Top
Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Bệnh dại: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách phòng ngừa

Cập nhật: 16/07/2024 17:39 | Người đăng: Lường Toán

Bệnh dại khá quen thuộc ở nước ta hiện nay. Virus dại tồn tại chủ yếu ở nước dãi chó mèo lây truyền từ nước bọt động vật sang người qua vết thương cắn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến não và dây thần kinh. Việc phát hiện sớm biểu hiện bệnh chó dại sẽ giúp bạn có cách điều trị kịp thời.

Bệnh dại là gì?

Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm do Virus gây ra, hầu hết các trường hợp sẽ tử vong khi xuất hiện các triệu chứng.

Ở Việt Nam, bệnh dại gây tới hơn 70 ca tử vong mỗi năm và hầu hết các trường hợp này là do bị chó dại cắn.

Nguyên nhân dẫn đến bị dại

Bệnh dại do virus Lyssavirus, thuộc họ Rhabdoviridae gây ra, lây truyền qua nước bọt của động vật bị dại. Bệnh lây truyền chủ yếu qua vết cắn hoặc vết thương hở do tiếp xúc với động vật bị nhiễm. Một vài trường hợp, nước bọt của động vật bị nhiễm có thể bị nhiễm qua mắt, miệng hoặc mũi.

Xem thêm về Bị chó dại phải làm gì? Cần kiêng những gì?

Bệnh dại phát triển như thế nào?

Sau khi virus dại xâm nhập vào cơ thể sẽ phát triển ở lớp mô trong cùng dưới da (hay còn được gọi là lớp mô dưới da) hoặc từ cơ bắp đến các dây thần kinh ngoại biên.

Có nghĩa là: Các dây thần kinh trong cơ thể nằm bên ngoài tủy sống hoặc não). Virus di chuyển dọc theo dây thần kinh đến tủy sống với não với tốc độ ước tính khoảng 12 - 24mm mỗi ngày.

Người bị nhiễm Virus dại sẽ có những thay đổi về hành vi và dấu hiệu lâm sàng nếu virus xâm nhập đến não.

Bệnh chó dại cắn có những biểu hiện gì?
Bệnh chó dại cắn có những biểu hiện gì?

Xem thêm về 

Bị chó cắn có sao không?

Thông thường thì bị chó cắn không gây nhiều nguy hiểm nhưng nếu con chó mang trong mình mầm bệnh dại thì những vết cắn đấy rất nguy hiểm. Chỉ cần những tổn thương ngoài da cũng có thể khiến người bị chó dại cắn bị lây bệnh dại.

 

Biểu hiện bệnh dại như thế nào?

Người bị chó dại cắn nếu không được tiêm phòng có thể bị phát dại sau 3 đến 6 tháng tùy vào vị trí bị cắn. Biểu hiện bệnh chó dại cắn khác nhau qua các thời kỳ:

  • Thời gian ủ bệnh: được tính từ khi bị chó dại cắn đến khi phát bệnh, thời kỳ này duy nhất để cứu sống người bệnh. Khi đó dấu hiệu bệnh chó dại cắn chỉ có duy nhất một vết cắn hoặc vết thương trên da bị nhiễm nước bọt của động vật chứa virus dại. Bệnh nhân bị chó dại cắn cần phải đi khám và tiêm phòng bệnh dại và điều tốt nhất.
  • Thời kỳ tiền triệu: Đây là những dấu hiệu ban đầu trước khi bị phát bệnh dại. Người bệnh có những thay đổi về tính tình và hành vi. Cụ thể là những triệu chứng lo lắng, có cảm giác ngứa hoặc đau tại vị trí bị cắn. Ở giai đoạn này, người bệnh đã quên đi việc bị chó hay động vật dại cắn
  • Thời kỳ phát bệnh dại sẽ có hai thể chính là: Thể viêm não và thể liệt.

Với thể viêm não: Ban đầu người bệnh có cảm giác dị cảm nơi bị cắn, cảm giác bồn chồn mất ngủ. Sau đó người bệnh xuất hiện trạng thái bị kích thích, sợ gió, sợ nước.

Bệnh có thể tiến triển đến mức không thể uống được nước, xuất hiện những cơn co thắt hầu họng khi uống nước hoặc khi thấy gió. Thậm chí người bệnh còn có thể nghe thấy tiếng gió thổi, nước chảy.

Một trong những triệu chứng bệnh chó dại cắn là bệnh nhân thường xuyên khạc nhổ do họ tăng tiết nước bọt nhưng không thể nuốt được.

Ngoài ra, người bệnh chó dại cắn còn có đồng tử trong mắt bị giãn nên nhìn mắt bệnh nhân sáng long sòng sọc, xuất hiện cơn co thắt hầu họng tự nhiên, xuất tinh tự nhiên và tử vong trong vòng 1 tuần kể từ khi phát bệnh.

Với thể liệt: Thể liệt thường gặp ở những bệnh nhân bị chó dại cắn đã tiêm phòng Vacxin nhưng tiêm khá muộn, lúc này Virus đã xâm nhập đến não để gây bệnh. Người bệnh có biểu hiện sợ nước, sợ gió.

Thời gian đầu, người bệnh thường bị đau nhiều ở vùng cột sống, sau đó bị liệt chi dưới, rối loạn vòng cơ rồi liệt chi trên. Những tổn thương này lan tới hành não có những biểu hiện liệt thần kinh sọ, ngừng thở, ngừng tim và tử vong.

Bệnh chó dại cắn có chữa được không?

Khi bị chó dại cắn thì thời gian ủ bệnh được xem là duy nhất để cứu sống người bệnh. Theo đó, bệnh nhân cần phải được đi thăm khám và tiêm phòng Vacxin càng sớm càng tốt. 

Còn với những trường hợp bệnh dại phát triển thì hầu hết là không có biện pháp nào cứu chữa được. Thay vào đó, người nhà cần giữ cho bệnh nhân luôn cảm thấy thoải mái, không bị đau đớn về thể xác và khó chịu về cảm xúc.

Tiêm phòng khi bị chó dại cắn là cách tốt nhất phòng bệnh
Tiêm phòng khi bị chó dại cắn là cách tốt nhất phòng bệnh

Khi chăm sóc bệnh nhân cần tránh những tiếp xúc về nước bọt của người bệnh với vết thương, và tránh để bệnh nhân cắn bằng cách sử dụng các thiết bị y tế cá nhân.

Hãy giữ cho bệnh nhân trong căn phòng yên tĩnh, ánh sáng dịu, tránh tiếng ồn, không khí lạnh sẽ tăng khả năng co giật, co thắt.

Để kiểm soát các cơn co thắt cơ bắp và dễ bị kích thích nên dùng thuốc an thần với diazepam, 10mg cách nhau 4 - 6 giờ và bổ sung chlorpromazine 50 sắt 100g hoặc morphin tiêm tĩnh mạch. 

Người bệnh bị co thắt ở hầu họng nên không thể nuốt thức ăn. Thay vào đó với chất lỏng nên được truyền theo đường tĩnh mạch.

Cách xử lý khi bị chó dại cắn

Với những nguy hiểm từ bệnh dại được chia sẻ ở trên, các bạn cần biết cách  xử lý ngay khi bị chó cắn để hạn chế những tác động từ bệnh như:

Cách xử lý vết thương khi bị chó dại cắn

Vết thương dù nông hay sâu hay ở vị trí nào cũng cần phải ngay lập tức được rửa với xà phòng trong vòng 10 - 15 phút. Nếu không có sẵn xà phòng thì hãy xả nước vào vết thương.

Sau đó hãy làm sạch vết thương bằng rượu ethanol 70% rồi đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và tiêm phòng.

Lưu ý: Không nên dùng các bài thuốc dân gian, thuốc nam hay những mẹo khử trùng như bột ớt, nước ép thực vật, kiềm hay axit. 

Theo dõi động vật gây ra vết thương

Động vật gây vết thương cần phải được theo dõi ít nhất 7 ngày, không được làm thịt, hoặc để bị bắt. Nếu động vật có những thay đổi về hành vi như: hung dữ hơn, nước dãi chảy nhiều, sủa nhiều hoặc sắp chết thì cần đưa bệnh nhân đi tiêm phòng càng sớm càng tốt.

Trong quá trình theo dõi động vật, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Tránh xa tất cả thức uống có cồn như thuốc lá, rượu bia, cà phê...Tăng cường chế độ dinh dưỡng hợp lý không cần phải kiêng khem.
  • Không sử dụng thuốc bôi, các loại thuốc nam. lá đắp lên vết thương khi chưa có chỉ định của các bác sĩ trước khi dùng
  • Tiêm Vacxin phòng ngừa Virus dại phát triển.

Những thông tin vừa được các thầy cô Cao Đẳng Y Dược TPHCM chia sẻ trên đây nhằm giúp các bạn tìm hiểu về bệnh chó dại cắn có những biểu hiện và cách chữa như thế nào? Nếu có bất kỳ thắc mắc nào trong bài viết này thì bạn hãy để lại comment bên dưới để được giải đáp nhé.

Thông tin hữu ích khác
gcp-la-gi GCP là gì? 13 nguyên tắc tiêu chuẩn GCP trong ngành Dược Ngành Dược đang sử dụng các công nghệ tiên tiến nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cũng như tối ưu hóa quản lý dược phẩm, các quy định GCP do... gpp-la-gi GPP là gì? Tiêu chuẩn GPP trong ngành Dược như thế nào? GPP là từ thường hay được nhắc đến trong ngành Y dược, là tiểu chuẩn quan trọng mà nhà thuốc cần tuân theo khi muốn đưa nhà thuốc vào hoạt động.... chuc-danh-nghe-nghiep-y-te Xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp y tế cần điều kiện gì? Bộ Y tế vừa ban hành quy định mới về tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành Y, Dược, Dân số. Cùng tìm... glp-la-gi GLP là gì? Vai trò của GLP trong ngành Dược GLP là một trong các tiêu chuẩn quan trọng mà bất kỳ nhà sản xuất hay doanh nghiệp thuốc đều cần tuân thủ. Vậy thực chất GLP là gì? Vai trò của... nganh-to-chuc-va-quan-ly-y-te Ngành Tổ chức và Quản lý Y tế là gì? Ra trường làm gì? Trong bối cảnh hiện nay ngành Y tế đang phát triển nhanh chóng tạo ra rất nhiều cơ hội việc làm. Vậy ngành Tổ chức và Quản lý y tế là gì? Ra... mach-nhanh-la-bieu-hien-cua-benh-gi-co-nguy-hiem-khong Mạch nhanh là biểu hiện của bệnh gì? Có nguy hiểm không? Mạch nhanh chính là tình trạng mạch đập bất thường gây ra tình trạng đánh trống ngực, hồi hộp trong vào vài giây hoặc thậm chí là vài phút. Mạnh...
Xem thêm >>



0899 955 990