Bệnh dại là một bệnh vô cùng nguy hiểm, thường gặp ở những chú chó. Hiện nay vẫn chưa có thuốc chữa bệnh dại mà mới chỉ có thuốc phòng ngừa. Do vậy việc tìm hiểu thông tin về người bị chó dại cắn để biết cách xử lý là điều thật sự cần thiết.
Thông tin cần biết về chó dại
Chó dại là những con chó bị mắc bệnh dại. Nó thường có những biểu hiện phát bệnh dại như tấn công và cắn người, có nguy cơ dẫn đến tử vong và lan truyền virus dại. Chó dại thực sự nguy hiểm và là mối nguy lớn cho người và các động vật khác.

Phân biệt chó dại qua hai biểu hiện lâm sàng như thể dại điên cuồng và thể dại câm ( bại liệt hoặc im lặng). Tuy nhiên trên thực tế thì có nhiều con chó dại có cả hai dấu hiệu lâm sàng trên. Thời gian đầu nó sẽ có biểu hiện điên cuồng, bị kích động nhưng sau đó sẽ chuyển sang ức chế và bại liệt. Theo cách nhìn nhận khác thì chó dại có tính tình không bình thường, hay thay đổi, dễ kích động chạy rông và cắn xe lung tung.
Thông thường virus dại có chứa trong nước bọt và được lây từ động vật sang người qua những vết cắn, vết xước trên da, tổn thương lớp niêm mạc. Những virus này sau khi đi vào cơ thể, nó thường nhân lên tại vết thương từ vài giờ cho đến vài tuần, rồi di chuyển đến các mút thần kinh cảm giác và vận động của hệ thần kinh ngoại biên. Cuối cùng nó di chuyển đến hệ thần kinh trung ương, dẫn đến tử vong ở cả người và động vật.
Tham khảo thêm:
Người bị chó dại cắn bao lâu thì phát bệnh?
Sau khi bị chó dại cắn, những con virus dại sẽ ủ bệnh từ 2 – 8 tuần, cũng có thể kéo dài đến một năm. Thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào tình trạng nặng nhẹ của các vết thương, vị trí bị thương và lượng virus từ chó dại sang người. Trường hợp người bệnh bị cắn ở cổ, mặt thì sẽ phát bệnh sớm hơn, có thể sau 10 ngày.
Để phát hiện sớm những dấu hiệu người bị chó dại cắn, cần lưu ý những biểu hiện dưới đây:
Ban đầu, người bị chó dại cắn sẽ cảm thấy đau nhức tại vết cắn hoặc bị sưng tấy. Những triệu chứng này có thể lan rộng theo hệ thần kinh và hệ thống bạch huyết. Ngoài ra người bệnh còn có thể xuất hiện những triệu chứng khác như: đau đầu, sốt, trằn trọc, lo lắng, ha hét, bồn chồn hoặc chán nản vô cớ.
Về sau, người bệnh có thể xuất hiện tình trạng co thắt, co cứng, run các cơ bao gồm cả cơ mặt. Sự co thắt thanh quản, co thắt hô hấp có thể gây khó thở. Khi bệnh tiến triển nặng hơn khiến người bệnh bị sùi bọt mép, sợ ánh sáng và sợ gió.
Khi phát triển đến giai đoạn liệt, người bệnh bắt đầu liệt ở 1 đến 2 chi rồi lan dần lên trên. Có thể bị kích thích quá độ trở lên dữ tợn, hoặc hung bạo. Do vậy người bệnh thường có những hành vi không bình thường như chống lại người xung quanh, cơ thể suy sụp rất nhanh rơi vào tình trạng hôn mê, ngất và chết.
Những lưu ý với người bị chó dại cắn: Người bệnh nên kiêng đến gần đám ma. Bởi đám ma có tiếng kèn, trống, tiếng người khóc inh ỏi rất dễ khiến thần kinh người bệnh bị kích thích. Người bị chó dại cắn sẽ phát bệnh nhanh chóng, rất khó kiểm soát hành vi hoặc bị tử vong.
Người bị chó dại cắn nên xử lý ra sao?
Theo thầy cô Trường Cao Đẳng Y Dược TPHCM, Với những bệnh nhân bị chó dại cắn, ngay lập tức cần phải xử lý vết thương bằng cách rửa vết thương bằng xà phòng đặc và nước muối 0,9%. Sau đó dùng cồn để sát khuẩn vết thương. Trong một vài trường hợp đặc biệt có thể cắt lọc vết thương nhưng không cần khâu ngay. Chỉ nên khâu những trường hợp đã bị cắn quá 3 ngày để phòng ngừa sự phát triển của virus.

Việc sát khuẩn vết thương còn ngăn ngừa bội nhiễm và giảm tối thiểu lượng virus dại xâm nhập vào bên trong cơ thể. Sau đó cần đưa bệnh nhân đến trung tâm y tế gần nhân để thăm khám và điều trị dự phòng bằng vacxin dại hoặc kháng huyết.
Với những trường hợp dưới đây, cần phải ngay lập tức đi tiêm vac xin dại và huyết thanh kháng dại:
- Khi nghi ngờ chó cắn là chó dại hoặc đang lên cơn dại
- Vết cắn sâu và nguy hiểm
- Vết cắn ở những vị trí nguy hiểm như ở mặt, cổ, đầu những bộ phận nhiều dây thần kinh hoặc bộ phận sinh dục dù chỉ là một vết cắn nhẹ.
Ngoài ra, người bệnh cần phải theo dõi những biểu hiện của súc vật cắn người trong vòng từ 1 đến 2 tuần để phát hiện những dấu hiệu bệnh dại. Súc vật sau khi cắn người sẽ bộc phát những triệu chứng dại sau 5 – 7 ngày như thay đổi tính tình, dễ bị kích động, bị liệt, thậm chí chết.
Những lưu ý trong việc chữa người bị chó dại cắn: Trong dân gian thường lưu truyền các phương pháp như bôi dầu gió, tỏi, uống thuốc nam, dầu xanh…. Những phương pháp này chưa được nghiên cứu trong việc loại trừ virus dại cho người bị chó cắn mà chỉ có tác dụng giúp nhanh lành vết thương, giảm đau. Do vậy khi có những dấu hiệu người bị chó dại cắn thì cần phải điều trị tại các cơ sở chuyên khoa bằng phương pháp đặc hiệu để đảm bảo tính mạng cho người bệnh.
Bên cạnh những phương pháp chữa cho người bị chó dại cắn thì bạn có thể phòng tránh bằng những vacxin có khả năng miễn dịch mạnh. Tuy nhiên những phương pháp này ít được áp dụng bởi nó rất tốn kém, thường được chỉ định dùng với những người trong nghề như thú y, chăn nuôi, lâm nghiệp…
Với những thông tin người bị chó dại cắn được kể trên, hi vọng các bạn đã biết cách xử lý và điều trị kịp thời. Những kiến thức này sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho chính mình và gia đình. Các bạn đừng quên theo dõi những bài viết được cập nhật trong chuyên mục tiếp theo để có cách chăm sóc sức khỏe tốt nhé.