòng khoảng 1 ngày cần phải nghỉ ngơi và giữ gìn sạch sẽ vị trí tiêm phòng.
  • Khi thấy xuất hiện những biểu hiện sốt, co giật cần phải nhanh chóng đến trung tâm y tế gần nhất để được theo dõi và có biện pháp khắc phục kịp thời.

Chủ động tiêm phòng vắc xin phòng bệnh thủy đậu chính là một cách để bảo vệ sức khỏe của mình cũng như những người xung quanh một cách an toàn và hiệu quả nhất, đồng thời tiêm vắc xin cũng hạn chế được sự lây truyền bệnh cho những người xung quanh.

Trên đậu chính là những thông tin quan trọng về vắc xin thủy đậu mà bạn đọc cần phải nắm được. Hy vọng những kiến thức này sẽ thực sự hữu ích đối với các bạn!

Nguồn: Cao đẳng Phạm Ngọc Thạch tổng hợp

Thông tin hữu ích khác
nganh-y-duoc Ngành Y Dược là gì? Những điều cần biết về ngành Y Dược Y Dược luôn được xem là một ngành học danh giá, hấp dẫn số lượng thí sinh lớn trước ngưỡng của lựa chọn ngành nghề, tuy nhiên không phải ai cũng... marketing-duoc-la-gi Marketing Dược là gì? Tại sao cần Marketing Dược? Theo làn sóng cạnh tranh trên thị trường mức đầu tư các hoạt động Marketing Dược ngày càng tăng trong thời gian qua. Vậy thực chất Marketing Dược... cac-dang-bao-che-thuoc Phân loại các dạng bào chế thuốc phổ biến hiện nay Trong ngành Dược, các dạng bào chế thuốc có vai trò quan trọng giúp việc đảm bảo hiệu quả điều trị và tiện dụng cho người dùng. Dưới đây là tổng... gsp-trong-nganh-duoc-la-gi GSP trong ngành Dược là gì? Các nguyên tắc tiêu chuẩn GSP Thông tư 36/2018/TT-BYT được Bộ Y Tế ban hành ngày 22/11/2018 áp dụng đối với các kho bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần tuân thủ tiêu... cac-tu-viet-tat-trong-nganh-duoc Danh sách các từ viết tắt trong ngành Dược sinh viên cần nắm Các từ viết tắt trong ngành Dược được sử dụng tương đối phổ biến. Chắc hẳn không ít lần các bạn thắc mắc về các ký hiệu trên đơn thuốc, hộp... y-si-va-dieu-duong Sự khác nhau giữa Y sĩ và Điều dưỡng là gì? Giải đáp chi tiết Hiện nhiều người vẫn hay lầm tưởng công việc của Y sĩ đa khoa và Điều dưỡng đều gọi chung là Y tá. Thực chất đây là hiểu lầm, trong bài viết hôm...
Xem thêm >>



0899 955 990