Top
Đăng ký xét tuyển Online Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bệnh thiếu máu lên não nên ăn gì?

Cập nhật: 12/11/2019 11:11 | Người đăng: Lường Toán

Phần lớn dân số thế giới hiện nay đang gặp phải một vấn đề rất nghiêm trọng với sức khỏe chính là thiếu máu lên não. Chính vì thế, rất nhiều người thường quan tâm tới vấn đề bệnh thiếu máu lên não nên ăn gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những vấn đề này để xây dựng một thực đơn ăn uống khoa học có lợi nhất đối với sức khỏe.


Bệnh thiếu máu lên não nên ăn gì?

Thiếu máu lên não hay còn được gọi là thiểu năng tuần hoàn máu não. Bệnh thiếu máu não sẽ khiến cho lượng oxy và dưỡng chất cung cấp cho não bị giảm gây ra ảnh hưởng tới cấu trúc cùng với chức năng hoạt động của não bộ.

Bệnh thiếu máu lên não sẽ có những tác động trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương, gây tình trạng rối loạn giấc ngủ, giảm trí nhớ, giảm khả năng tư duy cùng với rất nhiều biến chứng khác có thể xảy ra như nhồi máu não, đột quỵ…

Nguyên nhân gây thiếu máu não

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng thiếu máu não, một số nguyên nhân phổ biến nhất chính là:

  • Co mạch máu
  • Dị tật bẩm sinh
  • Chèn ép thành động mạch từ phía ngoài
  • Máu đông gây cản trở dòng tuần hoàn máu
  • Thoái hóa đốt sống cổ
  • Xơ vữa động mạch

Triệu chứng của bệnh thiếu máu não

Khi mắc bệnh thiếu máu não, người bệnh thường xuất hiện những triệu chứng mơ hồ rất khó để phát hiện được cho đến khi bệnh có diễn biến nặng hơn, gây ra những ảnh hưởng nặng nề mới có thể phát hiện. Sau đây chính là những triệu chứng thường gặp nhất:

  • Đau đầu: Tình trạng đau đầu có thể khu trú hoặc lan rộng, khi suy nghĩ hoặc vận động thì cường độ của những cơn đau sẽ tăng lên.
  • Giảm khả năng nghe, ù tai
  • Hoa mắt, giảm thị lực
  • Chóng mặt: những cơn chóng mặt bất ngờ xảy ra sẽ gây ra tình trạng mất thăng bằng khiến người bệnh bị té ngã.
  • Rối loạn cảm giác và vận động: nhức mỏi, tê bì tay chân, khả năng vận động bị suy yếu.

Cách phòng ngừa bệnh thiếu máu não

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày cùng có ảnh hưởng rất lớn tới căn bệnh thiếu máu lên não. Chính vì thế, hãy xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng, kết hợp một cách hợp lý giữa các loại thực vật và động vật.

  • Cung cấp cho cơ thể đầy đủ những chất tham gia tạo máu: vitamin B12, folat, magie, chất đạm, sắt, vitamin C…
  • Thực phẩm giàu nitrate: rau diếp (xà lách), rau chân vịt (bó xôi)...
  • Thực phẩm giàu polyphenols: đậu, hạt, trà, ca cao…
  • Thực phẩm giàu omega 3: cá tuyết, cá hồi, cá mòi, cá trích, tảo biển…
  • Hạn chế sử dụng đồ ăn nhanh, mỡ động vật, những loại thực phẩm chế biến sẵn, các chất phụ gia thực phẩm hay những loại đồ uống có chứa cồn.

Cùng với một chế độ ăn uống khoa học, chúng ta cũng cần phải thường xuyên luyện tập thể dục. Tiến hành kiểm tra sức khỏe theo định kỳ để sàng lọc và phát hiện sớm những bệnh lý nguy hiểm. Tránh làm việc gắng sức và nghỉ ngơi hợp lý. Hạn chế tình trạng thay đổi thân nhiệt đột ngột.


Tiến hành kiểm tra sức khỏe theo định kỳ để sàng lọc và phát hiện sớm những bệnh lý nguy hiểm

Những loại thực phẩm có tác dụng cải thiện tuần hoàn não

Trên thực tế, có rất nhiều loại thực phẩm mà chúng ta ăn uống hàng ngày có tác dụng cải thiện hệ tuần hoàn, tăng lượng máu cung cấp cho não. Sau đây là một số nhóm thực phẩm mà các bạn có thể tham khảo.

Nhóm thực phẩm giàu đạm, sắt

  • Lòng đỏ trứng gà: Chất đạm ở trong lòng đỏ trứng gà có giá trị sinh học rất cao, giàu canxi, sắt, photpho cùng với rất nhiều loại vitamin có vai trò rất quan trọng trong quá trình tạo máu.
  • Hải sản: Các loại hải sản có chứa nguồn kẽm, sắt, vitamin B12 và các axit amin rất dồi dào giúp đẩy nhanh quá trình sản sinh các tế bào hồng cầu, giúp cho cơ thể tránh được tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, tăng cường lưu thông máu và cung cấp đầy đủ lượng oxy cần thiết cho não bộ.
  • Cá hồi: Trong cá hồi có chứa axit béo không no cùng với những khoáng chất như: kali, canxi, kẽm, photpho và các vitamin A, B6, B12, D… có tác dụng rất tốt cho hoạt động của não bộ.
  • Thịt bò: giàu đạm, sắt, vitamin B2, B6 và B12 những chất này có tác dụng rất tốt trong việc thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào hồng cầu, cung cấp lượng oxy cần thiết cho các tế bào của cơ thể, đồng thời giúp cho cơ thể tăng cường hệ miễn dịch.

Nhóm thực phẩm giàu sắt và vitamin

  • Bông cải xanh có chứa nhiều chất xơ, vitamin A, C, sắt và magie.
  • Rau chân vịt: Trong số các loại rau xanh thì đây chính là một đại diện tiêu biểu có chứa nhiều chất sắt, vitamin B12 và axit folic.
  • Rau cần tây: Những axit amin, vitamin và khoáng chất sắt, kẽm trong cần tây có tác dụng rất tốt trong việc tăng tuần hoàn máu.
  • Bí ngô: chứa nhiều vitamin C, sắt, canxi, carotene, protein, kẽm
  • Lựu: Giàu vitamin C, canxi, magie… có vai trò rất quan trọng trong quá trình chống oxy hóa, tăng cường hấp thụ sắt và tham gia vào quá trình tạo máu.
  • Cà rốt: giàu beta-carotene, vitamin C, D, A, B, E, axit folic và kali, sắt, canxi,magie, photpho giúp cho cơ thể tăng cường sự trao đổi chất và lưu thông máu rất hiệu quả.
  • Nho đen khô: Hàm lượng vitamin C và chất sắt có trong nho đen khô có tác dụng tăng cường khả năng hấp thụ sắt, từ đó làm tăng hemoglobin tạo máu.
  • Dâu tây và quả mâm xôi: Giàu kẽm, cacbohydrate, folate, chất xơ cùng với hàm lượng vitamin C cùng với chất chống oxy hóa sẽ giúp cho cơ thể tăng cường khả năng hấp thụ sắt, đồng thời nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể.
  • Quả mận: Trong mận có chứa chất xơ, các khoáng chất cùng với lượng vitamin khá dồi dào, có tác dụng rất tốt trong việc loại bỏ những gốc tự do gây hại cho cơ thể và ngăn ngừa bệnh rất hiệu quả.

Trên đây chính là những thông tin tư vấn về những loại thực phẩm tốt với những người mắc bệnh thiếu máu não để các bạn đọc có thể giải đáp được thắc mắc “Bệnh thiếu máu não nên ăn gì?” Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết sau đây sẽ giúp cho các bạn có thể xây dựng được một chế độ ăn uống khoa học tốt nhất đối với sức khỏe của mình. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe!

Nguồn: Cao đẳng Y Dược HCM tổng hợp

Thông tin hữu ích khác
benh-thuy-dau-can-kieng-an-gi Bệnh thủy đậu cần kiêng ăn gì? Nên ăn gì khi bị thủy đậu? Bệnh thủy đậu cần kiêng ăn gì? Bệnh thủy đậu tuy không phải là bệnh nguy hiểm, thế nhưng nếu không biết điều trị đúng cách sẽ rất dễ để lại sẹo.... bien-chung-thuy-dau-nhu-the-nao-cach-phong-ngua-benh-thuy-dau-hieu-qua Bệnh thủy đậu: Dấu hiệu nhận biết, Biến chứng, Cách phòng Bệnh thủy đậu có thể xảy ra bất kỳ ai, không phân biệt giới tính độ tuổi. Mặc dù đây là bệnh lành tính nhưng nếu như không được điều trị đúng cách... ung-thu-da-co-nguy-hiem-khong-co-chua-duoc-khong Ung thư da có nguy hiểm không? Có chữa được không? Ung thư da là một trong những bệnh lý thường gặp ở mọi đối tượng và mọi lứa tuổi. Vậy ung thư da có nguy hiểm không có chữa được... ho-khac-ra-mau-la-benh-gi-co-nguy-hiem-khong Ho khạc ra máu là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Ho khạc ra máu là tình trạng  khạc ra máu từ đường hô hấp dưới thanh quản, đây là một bệnh lý khá phổ biến. Nếu không được điều trị dứt điểm kịp... vitamin-k-co-tac-dung-gi-nen-an-gi-de-bo-sung-vitamin-k-cho-co-the Vitamin K có tác dụng gì? Nên ăn gì để bổ sung Vitamin K? Vitamin K có tác dụng gì? Nên ăn gì để bổ sung Vitamin K cho cơ thể? Câu hỏi này nhận được khá nhiều sự quan tâm của các... tuyet-chieu-so-huu-mai-toc-dai-chi-voi-cach-goi-dau-bang-b1 Cách gội đầu bằng B1 - Tuyệt chiêu sở hữu mái tóc dài Sở hữu mái tóc dài, mềm mượt là mong muốn của bất kỳ chị em phụ nữ. Trong bài viết này sẽ chỉ ra 4 nguyên nhân khiến mái tóc của bạn bị rụng nhiều....
Xem thêm >>



0899 955 990