Ngứa là hiện tượng rất dễ gặp phải, do một số nguyên nhân như bị côn trùng cắn, do vi khuẩn sinh sôi, hoặc cũng có thể do da quá khô. Để khắc phục được tình trạng ngứa hai ống chân thì người bệnh cần phải tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh.
Theo thầy cô các Trường Cao Đẳng Dược TP Hồ Chí Minh, ngứa hai ống chân chủ yếu do những bệnh ngoài da thông thường. Bên cạnh đó còn những biểu hiện bệnh lý khác, người bệnh không nên chủ quan trong việc thăm khám và phát hiện những nguyên nhân gây nên bệnh.
Tham khảo thêm:
- Đi bộ có những tác dụng gì cho sức khỏe?
- Trẻ lắc đầu khi ngủ có sao không? Cần làm gì để hạn chế tình trạng này
1. Ngứa hai bọng chân là bệnh gì?
1.1. Do bệnh lý về thận
Thận là một cơ quan có chức năng lọc các chất thải và chất độc ra ngoài cơ thể. Khi cơ quan này bị ảnh hưởng thì các chất thải không được bài tiết hết ra bên ngoài. Biểu hiện đầu tiên với người bị bệnh thận dù nặng hay nhẹ cũng đều bị ngứa da, trong đó bao gồm bị ngứa hai ống chân. Ngoài ra với những người mắc bệnh thận mãn tính thì ngứa còn tăng lên dữ dội. Bởi những chất độc khi không được đào thải ra bên ngoài sẽ bị ngấm vào máu và gây ngứa.
1.2. Chức năng gan bị rối loạn
Cũng như cơ quan thận, gan cũng là một cơ quan cần thiết cho cơ thể giúp tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nếu như bạn thấy cơ thể bị ngứa khắp người mà không rõ nguyên nhân thì rất có thể, đây là những dấu hiệu của bệnh gan. Khi bị rối loạn chức năng gan, mật bị ứ đọng và axit hóa ngấm vào máu, gây nên những tổn thương nghiêm trọng trên da. Đặc biệt là ngứa hai ống chân.
1.3. Bệnh tuyến giáp
Một trong những biểu hiện của bệnh tuyến giáp đó chính là ngứa khắp người trong đó có hai bọng chân. Bệnh tuyến giáp bao gồm suy giáp hay nhược giáp là do chức năng của tuyến giáp suy giảm. Còn loại thứ 2 là cường giáp do hoạt động của tuyến giáp quá mức. Đây là một căn bệnh nội tiết cần phải điều trị lâu dài. Sư thay đổi nội tiết của bệnh tuyến giáp cũng rất dễ khiến cho nhiều bệnh nhân gặp phải những triệu chứng ngứa ngáy. Một trong số những vị trí đó là ngứa hai cẳng chân
1.4. Bệnh viêm da cơ địa
Đây được coi là bệnh viêm da mạn tính, thường xuất hiện ở trẻ em nhưng cũng có thể gặp ở người lớn, gây nên tổn thương da khô kèm theo ngứa ngáy khó chịu. Khi bệnh nhân gãi nhiều khiến cho da bị chầy xước, dày lên và ngày càng ngứa dữ dội ở cẳng chân và các vị trí khác. Người bệnh cần phải có những biện pháp khắc phục kịp thời để giảm thiểu tình trạng này.
Ngoài những nguyên nhân gây ngứa hai ống chân kể trên thì bệnh quá nhiều chất Hemoglobin trong máu hay ung thư Hogkin cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng này.
2. Cần làm gì khi bị ngứa hai ống chân
Khi thấy những dấu hiệu ngứa hai ống chân do bệnh lý trong cơ thể gây nên lâu ngày không khỏi, người bệnh cần nhanh chóng được đưa đến viện thăm khám và có những phương pháp điều trị đúng đắn và kịp thời. Tuyệt đối không nên tùy tiện mua thuốc bên ngoài để uống hoặc để bôi. Vì mỗi nguyên nhân gây bệnh lại có phương pháp xử lý khác nhau. Nếu điều trị không đúng cách không những không khỏi bệnh còn gây nguy hiểm đến sức khỏe.
Ngoài ra khi thấy ngứa hai ống chân do bị dị ứng da bên ngoài thì cần phải thực hiện những điều sau đây:
- Khi thấy ngứa da xuất hiện những nốt mẩn đỏ thì bạn hãy lấy một miếng vải sạch thấm nước lạnh rồi đắp lên nốt mẩn ngứa. Việc làm này sẽ giúp cho da giảm bớt được các triệu chứng ngứa trên da.
- Không nên gãi ngứa quá mạnh khiến cho vết xước của bệnh nhân ngày càng trở lên trầm trọng hơn.
- Trường hợp da bị dị ứng do dùng mỹ phẩm hoặc thực phẩm thì người bệnh cần phải ngưng sử dụng ngay. Bởi nếu càng tiếp tục dùng thì các triệu chứng ngứa càng trở lên nặng nề hơn.
- Không nên tắm và gội đầu bằng nước quá nóng hoặc sữa tắm có chất tẩy rửa mạnh khiến cho da bị khô ráp và bong tróc.
- Nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc biệt là uống nhiều nước và cung cấp Vitamin C
- Không nên dùng thực phẩm gây nóng trong người, đồ ăn nhiều dầu mỡ, hải sản tôm, cua cá, trứng, sữa, thịt…thực phẩm có thể gây dị ứng. Tuyệt đối tránh xa rượu, bia, thuốc lá…Những thực phẩm này có khả năng kích ứng da khiến tình trạng bệnh trở lên nguy hiểm hơn.
- Có nhiều phương pháp điều trị bằng thuốc Tây y, thuốc Đông Y hoặc các bài thuốc dân gian, thuốc kháng Histamin. Tuy nhiên, người bệnh cần phải tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng cho an toàn và mang lại hiệu quả cao.
- Dùng kem dưỡng ẩm da, kem chống nắng để giúp da không bị kích ứng khi thời tiết thay đổi.
Những thông tin về ngứa hai ống chân trên đây hi vọng sẽ giúp tất cả mọi người có được kinh nghiệm hữu ích trong việc chữa bệnh. Nếu có những thắc mắc nào liên quan đến bài viết này, comment câu hỏi bên dưới để được giải đáp nhé.